duyanh
09-28-2021, 12:10 PM
Aukus: Cơn giận dữ của người Pháp và hoài niệm về sức mạnh Francophonie
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1F50/production/_95761080_f8de0f54-8848-411f-b5bb-527cf86ba3a9.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1F50/production/_95761080_f8de0f54-8848-411f-b5bb-527cf86ba3a9.jpg)
Tổng thống Emmanuel Macron sắp phải đối mặt với lần tranh cử tới vào năm 2022
Ngày 16/9/2021, hiệp ước quân sự công nghiệp Mỹ Anh Úc (viết tắt là Aukus, ghép tên của ba quốc gia, Australia, United Kingdom, và USA), được công bố, gây ra một rạn nứt giữa các đồng minh phương Tây, đang tìm cách liên minh với nhau để ngăn cản sức mạnh đang lên của Trung Quốc tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.
Cùng việc công bố Aukus (chưa đầy đủ), Úc hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 66 tỷ đô la Mỹ ký với Pháp năm 2016.
Mỹ và Anh sẽ thay Pháp cung cấp tám tàu ngầm nguyên tử cho Úc, quốc gia đang cần phát triển mạnh hải quân để đương đầu với Trung Quốc ở biển Đông và Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Người Pháp nổi giận đùng đùng, gọi Aukus là một hành động "đâm sau lưng đồng minh" (stab in the back, lời ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian), rồi hai vị đại sứ tại Mỹ và Úc bị triệu hồi. Lạ là đại sứ Pháp tại Anh thì không.
Một nhà bình luận Pháp được tờ Le Monde dẫn lời nói rằng khi ta ăn một món ăn dở thì ta mắng gã đầu bếp chứ ai lại mắng anh bồi bàn. Trước đó một chút, ông thủ tướng Anh Boris Johnson nói với báo chí về sự tức giận của người Pháp, bằng tiếng Pháp pha trộn: "Thôi đi các anh để tôi yên" (Donnez moi un break)!
Thoạt tiên, nhiều người thấy ngay cái món lợi khổng lồ 66 tỷ đô la là nguồn cơn của cơn giận thành Paris, nhưng sau đó nhiều người thấy là không phải như vậy, như nhà báo Pháp Louis Raymond viết trên tờ Nikkei Asia Review: "Pháp có thể thu hồi những mất mát ấy qua nhiều kênh khác nhau, kể cả chuyện thưa kiện."
Nhưng điều quan trọng nhất làm người Pháp giận dữ, theo ông Raymond là Aukus phá hỏng cả chiến lược Thái Bình Dương của Pháp.
TS Nguyễn Thành Trung, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Sài Gòn thì nói trên một báo VN rằng người Pháp giận vì cảm thấy bị đồng minh phản bội.
Cuộc ganh đua Anh - Pháp từ mấy trăm năm
Thực ra câu chuyện hục hặc Pháp Anh, Pháp Mỹ,… không phải là lần đầu tiên từ thời… thuộc địa đến nay, nó là một sự cạnh tranh không chỉ về sức mạnh quân sự, mà còn là kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ giữa hai đế quốc thực dân vang bóng một thời, Anh và Pháp.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15044/production/_99848068_p05wsqth.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15044/production/_99848068_p05wsqth.jpg)
Charles de Gaulle phát biểu hồi đầu năm 1963. Ông từng đưa Pháp ra khỏi Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương -Nato và hô hào 'ủng hộ Quebec tự do'
Trong cuộc cạnh tranh đó dường như người Pháp cứ liên tục thua hết keo này đến keo khác. Người Anh may mắn chiếm được ba thuộc địa hoang dã mênh mông, đầy tài nguyên là Canada, Mỹ và Úc, nơi mà con cháu họ dễ dàng lập những quốc gia mới, hùng mạnh và giàu có.
Nhưng may mắn không không đủ, người Anh khôn ngoan hơn, thắng hết những cuộc chiến tranh nóng với người Pháp như tại Quebec, Ấn Độ.
Người Anh còn chứng tỏ họ khôn ngoan hơn nữa trong thời kỳ giải phóng các thuộc địa. Họ không rơi vào những cuộc chiến kéo dài đầy tổn thất như cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt), hay là cuộc chiến Algeria vì họ khôn khéo "trao trả độc lập" cho các thuộc địa Nam Á, Caribê và vẫn giữ mối giao hảo đến nay trong khối Commonwealth. Nhiều nước vẫn coi Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của họ.
