duyanh
10-04-2021, 12:09 PM
Mỹ: Hàng nghìn người tuần hành đòi quyền phá thai khắp cả nước
https://www.youtube.com/watch?v=CchwkrZqAz8
Ba Lan: Cuộc chiến về phá thai
Hàng chục nghìn người đã tổ chức các cuộc biểu tình khắp 50 bang của Hoa Kỳ để ủng hộ quyền được phá thai.
Họ phản đối một luật mới của Texas hạn chế một cách trầm trọng việc tiếp cận phá thai ở tiểu bang này.
Những người ủng hộ quyền được lựa chọn (pro choice) trên khắp nước Mỹ lo sợ rằng quyền hiến pháp có thể bị thụt lùi lại.
Trong những tháng tới đây, Tòa án Tối cao sẽ xét xử một vụ án có thể lật ngược vụ Roe v Wade - phán quyết năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Phán quyết của tòa án dựa trên quyết định rằng quyền của phụ nữ chấm dứt thai kỳ thuộc quyền tự do lựa chọn cá nhân trong các vấn đề gia đình được bảo vệ bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ .
Ở Washington DC, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Tòa án Tối cao, cầm những tấm biển viết "Hãy hợp pháp hóa việc phá thai".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/05B3/production/_120795410_abortionmarchreuters.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/05B3/production/_120795410_abortionmarchreuters.jpg)
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức từ đây ở Los Angeles, bờ tây, đến Washington DC, bờ đông
Cuộc tuần hành khởi đầu bị hàng chục người biểu tình chống đối làm gián đoạn. "Trên tay các ngươi là máu của những đứa trẻ vô tội!" Một người đàn ông hét lên, nhưng tiếng của anh ta bị tiếng hò reo và tiếng vỗ tay của đám đông át đi, tờ Washington Post đưa tin.
Một phụ nữ tham gia cuộc tuần hành nói cô có mặt để ủng hộ quyền được lựa chọn của phụ nữ.
Robin Horn nói với hãng tin Reuters: "Dù tôi chưa bao giờ phải đối mặt với việc lựa chọn này, nhưng có rất nhiều phụ nữ và chính phủ cũng như nam giới không có quyền ý kiến gì khi nói đến thân thể của chúng tôi."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11601/production/_120796117_f4e4c1fb-9e00-4565-8b9b-e7ad96f857de.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11601/production/_120796117_f4e4c1fb-9e00-4565-8b9b-e7ad96f857de.jpg)
Các cuộc biểu tình được tổ chức bởi chính những người đứng sau sự kiện thường niên Tuần hành Phụ nữ - cuộc mít tinh đầu tiên thu hút hàng triệu người biểu tình, một ngày sau lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2017.
Rachel O'Leary Carmona, giám đốc điều hành của Tuần hành Phụ nữ, nói: "Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời cho tất cả những người cùng chí hướng trên khắp đất nước".
"Nhiều người trong chúng tôi lớn lên với ý nghĩ rằng phá thai nên được hợp pháp hóa và tất cả chúng ta đều nên được tiếp cận dịch vụ này", bà nói thêm. "Nhìn thấy điều này với nguy cơ rất thực tế đã là thời khắc của sự tỉnh thức."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/53D3/production/_120795412_abortiontexasreuters.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/53D3/production/_120795412_abortiontexasreuters.jpg)
Nhiều phụ nữ đã tham gia cuộc biểu tình ở Texas, vài tuần sau khi việc phá thai bị coi là bất hợp pháp
Tại bang New York, Thống đốc Kathy Hochul đã phát biểu tại hai cuộc mít tinh.
"Tôi phát chán và mỏi mệt vì phải đấu tranh cho quyền được phá thai", bà nói. "Đó là luật đã được quy định trong nước và quý vị sẽ không thể tức thì tước bỏ quyền đó khỏi chúng tôi, không phải bây giờ và sẽ không bao giờ".
Một trong những cuộc biểu tình khác như ở Austin, Texas, nơi cơ quan lập pháp của bang vào ngày 1 tháng 9 đã ban hành luật cấm việc bỏ thai sau khi phát hiện ra tim thai - theo ngôn ngữ của các nhà vận động chống phá thai.
Cái gọi là Đạo luật Nhịp tim hay Nhịp tim thai nhi cho phép bất kỳ công nhân nào cũng có quyền kiện các bác sĩ thực hiện thủ thuật phá thai khi thai đã quá sáu tuần. Những người ủng hộ nói rằng mục đích là để bảo vệ thai nhi.
Các chính trị gia ở một số bang khác do Đảng Cộng hòa nắm phần lớn cũng đang xem xét về các hạn chế tương tự.
Các nhóm nhân quyền đã yêu cầu Tòa án Tối cao chặn luật của Texas, nhưng các thẩm phán đã ra phán quyết 5-4 phản lại điều này.
Vào ngày 1 tháng 12, tòa án sẽ xét xử một vụ mang tính thách thức đối với lệnh cấm phá thai sau tuần thứ 15 của thai kỳ ở Mississippi.
Phán quyết có thể ảnh hưởng đến phán quyết mang tính cột mốc Roe v Wade năm 1973, vốn bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ cho đến khi thai nhi chưa thể tồn tại bên ngoài tử cung, thường là vào tam cá nguyệt thứ 1 - ba tháng đầu của thai kỳ, khi thai được 28 tuần.
