PDA

View Full Version : Chiến lược dân chủ cuà BIDEN ĐI VÀO Ổ KIẾN LỬA ĐÔNG NAM Á



giahamdzui
09-28-2021, 11:11 PM
CHIẾN LƯỢC DÂN CHỦ CỦA BIDEN ĐI VÀO Ổ KIẾN LỬA ĐÔNG NAM Á



Chương trình nghị sự về dân chủ của Tổng thống Joe Biden được quảng bá rộng rãi mà thực tế chỉ như một loại lý thuyết suông của những nhân vật thích bốc phét, nhưng, thiếu kỹ năng trong cuộc sống.

- Thứ nhất, có bao nhiêu người trên thế giới tin rằng nước Mỹ đang điều hành bằng các “nguyên tắc dân chủ” khi lá phiếu không do đích thân cử tri được kiểm tra danh tính hợp pháp rồi tự tay bỏ vào thùng phiếu?

Các nhóm tự phong bất cứ tên gì cũng có thể đàn áp, sát hại thường dân, đốt phá công thự, cướp bóc, phá hoại cơ sở kinh tế, đập phá di tích lịch sử? An ninh đường phố không do lực lượng cảnh sát phụ trách mà thuộc quyền của các nhóm “dân sự bạo động”?

- Thứ hai, Lập pháp chỉ huy Hành pháp và Tư Pháp bất chấp mọi quy định “tam quyền phân lập” của Hiến pháp Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, một công cụ duy trì sự ổn định và phát triển của dân tộc suốt từ thời lập quốc.

Dù biết đàn hặc tổng thống đương nhiệm bằng những dữ kiện bóp méo, lập luận thiếu chính xác sẽ không có cơ hội thành công mà Hạ viện dưới cây gậy chỉ huy của Chủ tịch Nancy Pelosi vẫn làm hai lần trong tinh thần đảng phái độc tôn, hành vi độc đoán?

- Thứ ba, nền dân chủ của Hoa Kỳ thời Joe Biden-Kamala Harris giống kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” thì làm sao thuyết phục nước khác xây dựng nền dân chủ thực thụ?

Chính quyền Biden đã điều hành đất nước theo phong cách Barack Obama vì đa số viên chức cao cấp đều xuất thân từ thời Barack Obama-Joe Biden nên nói giỏi mà làm dỡ. Do đó, thành quả trái với ước muốn.

(1) Obama chủ trương xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương mà kết quả Trung Quốc từng bước kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (SCS) và nền kinh tế Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và thế giới ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.

(2) Obama, Hillary cổ xuý cho cách mạng dân chủ Trung Đông đã tạo ra tình trạng chính trị hỗn độn làm nền tảng phát triển cho Hồi giáo cực đoan rồi bỏ của chạy lấy người.

(3) Obama lấy quyền Hành pháp để ký các Thỏa ước Khí hậu Paris (PCA), Thoả ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Quốc Hội không phê chuẩn nên đã chết lâm sàng.

(4) Trung Quốc đang đe dọa tới vai trò siêu cường của Hoa Kỳ và chuẩn bị thay thế. Tổng thống Biden đồng ý cho Nga tiếp tục xây đường ống dẫn khí đốt sang Đức để phân phối trong EU nhằm chứng minh cách giải quyết bằng “ngoại giao”. Tổng thống Donald Trump đã chống đối quyết liệt hợp đồng này vì trái với quyết định trừng phạt Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea năm 2014, và gỡ rối cho nền kinh tế Nga. Cuộc họp mặt tay đôi Biden-Putin chỉ làm cho nhục Hoa Kỳ trong khi Nga và Trung Quốc khắn khít hơn, kể cả chiến lược toàn cầu.

(5) Biden thả Nhậm Vãn Châu như một món quà trước khi gặp Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 vào tháng 10 báo nguy cho sự tái-quật-khởi của Tập đoàn Huawei.

Tổng thống Biden bán món hàng “dân chủ” vào môi trường “quân chủ” Đông Nam Á nên khó thành công.

Đông Nam Á không bị ảnh hưởng dù cho làn sóng dân-chủ-hoá lần thứ ba trên thế giới đã xảy ra sau cuộc “Cách mạng Hoa Cẩm Chướng” tại Bồ Đào Nha vào năm 1974. Chiến tranh Lạnh kết thúc mà Thái Lan vẫn đảo chánh năm 1991 và Cambodia 1997.