Thắng lợi duy nhất của người Pháp, trớ trêu thay lại là việc họ giúp đám thần dân của Hoàng gia Anh ở Bắc Mỹ, nổi loạn thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, để rồi Hiệp Chủng Quốc trở thành đại diện cho nhóm Anglo-Saxon, dần dần lấn lướt ảnh hưởng Pháp trên thế giới.
Từ sau thế chiến thứ hai, nước Mỹ ngày càng có nhiều ảnh hưởng toàn cầu, không những về kinh tế quân sự mà còn văn hóa ngôn ngữ nữa. Và dĩ nhiên, họ dẫn đầu cả cuộc chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa cộng sản toàn cầu.
Người Pháp có lẽ cũng chịu sự dẫn đầu của đám Anglo-Saxon đó nhưng đôi khi họ cũng ấm ức, nhớ về thời huy hoàng ngày xưa mà trở chướng với đồng minh. Nếu ta nhìn lại vài sự kiện cách đây hơn nửa thế kỷ thì họ cũng từng "đâm sau lưng chiến sĩ" (stab in the back) chứ chẳng hiền lành gì.
Giữa cuộc chiến tranh lạnh đang ngày càng căng thẳng, tổng thống Charles de Gaulle của Pháp bay đến Phnom Penh vào năm 1966 ra tuyên bố chống lại sự can thiệp của người Mỹ tại Đông Dương để chống cộng sản.
Cũng trong năm 1966 Pháp rút khỏi Hiệp ước liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) một liên minh chống cộng sản tại châu Âu, điều làm cho Liên Xô vô cùng hoan hỷ.
Một năm sau ông lại bay đến Quebec hô to "Quebec tự do muôn năm" (Vive le Quebec libre), cổ võ phong trào ly khai của tỉnh bang này đòi tách khỏi nước Canada đồng minh. Đồng minh nhưng lại là Anglo-Saxon, chứ không nói tiếng Pháp như Quebec. Phong trào ly khai này vẫn còn âm ỷ đến ngày nay, dù qua mấy lần trưng cầu dân ý thất bại.
Chính sách "chống Mỹ" này của người Pháp phần nào cũng được thể hiện trong cuộc chiến Việt Nam, 1955-1975. Tại miền Bắc Việt Nam, nước Pháp duy trì một phái bộ ngoại giao (delegation diplomatique) tại Hà Nội sau năm 1954.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C938/production/_110021515_gettyimages-56227584.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C938/production/_110021515_gettyimages-56227584.jpg)
Lính thủy trên chiến hạm Redoutable của Pháp. Tàu Redoutable tham chiến ở Trung Quốc và tới Sài Gòn để hỗ trợ chính quyền Pháp xâm chiếm thuộc địa ở Đông Dương cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong khi Anh làm chủ Ấn Độ thì Pháp chiếm được Đông Dương
Tại miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa họ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ làm cho hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1965. Sau hiệp định Paris, 1973, người Pháp mở cả hai toà đại sứ tại Hà Nội và Sài Gòn, mãi đến năm 1975 khi cuộc chiến chấm dứt.
Năm 2003, nước Pháp chống lại cuộc can thiệp vào Iraq do Mỹ dẫn đầu với lý do Iraq nghiên cứu vũ khí hủy diệt. Của đáng tội là lần này thì người Pháp đúng vì chẳng có vũ khí hủy diệt nào được tìm ra.
Song song với thái độ phản kháng như vậy trong lĩnh vực chính trị và quân sự, người Pháp cũng nỗ lực tái lập ảnh hưởng toàn cầu của họ về văn hóa, qua tổ chức La Francophonie, với rất nhiều tiền của được chính phủ chi ra. Tổ chức Francophonie rất cố gắng hoạt động tại những quốc gia từng nói tiếng Pháp như Việt Nam. Hà Nội tổ chức cả một hội nghị thượng đỉnh Francophonie toàn cầu vào năm 1997.
Các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng tham dự các hội nghị tương tự như vậy, dù chẳng mấy vị nói rành rẽ tiếng Pháp. Các trung tâm tiếng Pháp như Alliance Francaise tại Hà Nội, Trung tâm trao đổi văn hóa Pháp tại Sài Gòn, cũng tích cực hoạt động. Các chương trình giảng dạy song ngữ Pháp Việt cũng được mở ra, từ tiểu học cho đến đại học.