BBC
https://www.youtube.com/watch?v=CchwkrZqAz8
Ba Lan: Cuộc chiến về phá thai
Hàng chục nghìn người đã tổ chức các cuộc biểu tình khắp 50 bang của Hoa Kỳ để ủng hộ quyền được phá thai.
Họ phản đối một luật mới của Texas hạn chế một cách trầm trọng việc tiếp cận phá thai ở tiểu bang này.
Những người ủng hộ quyền được lựa chọn (pro choice) trên khắp nước Mỹ lo sợ rằng quyền hiến pháp có thể bị thụt lùi lại.
Trong những tháng tới đây, Tòa án Tối cao sẽ xét xử một vụ án có thể lật ngược vụ Roe v Wade - phán quyết năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên toàn quốc. Phán quyết của tòa án dựa trên quyết định rằng quyền của phụ nữ chấm dứt thai kỳ thuộc quyền tự do lựa chọn cá nhân trong các vấn đề gia đình được bảo vệ bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ .
Ở Washington DC, những người biểu tình tuần hành đến tòa nhà Tòa án Tối cao, cầm những tấm biển viết "Hãy hợp pháp hóa việc phá thai".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/05B3/production/_120795410_abortionmarchreuters.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/05B3/production/_120795410_abortionmarchreuters.jpg)
Các cuộc biểu tình đã được tổ chức từ đây ở Los Angeles, bờ tây, đến Washington DC, bờ đông
Cuộc tuần hành khởi đầu bị hàng chục người biểu tình chống đối làm gián đoạn. "Trên tay các ngươi là máu của những đứa trẻ vô tội!" Một người đàn ông hét lên, nhưng tiếng của anh ta bị tiếng hò reo và tiếng vỗ tay của đám đông át đi, tờ Washington Post đưa tin.
Một phụ nữ tham gia cuộc tuần hành nói cô có mặt để ủng hộ quyền được lựa chọn của phụ nữ.
Robin Horn nói với hãng tin Reuters: "Dù tôi chưa bao giờ phải đối mặt với việc lựa chọn này, nhưng có rất nhiều phụ nữ và chính phủ cũng như nam giới không có quyền ý kiến gì khi nói đến thân thể của chúng tôi."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11601/production/_120796117_f4e4c1fb-9e00-4565-8b9b-e7ad96f857de.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11601/production/_120796117_f4e4c1fb-9e00-4565-8b9b-e7ad96f857de.jpg)
Các cuộc biểu tình được tổ chức bởi chính những người đứng sau sự kiện thường niên Tuần hành Phụ nữ - cuộc mít tinh đầu tiên thu hút hàng triệu người biểu tình, một ngày sau lễ nhậm chức của cựu Tổng thống Donald Trump vào năm 2017.
Rachel O'Leary Carmona, giám đốc điều hành của Tuần hành Phụ nữ, nói: "Đây là một khoảnh khắc tuyệt vời cho tất cả những người cùng chí hướng trên khắp đất nước".
"Nhiều người trong chúng tôi lớn lên với ý nghĩ rằng phá thai nên được hợp pháp hóa và tất cả chúng ta đều nên được tiếp cận dịch vụ này", bà nói thêm. "Nhìn thấy điều này với nguy cơ rất thực tế đã là thời khắc của sự tỉnh thức."
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/53D3/production/_120795412_abortiontexasreuters.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/53D3/production/_120795412_abortiontexasreuters.jpg)
Nhiều phụ nữ đã tham gia cuộc biểu tình ở Texas, vài tuần sau khi việc phá thai bị coi là bất hợp pháp
Tại bang New York, Thống đốc Kathy Hochul đã phát biểu tại hai cuộc mít tinh.
"Tôi phát chán và mỏi mệt vì phải đấu tranh cho quyền được phá thai", bà nói. "Đó là luật đã được quy định trong nước và quý vị sẽ không thể tức thì tước bỏ quyền đó khỏi chúng tôi, không phải bây giờ và sẽ không bao giờ".
Một trong những cuộc biểu tình khác như ở Austin, Texas, nơi cơ quan lập pháp của bang vào ngày 1 tháng 9 đã ban hành luật cấm việc bỏ thai sau khi phát hiện ra tim thai - theo ngôn ngữ của các nhà vận động chống phá thai.
Cái gọi là Đạo luật Nhịp tim hay Nhịp tim thai nhi cho phép bất kỳ công nhân nào cũng có quyền kiện các bác sĩ thực hiện thủ thuật phá thai khi thai đã quá sáu tuần. Những người ủng hộ nói rằng mục đích là để bảo vệ thai nhi.
Các chính trị gia ở một số bang khác do Đảng Cộng hòa nắm phần lớn cũng đang xem xét về các hạn chế tương tự.
Các nhóm nhân quyền đã yêu cầu Tòa án Tối cao chặn luật của Texas, nhưng các thẩm phán đã ra phán quyết 5-4 phản lại điều này.
Vào ngày 1 tháng 12, tòa án sẽ xét xử một vụ mang tính thách thức đối với lệnh cấm phá thai sau tuần thứ 15 của thai kỳ ở Mississippi.
Phán quyết có thể ảnh hưởng đến phán quyết mang tính cột mốc Roe v Wade năm 1973, vốn bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ cho đến khi thai nhi chưa thể tồn tại bên ngoài tử cung, thường là vào tam cá nguyệt thứ 1 - ba tháng đầu của thai kỳ, khi thai được 28 tuần.
BBC