Phong trào “Sức mạnh nhân dân” ở Phi Luật Tân ra đời năm 1986, Reformasi ở Indonesia năm 1998 đã làm cho xu hướng dân chủ xói mòn và thụt lùi trong thập niên 2010 ! Myanmar đã tái lập chế độ quân sự, Quân đội Thái Lan chỉ chia sẻ chút ít quyền cho dân sự kể từ sau vụ đảo chánh năm 2014. Phi Luật Tân và Indonesia đang chính-trị-hoá quân sự khi tổng thống dân cử phải dựa vào Quân đội.

Đảng Hành động Nhân dân của Tân Gia Ba (PAP) lần đầu thắng cử vào năm 1959 và độc quyền thực hiện chế độ độc tài kể từ năm 1960 và liên tiếp cầm quyền.

Đảng Cộng sản Việt Nam không còn duy trì nền kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa mà vẫn kiên trì chế độ độc đảng.

Dan Slater thuộc Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ nhận xét; “Mô hình Tân Gia Ba và Việt Nam cũng xảy ra khắp thế giới trong lịch sử cận đại nhờ tập trung vào ổn định hệ thống của họ hơn là làm mất ổn định hoặc định hình lại hệ thống quốc tế”. Do đó Cộng đồng Nhân loại không có lý do lật đổ.

Thế mà, do đầu óc lú lẫn khiến Biden không theo kịp các biến cố trên quả địa cầu nên cứ đặt câu thần chú “dân chủ” lên hàng đầu kèm theo biện pháp mua chuộc khi “ngoại giao” với các nước.

Mối lo của Đông Nam Á

- Thứ nhất, dư luận xôn xao khi Quan hệ Đối tác Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) được công bố từ đầu tháng 9/2021 khi Úc Đại Lợi sẽ có 8 tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử tối tân mua từ Mỹ:

(a) Bắc Kinh sợ cán cân tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử vốn đã nghiêng về phía Mỹ sẽ lệch thêm khi Canberra có lực lượng tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử. Mỹ-Anh-Úc là Lực lượng chính đánh bại Phe Trục (Đức-Ý-Nhật) trong đệ nhị thế chiến.

(b) Indonesia, Malaysia lo ngại về một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử trên Biển Nam Trung Hoa nên Bộ trưởng Quốc phòng Hussein yêu cầu một chuyến làm việc lập tức với Trung Quốc.

(c) Bắc Kinh phản đối AUKUS quyết liệt trên mặt trận tuyên truyền, đồng thời kêu gọi các nước không nên làm con tốt cho Mỹ.

- Thứ hai, do nguy cơ nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan sau khi Taliban nhanh chóng làm chủ A Phú Hãn nên họ cố tránh một cuộc chiến tranh kép: đề phòng chiến tranh Mỹ-Trung, chống Hồi giáo quá khích.

Tình hình các các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á sẽ như thế nào?

- Thứ nhất, duy trì chiến lược “an ninh Mỹ, kinh tế Trung Quốc”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chính thức kêu gọi ASEAN tham gia vào AUKUS và làm nòng cốt cho Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở. Lời kêu gọi này không có kết quả trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump vì các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á không muốn chọn bên.

- Thứ hai, đặt an ninh quốc gia lên hàng đầu mới duy trì được quyền tự quyết dân tộc trên mọi phương diện.

- Thứ ba, sở dĩ Tân Gia Ba phát triển nhanh chóng và vượt bậc so với các láng giềng nhờ hợp tác chặt chẽ về an ninh với Hoa Kỳ, kéo theo lợi ích kinh tế và công nghệ. Lợi tức bình quân đầu người năm 2021 của Tân Gia Ba 62,000 USD so với Hoa Kỳ 66,000 và 11,800 của Trung Quốc và 11,600 của Mã Lai Á và Việt Nam 3,600.

- Thứ tư, áp lực từ Bắc Kinh ngày càng đè nặng lên ASEAN, kể cả các quốc gia duyên hải Đông Nam Á trong mưu đồ thống trị chứ không phải đồng minh hoặc đối tác.

Chọn lựa nào cho ASEAN, đặc biệt các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á?

- Thứ nhất, Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Indonesia nên thấm nhuần bài học của Nhật Bản và Đại Hàn nếu muốn an toàn và phát triển thần tốc.

- Thứ hai, không quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào có thể an toàn nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

- Thứ ba, muốn chống chiến tranh phải chuẩn bị chu đáo mọi phương diện chiến tranh.

- Thứ tư, đồng minh và đối tác phải chia sẻ trách nhiệm tương đối thay vì chỉ biết lợi ích bản thân.

Dại cũng chết, Khôn cũng chết, Biết mới sống.

Đại-Dương