Mặc cho những cố gắng như vậy, ảnh hưởng văn hóa Pháp tại Việt Nam không hồi phục được bao nhiêu. Các lớp học tiếng Anh bao giờ cũng đông đúc hơn, đa số thanh thiếu niên Việt Nam nhìn sang nước Mỹ, Anh, Úc, thậm chí cả Singapore (tiếng Anh) để kiếm cơ hội du học, chứ không tìm đến Pháp nhiều bằng, mặc dù học phí ở Pháp có khi được miễn. Các chương trình song ngữ Pháp ở bậc phổ thông ngày càng vắng, có nơi phải đóng cửa.
Hoài niệm về tính văn hóa, đôi khi lãng mạn của La Francophonie không đối địch lại với sức mạnh kinh tế hùng mạnh của khối Anglo-Saxon.
Đó cũng là ý kiến của nhà báo Pháp Louis Raymond, ông viết trên tờ Nikkei rằng nước Pháp không có một sức mạnh kinh tế nào đáng kể, cả ở những nơi mà họ từng là chủ thuộc địa ở Đông Dương.
Sóng biển đã lắng sau vụ Aukus?
Trở lại với câu chuyện tàu ngầm Aukus, sau một vài ngày xáo trộn, báo chí Pháp với mọi khuynh hướng, bình tĩnh trở lại, phân tích câu chuyện trên một góc độ có chiều sâu hơn, đặt nó vào bối cảnh một nước Trung Hoa khác ý thức hệ và lối sống với phương Tây, đang lên và mong muốn thay đổi luật chơi.
Tờ Le Point, khuynh hướng trung tả, viết rằng nước Pháp "lãnh đủ" trong chuyện tàu ngầm là do chuyển dịch rất cương quyết của Mỹ về phía châu Á Thái Bình Dương.
Tờ này nhắc lại lời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói hồi 2016 rằng nước Mỹ nhất định không muốn tương lai của thế giới là Trung Quốc. Le Point ngầm bảo rằng người Pháp đã không hiểu chuyện như vậy mà tránh xa ra bước chân của gã khổng lồ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17B99/production/_120577179_fleet-20210614-ap0017-093.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17B99/production/_120577179_fleet-20210614-ap0017-093.jpg)
Tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh. Có tin nói Úc sẽ tiếp nhận mô hình tàu này hoặc tàu Virginia của Hoa Kỳ
Tờ Le Monde có ảnh hưởng lớn với giới trí thức Pháp chạy tựa: "Khủng hoảng tàu ngầm không phải là chất lượng các con tàu mà là một bước tiến lớn trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung".
Tờ cánh hữu Le Figaro dẫn lời các nhà bình luận cho rằng dù sao, người Pháp cũng cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ về nhiều vấn đề, trong đó có việc chống khủng bố tại sân châu Phi của Pháp.
Sau gần một tuần căng thẳng, tổng thống Joe Biden và người đồng nhiệm Pháp, ông Emmanuel Macron nói chuyện trực tiếp với nhau trong nửa tiếng vào ngày 22/9/2021, đồng ý với nhau rằng hai bên phải tham vấn sâu sắc với nhau.
Vị đại sứ Pháp chuẩn bị lên đường trở lại Washington, còn hai ông Macron và Biden sẽ gặp nhau vào cuối tháng 10 tại châu Âu.
Phóng viên BBC News của Anh từ Washington, Nomia Iqbal viết rằng việc người Mỹ chủ động gọi người Pháp chính là một lời xin lỗi cho việc không tham vấn, mà không phải xin lỗi về chính sách Aukus (an apology to the French for the lack of consultation, but not for the policy itself, Aukus)
Không rõ đằng sau hậu trường, ông Biden có xin lỗi ông Macron hay không, nhưng hầu như cùng lúc với cuộc điện đàm Mỹ Pháp, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản TQ chạy tựa một cách xách mé và kích động: "Liệu Pháp có rút ra khỏi NATO không sau cú bị đâm sau lưng như thế?
" Vì điều Trung Quốc thực sự lo ngại là có một Nato châu Á đang hình thành.
