duyanh
09-27-2021, 12:51 PM
Chiến hạm Anh đi qua eo biển Đài Loan đến thăm Việt Nam
Hôm thứ Hai (27/9), một chiến hạm của Hải quân Anh từ nhóm tấn công sân bay HMS Queen Elizabeth đã đi qua khu vực eo biển Đài Loan nhạy cảm để tới Việt Nam, một động thái có thể khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan vẫn đang tiếp tục gia tăng.
https://pbs.twimg.com/media/FAOva5CVcAUv75z?format=jpg&name=small
Tài khoản Twitter của Tàu HMS Richmond hôm 27/9 của Hải quân Anh đã thông báo rằng nó đang đi qua eo biển Đài Loan để tới thăm Việt Nam và Hải quân Việt Nam.
Tàu HMS Richmond đã được triển khai ở Biển Hoa Đông để tham gia các hoạt động thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, theo Reuters. Nó thuộc Nhóm tấn công số 21 của Vương Quốc Anh (CSG21) do tàu sân bay dẫn đầu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.
Trong khi các tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển này hầu như hàng tháng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, thì các đồng minh của Mỹ trước đó vẫn còn khá dè dặt.
Tuy vậy, kể từ khi Brexit, Vương Quốc Anh đang dần nỗ lực đẩy mạnh sự hiện diện và ảnh hưởng của mình tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Anh cùng với Mỹ và Úc đã ký thỏa thuận AUKUS để tăng cường nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Đô đốc Tony Radakin của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, là một phần của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở và rằng tuyến đường thủy này có thể được sử dụng bởi các quốc gia khác nhau, theo Nikkei Asia.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chiu Kuo-cheng không bình luận trực tiếp khi được hỏi về tàu chiến Anh, nói rằng ông không biết các tàu nước ngoài ở eo biển Đài Loan đang thực hiện sứ mệnh gì.
“Khi họ đi qua eo biển Đài Loan, quân đội của quốc gia chúng tôi sẽ nắm được tình hình, nhưng sẽ không can thiệp”, ông nói với các phóng viên ở Đài Bắc, đồng thời nói rằng quân đội vẫn theo dõi chặt chẽ mọi chuyển động gần Đài Loan.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của riêng mình và đã đang tăng cường áp lực quân sự và chính trị để buộc hòn đảo dân chủ chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh.
Lê Vy
Hôm thứ Hai (27/9), một chiến hạm của Hải quân Anh từ nhóm tấn công sân bay HMS Queen Elizabeth đã đi qua khu vực eo biển Đài Loan nhạy cảm để tới Việt Nam, một động thái có thể khiến Bắc Kinh tức giận trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan vẫn đang tiếp tục gia tăng.
https://pbs.twimg.com/media/FAOva5CVcAUv75z?format=jpg&name=small
Tài khoản Twitter của Tàu HMS Richmond hôm 27/9 của Hải quân Anh đã thông báo rằng nó đang đi qua eo biển Đài Loan để tới thăm Việt Nam và Hải quân Việt Nam.
Tàu HMS Richmond đã được triển khai ở Biển Hoa Đông để tham gia các hoạt động thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, theo Reuters. Nó thuộc Nhóm tấn công số 21 của Vương Quốc Anh (CSG21) do tàu sân bay dẫn đầu HMS Queen Elizabeth dẫn đầu.
Trong khi các tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển này hầu như hàng tháng bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, thì các đồng minh của Mỹ trước đó vẫn còn khá dè dặt.
Tuy vậy, kể từ khi Brexit, Vương Quốc Anh đang dần nỗ lực đẩy mạnh sự hiện diện và ảnh hưởng của mình tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Anh cùng với Mỹ và Úc đã ký thỏa thuận AUKUS để tăng cường nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Đô đốc Tony Radakin của Hải quân Hoàng gia Anh cho biết eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, là một phần của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở và rằng tuyến đường thủy này có thể được sử dụng bởi các quốc gia khác nhau, theo Nikkei Asia.
Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Chiu Kuo-cheng không bình luận trực tiếp khi được hỏi về tàu chiến Anh, nói rằng ông không biết các tàu nước ngoài ở eo biển Đài Loan đang thực hiện sứ mệnh gì.
“Khi họ đi qua eo biển Đài Loan, quân đội của quốc gia chúng tôi sẽ nắm được tình hình, nhưng sẽ không can thiệp”, ông nói với các phóng viên ở Đài Bắc, đồng thời nói rằng quân đội vẫn theo dõi chặt chẽ mọi chuyển động gần Đài Loan.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ của riêng mình và đã đang tăng cường áp lực quân sự và chính trị để buộc hòn đảo dân chủ chấp nhận sự cai trị của Bắc Kinh.
Lê Vy