giahamdzui
10-01-2021, 10:42 PM
Mỹ và Philippines thảo luận tương lai Hiệp ước Phòng thủ chung, Trung Quốc lo lắng
https://s.rfi.fr/media/display/767ff5c4-22a3-11ec-a09f-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/2021-09-30T070618Z_1689847990_RC270Q9I8XHR_RTRMADP_3_PHILI PPINES-USA-DEFENCE.webp (https://s.rfi.fr/media/display/767ff5c4-22a3-11ec-a09f-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/2021-09-30T070618Z_1689847990_RC270Q9I8XHR_RTRMADP_3_PHILI PPINES-USA-DEFENCE.webp)
(Ảnh minh họa) - Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và đồng nhiệm Philippines Delfin Lorenzana bắt tay sau cuộc gặp song phương tại căn cứ quân sự Aguinaldo, thành phố Quezon, Manila, Philippines, ngày 30/07/2021. REUTERS - POOL
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines ngày 30/09/2021 cho biết các giới chức quân sự Mỹ và Philippines bắt đầu các cuộc đàm phán về tương lai Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) giữa hai nước, nhân dịp 70 năm ký kết văn bản này. Sự việc có thể sẽ khiến Bắc Kinh lo lắng.
Trong một đoạn vidéo đăng trên diễn đàn thảo luận những vấn đề có liên quan đến hiệp ước này, lãnh đạo quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana cho biết mục tiêu của cuộc đàm phán lần này là nhằm tìm kiếm một số đồng thuận về tương lai hiệp ước. Văn bản có thể sẽ bị bãi bỏ, thay thế hay sửa đổi sau nhiều thập niên. Đây là hiệp ước liên minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á.
AP nhắc lại hiệp ước Phòng thủ chung được ký kết năm 1951. Hoa Kỳ và Philippines cùng cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công. Giới chức Mỹ nhiều lần bảo đảm với người đồng nhiệm Philippines rằng sẽ tôn trọng các nghĩa vụ trong hiệp ước nếu các lực lượng, tầu chiến và máy bay Philippines bị tấn công tại Biển Đông, kể cả bởi Trung Quốc.
Trước khi diễn ra các cuộc thảo luận này, phía Trung Quốc dường như đã tìm cách gây áp lực với Philippines. Cựu đại sứ Trung Quốc đã đến gặp ông Lorenzana nói rằng : « Vui lòng đừng chạm đến MDT, hãy để nó yên như thế ».
Theo lời một nhà ngoại giao Philippines ẩn danh với hãng tin Mỹ AP, Trung Quốc tỏ ra lo lắng về việc Washington và Manila có thể có những sửa đổi hiệp định đe dọa đến an ninh của Bắc Kinh. Chẳng hạn như đôi bên có thể công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đưa ra hồi năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông trên cơ sở lịch sử.
Sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa có phản ứng gì về những phát biểu của bộ trưởng Lorenzana. Trung Quốc trước đó cảnh báo Hoa Kỳ không nên can dự vào điều mà Bắc Kinh cho là một cuộc tranh chấp thuần túy châu Á mà các chính phủ trong khu vực đang tìm cách giải quyết thông qua các cuộc đàm phán.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/767ff5c4-22a3-11ec-a09f-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/2021-09-30T070618Z_1689847990_RC270Q9I8XHR_RTRMADP_3_PHILI PPINES-USA-DEFENCE.webp (https://s.rfi.fr/media/display/767ff5c4-22a3-11ec-a09f-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/2021-09-30T070618Z_1689847990_RC270Q9I8XHR_RTRMADP_3_PHILI PPINES-USA-DEFENCE.webp)
(Ảnh minh họa) - Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin (T) và đồng nhiệm Philippines Delfin Lorenzana bắt tay sau cuộc gặp song phương tại căn cứ quân sự Aguinaldo, thành phố Quezon, Manila, Philippines, ngày 30/07/2021. REUTERS - POOL
Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines ngày 30/09/2021 cho biết các giới chức quân sự Mỹ và Philippines bắt đầu các cuộc đàm phán về tương lai Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) giữa hai nước, nhân dịp 70 năm ký kết văn bản này. Sự việc có thể sẽ khiến Bắc Kinh lo lắng.
Trong một đoạn vidéo đăng trên diễn đàn thảo luận những vấn đề có liên quan đến hiệp ước này, lãnh đạo quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana cho biết mục tiêu của cuộc đàm phán lần này là nhằm tìm kiếm một số đồng thuận về tương lai hiệp ước. Văn bản có thể sẽ bị bãi bỏ, thay thế hay sửa đổi sau nhiều thập niên. Đây là hiệp ước liên minh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á.
AP nhắc lại hiệp ước Phòng thủ chung được ký kết năm 1951. Hoa Kỳ và Philippines cùng cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công. Giới chức Mỹ nhiều lần bảo đảm với người đồng nhiệm Philippines rằng sẽ tôn trọng các nghĩa vụ trong hiệp ước nếu các lực lượng, tầu chiến và máy bay Philippines bị tấn công tại Biển Đông, kể cả bởi Trung Quốc.
Trước khi diễn ra các cuộc thảo luận này, phía Trung Quốc dường như đã tìm cách gây áp lực với Philippines. Cựu đại sứ Trung Quốc đã đến gặp ông Lorenzana nói rằng : « Vui lòng đừng chạm đến MDT, hãy để nó yên như thế ».
Theo lời một nhà ngoại giao Philippines ẩn danh với hãng tin Mỹ AP, Trung Quốc tỏ ra lo lắng về việc Washington và Manila có thể có những sửa đổi hiệp định đe dọa đến an ninh của Bắc Kinh. Chẳng hạn như đôi bên có thể công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye đưa ra hồi năm 2016, bác bỏ những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông trên cơ sở lịch sử.
Sứ quán Trung Quốc tại Manila chưa có phản ứng gì về những phát biểu của bộ trưởng Lorenzana. Trung Quốc trước đó cảnh báo Hoa Kỳ không nên can dự vào điều mà Bắc Kinh cho là một cuộc tranh chấp thuần túy châu Á mà các chính phủ trong khu vực đang tìm cách giải quyết thông qua các cuộc đàm phán.
RFI