Pháp đã trở lại Nato vào năm 2009, và ngay cả trong cơn giận dữ, vẫn chưa thấy người Pháp nào lên tiếng đòi rút ra khỏi khối quân sự này.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Hoà từ San Jose, California, Hoa Kỳ. Bài trích thuật các báo Le Figaro, Le Monde, Le Point, Nikkei Asia Review, Tuổi Trẻ và Global Times.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1F50/production/_95761080_f8de0f54-8848-411f-b5bb-527cf86ba3a9.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1F50/production/_95761080_f8de0f54-8848-411f-b5bb-527cf86ba3a9.jpg)
Tổng thống Emmanuel Macron sắp phải đối mặt với lần tranh cử tới vào năm 2022
Ngày 16/9/2021, hiệp ước quân sự công nghiệp Mỹ Anh Úc (viết tắt là Aukus, ghép tên của ba quốc gia, Australia, United Kingdom, và USA), được công bố, gây ra một rạn nứt giữa các đồng minh phương Tây, đang tìm cách liên minh với nhau để ngăn cản sức mạnh đang lên của Trung Quốc tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương.
Cùng việc công bố Aukus (chưa đầy đủ), Úc hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 66 tỷ đô la Mỹ ký với Pháp năm 2016.
Mỹ và Anh sẽ thay Pháp cung cấp tám tàu ngầm nguyên tử cho Úc, quốc gia đang cần phát triển mạnh hải quân để đương đầu với Trung Quốc ở biển Đông và Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Người Pháp nổi giận đùng đùng, gọi Aukus là một hành động "đâm sau lưng đồng minh" (stab in the back, lời ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian), rồi hai vị đại sứ tại Mỹ và Úc bị triệu hồi. Lạ là đại sứ Pháp tại Anh thì không.
Một nhà bình luận Pháp được tờ Le Monde dẫn lời nói rằng khi ta ăn một món ăn dở thì ta mắng gã đầu bếp chứ ai lại mắng anh bồi bàn. Trước đó một chút, ông thủ tướng Anh Boris Johnson nói với báo chí về sự tức giận của người Pháp, bằng tiếng Pháp pha trộn: "Thôi đi các anh để tôi yên" (Donnez moi un break)!
Thoạt tiên, nhiều người thấy ngay cái món lợi khổng lồ 66 tỷ đô la là nguồn cơn của cơn giận thành Paris, nhưng sau đó nhiều người thấy là không phải như vậy, như nhà báo Pháp Louis Raymond viết trên tờ Nikkei Asia Review: "Pháp có thể thu hồi những mất mát ấy qua nhiều kênh khác nhau, kể cả chuyện thưa kiện."
Nhưng điều quan trọng nhất làm người Pháp giận dữ, theo ông Raymond là Aukus phá hỏng cả chiến lược Thái Bình Dương của Pháp.
TS Nguyễn Thành Trung, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Sài Gòn thì nói trên một báo VN rằng người Pháp giận vì cảm thấy bị đồng minh phản bội.
Cuộc ganh đua Anh - Pháp từ mấy trăm năm
Thực ra câu chuyện hục hặc Pháp Anh, Pháp Mỹ,… không phải là lần đầu tiên từ thời… thuộc địa đến nay, nó là một sự cạnh tranh không chỉ về sức mạnh quân sự, mà còn là kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ giữa hai đế quốc thực dân vang bóng một thời, Anh và Pháp.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15044/production/_99848068_p05wsqth.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/15044/production/_99848068_p05wsqth.jpg)
Charles de Gaulle phát biểu hồi đầu năm 1963. Ông từng đưa Pháp ra khỏi Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương -Nato và hô hào 'ủng hộ Quebec tự do'
Trong cuộc cạnh tranh đó dường như người Pháp cứ liên tục thua hết keo này đến keo khác. Người Anh may mắn chiếm được ba thuộc địa hoang dã mênh mông, đầy tài nguyên là Canada, Mỹ và Úc, nơi mà con cháu họ dễ dàng lập những quốc gia mới, hùng mạnh và giàu có.
Nhưng may mắn không không đủ, người Anh khôn ngoan hơn, thắng hết những cuộc chiến tranh nóng với người Pháp như tại Quebec, Ấn Độ.
Người Anh còn chứng tỏ họ khôn ngoan hơn nữa trong thời kỳ giải phóng các thuộc địa. Họ không rơi vào những cuộc chiến kéo dài đầy tổn thất như cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt), hay là cuộc chiến Algeria vì họ khôn khéo "trao trả độc lập" cho các thuộc địa Nam Á, Caribê và vẫn giữ mối giao hảo đến nay trong khối Commonwealth. Nhiều nước vẫn coi Nữ hoàng Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia của họ.
Thắng lợi duy nhất của người Pháp, trớ trêu thay lại là việc họ giúp đám thần dân của Hoàng gia Anh ở Bắc Mỹ, nổi loạn thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, để rồi Hiệp Chủng Quốc trở thành đại diện cho nhóm Anglo-Saxon, dần dần lấn lướt ảnh hưởng Pháp trên thế giới.
Từ sau thế chiến thứ hai, nước Mỹ ngày càng có nhiều ảnh hưởng toàn cầu, không những về kinh tế quân sự mà còn văn hóa ngôn ngữ nữa. Và dĩ nhiên, họ dẫn đầu cả cuộc chiến tranh lạnh chống lại chủ nghĩa cộng sản toàn cầu.
Người Pháp có lẽ cũng chịu sự dẫn đầu của đám Anglo-Saxon đó nhưng đôi khi họ cũng ấm ức, nhớ về thời huy hoàng ngày xưa mà trở chướng với đồng minh. Nếu ta nhìn lại vài sự kiện cách đây hơn nửa thế kỷ thì họ cũng từng "đâm sau lưng chiến sĩ" (stab in the back) chứ chẳng hiền lành gì.
Giữa cuộc chiến tranh lạnh đang ngày càng căng thẳng, tổng thống Charles de Gaulle của Pháp bay đến Phnom Penh vào năm 1966 ra tuyên bố chống lại sự can thiệp của người Mỹ tại Đông Dương để chống cộng sản.
Cũng trong năm 1966 Pháp rút khỏi Hiệp ước liên phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) một liên minh chống cộng sản tại châu Âu, điều làm cho Liên Xô vô cùng hoan hỷ.
Một năm sau ông lại bay đến Quebec hô to "Quebec tự do muôn năm" (Vive le Quebec libre), cổ võ phong trào ly khai của tỉnh bang này đòi tách khỏi nước Canada đồng minh. Đồng minh nhưng lại là Anglo-Saxon, chứ không nói tiếng Pháp như Quebec. Phong trào ly khai này vẫn còn âm ỷ đến ngày nay, dù qua mấy lần trưng cầu dân ý thất bại.
Chính sách "chống Mỹ" này của người Pháp phần nào cũng được thể hiện trong cuộc chiến Việt Nam, 1955-1975. Tại miền Bắc Việt Nam, nước Pháp duy trì một phái bộ ngoại giao (delegation diplomatique) tại Hà Nội sau năm 1954.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C938/production/_110021515_gettyimages-56227584.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C938/production/_110021515_gettyimages-56227584.jpg)
Lính thủy trên chiến hạm Redoutable của Pháp. Tàu Redoutable tham chiến ở Trung Quốc và tới Sài Gòn để hỗ trợ chính quyền Pháp xâm chiếm thuộc địa ở Đông Dương cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong khi Anh làm chủ Ấn Độ thì Pháp chiếm được Đông Dương
Tại miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa họ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ làm cho hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1965. Sau hiệp định Paris, 1973, người Pháp mở cả hai toà đại sứ tại Hà Nội và Sài Gòn, mãi đến năm 1975 khi cuộc chiến chấm dứt.
Năm 2003, nước Pháp chống lại cuộc can thiệp vào Iraq do Mỹ dẫn đầu với lý do Iraq nghiên cứu vũ khí hủy diệt. Của đáng tội là lần này thì người Pháp đúng vì chẳng có vũ khí hủy diệt nào được tìm ra.
Song song với thái độ phản kháng như vậy trong lĩnh vực chính trị và quân sự, người Pháp cũng nỗ lực tái lập ảnh hưởng toàn cầu của họ về văn hóa, qua tổ chức La Francophonie, với rất nhiều tiền của được chính phủ chi ra. Tổ chức Francophonie rất cố gắng hoạt động tại những quốc gia từng nói tiếng Pháp như Việt Nam. Hà Nội tổ chức cả một hội nghị thượng đỉnh Francophonie toàn cầu vào năm 1997.
Các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam cũng tham dự các hội nghị tương tự như vậy, dù chẳng mấy vị nói rành rẽ tiếng Pháp. Các trung tâm tiếng Pháp như Alliance Francaise tại Hà Nội, Trung tâm trao đổi văn hóa Pháp tại Sài Gòn, cũng tích cực hoạt động. Các chương trình giảng dạy song ngữ Pháp Việt cũng được mở ra, từ tiểu học cho đến đại học.
Mặc cho những cố gắng như vậy, ảnh hưởng văn hóa Pháp tại Việt Nam không hồi phục được bao nhiêu. Các lớp học tiếng Anh bao giờ cũng đông đúc hơn, đa số thanh thiếu niên Việt Nam nhìn sang nước Mỹ, Anh, Úc, thậm chí cả Singapore (tiếng Anh) để kiếm cơ hội du học, chứ không tìm đến Pháp nhiều bằng, mặc dù học phí ở Pháp có khi được miễn. Các chương trình song ngữ Pháp ở bậc phổ thông ngày càng vắng, có nơi phải đóng cửa.
Hoài niệm về tính văn hóa, đôi khi lãng mạn của La Francophonie không đối địch lại với sức mạnh kinh tế hùng mạnh của khối Anglo-Saxon.
Đó cũng là ý kiến của nhà báo Pháp Louis Raymond, ông viết trên tờ Nikkei rằng nước Pháp không có một sức mạnh kinh tế nào đáng kể, cả ở những nơi mà họ từng là chủ thuộc địa ở Đông Dương.
Sóng biển đã lắng sau vụ Aukus?
Trở lại với câu chuyện tàu ngầm Aukus, sau một vài ngày xáo trộn, báo chí Pháp với mọi khuynh hướng, bình tĩnh trở lại, phân tích câu chuyện trên một góc độ có chiều sâu hơn, đặt nó vào bối cảnh một nước Trung Hoa khác ý thức hệ và lối sống với phương Tây, đang lên và mong muốn thay đổi luật chơi.
Tờ Le Point, khuynh hướng trung tả, viết rằng nước Pháp "lãnh đủ" trong chuyện tàu ngầm là do chuyển dịch rất cương quyết của Mỹ về phía châu Á Thái Bình Dương.
Tờ này nhắc lại lời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama nói hồi 2016 rằng nước Mỹ nhất định không muốn tương lai của thế giới là Trung Quốc. Le Point ngầm bảo rằng người Pháp đã không hiểu chuyện như vậy mà tránh xa ra bước chân của gã khổng lồ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17B99/production/_120577179_fleet-20210614-ap0017-093.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17B99/production/_120577179_fleet-20210614-ap0017-093.jpg)
Tàu ngầm lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh. Có tin nói Úc sẽ tiếp nhận mô hình tàu này hoặc tàu Virginia của Hoa Kỳ
Tờ Le Monde có ảnh hưởng lớn với giới trí thức Pháp chạy tựa: "Khủng hoảng tàu ngầm không phải là chất lượng các con tàu mà là một bước tiến lớn trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung".
Tờ cánh hữu Le Figaro dẫn lời các nhà bình luận cho rằng dù sao, người Pháp cũng cần sự ủng hộ của Hoa Kỳ về nhiều vấn đề, trong đó có việc chống khủng bố tại sân châu Phi của Pháp.
Sau gần một tuần căng thẳng, tổng thống Joe Biden và người đồng nhiệm Pháp, ông Emmanuel Macron nói chuyện trực tiếp với nhau trong nửa tiếng vào ngày 22/9/2021, đồng ý với nhau rằng hai bên phải tham vấn sâu sắc với nhau.
Vị đại sứ Pháp chuẩn bị lên đường trở lại Washington, còn hai ông Macron và Biden sẽ gặp nhau vào cuối tháng 10 tại châu Âu.
Phóng viên BBC News của Anh từ Washington, Nomia Iqbal viết rằng việc người Mỹ chủ động gọi người Pháp chính là một lời xin lỗi cho việc không tham vấn, mà không phải xin lỗi về chính sách Aukus (an apology to the French for the lack of consultation, but not for the policy itself, Aukus)
Không rõ đằng sau hậu trường, ông Biden có xin lỗi ông Macron hay không, nhưng hầu như cùng lúc với cuộc điện đàm Mỹ Pháp, tờ Hoàn cầu Thời báo của Đảng Cộng sản TQ chạy tựa một cách xách mé và kích động: "Liệu Pháp có rút ra khỏi NATO không sau cú bị đâm sau lưng như thế?
" Vì điều Trung Quốc thực sự lo ngại là có một Nato châu Á đang hình thành.
Pháp đã trở lại Nato vào năm 2009, và ngay cả trong cơn giận dữ, vẫn chưa thấy người Pháp nào lên tiếng đòi rút ra khỏi khối quân sự này.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Hoà từ San Jose, California, Hoa Kỳ. Bài trích thuật các báo Le Figaro, Le Monde, Le Point, Nikkei Asia Review, Tuổi Trẻ và Global Times.