duyanh
09-25-2021, 12:18 PM
ĐBQH TP.HCM đề xuất ‘xây tượng đài’ vinh danh ngành y tế
Đề xuất trên do ĐBQH Trần Hoàng Ngân nói tại buổi “giám sát về các chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn do tác động của dịch COVID-19 đối với Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính và Sở Y tế”, do Đoàn ĐBQH TP.HCM vừa tổ chức.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/09/tran-hoang-ngan.jpg
Ông Trần Hoàng Ngân. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)
Tại buổi giám sát, ĐB Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, trong suốt 4 tháng qua từ khi dịch bệnh bùng phát, ngành y tế rất nỗ lực, các y bác sĩ, nhân viên y tế cả nước cùng thành phố hỗ trợ rất lớn.
“Tôi nghĩ sau khi kiểm soát dịch bệnh, Trung ương và TP.HCM nên xây dựng những tượng đài vinh danh ngành y tế”, ông Ngân nói.
Đề xuất trên vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn là không đồng tình.
Tài khoản Hưng nhận xét: “Tôi là một công dân sinh sống tại Sài Gòn. Khi nghe ý kiến xây dựng tượng đài để vinh danh các y, bác sỹ trong đợt dịch COVID-19, tôi nghĩ là không nên. Thay vì xây tượng đài, các vị nên xem xét lại cách đãi ngộ, chính sách đào tạo ngành y , lương và chế độ phù hợp sẽ hay hơn…”.
Vân Phạm: “Nên hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi chăm sóc sức khỏe hay quan tâm người nhà của họ thì sẽ tốt hơn. 4 tháng, TP.HCM không làm ra tiền còn phải hỗ trợ dân sinh, mua vắc-xin, làm xét nghiệm, giờ lấy tiền đâu để xây tượng đài?”.
Han Phong: “Tượng đài trong lòng dân là trên hết. Xin đừng lãng phí, sau dịch chúng ta còn rất nhiều việc đáng để làm”.
Huong Vo: “Phải công nhận sự đóng góp tích cực từ những chiến sĩ áo trắng… Người dân ghi nhận công sức đóng góp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tôi nghĩ không phải cứ tượng đài mới là ghi công, cái quan trọng là nó đã nằm trong trái tim người dân. Nên mua thiết bị y tế để hỗ trợ cho ngành Y sau khi đại dịch tạm ổn. Vì dịch còn dài, đời sống người dân rất khó khăn…”
Solem: “Tượng đài thì sau này muốn xây cũng không muộn. Bây giờ tăng lương, bồi dưỡng thức ăn ngon miệng cho họ đi, để họ còn sức họ làm việc, hoặc các hậu đãi khác mang tính trực tiếp cho họ… sẽ thiết thực hơn rất rất rất nhiều”.
Trước đó, tại buổi tọa đàm “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” hôm 19/8, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhận định “chưa bao giờ cả nước phải đối mặt với đợt dịch khốc liệt như hiện nay”.
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có “2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương”.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ khu vực miền Tây, phụ trách ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long nói: “Nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường. Với các bệnh nhân rất nặng thì các bác sĩ khác không thể thay thế bác sĩ hồi sức cấp cứu được”…
Minh Long
Đề xuất trên do ĐBQH Trần Hoàng Ngân nói tại buổi “giám sát về các chính sách hỗ trợ đối tượng khó khăn do tác động của dịch COVID-19 đối với Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính và Sở Y tế”, do Đoàn ĐBQH TP.HCM vừa tổ chức.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/09/tran-hoang-ngan.jpg
Ông Trần Hoàng Ngân. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)
Tại buổi giám sát, ĐB Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, trong suốt 4 tháng qua từ khi dịch bệnh bùng phát, ngành y tế rất nỗ lực, các y bác sĩ, nhân viên y tế cả nước cùng thành phố hỗ trợ rất lớn.
“Tôi nghĩ sau khi kiểm soát dịch bệnh, Trung ương và TP.HCM nên xây dựng những tượng đài vinh danh ngành y tế”, ông Ngân nói.
Đề xuất trên vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn là không đồng tình.
Tài khoản Hưng nhận xét: “Tôi là một công dân sinh sống tại Sài Gòn. Khi nghe ý kiến xây dựng tượng đài để vinh danh các y, bác sỹ trong đợt dịch COVID-19, tôi nghĩ là không nên. Thay vì xây tượng đài, các vị nên xem xét lại cách đãi ngộ, chính sách đào tạo ngành y , lương và chế độ phù hợp sẽ hay hơn…”.
Vân Phạm: “Nên hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi chăm sóc sức khỏe hay quan tâm người nhà của họ thì sẽ tốt hơn. 4 tháng, TP.HCM không làm ra tiền còn phải hỗ trợ dân sinh, mua vắc-xin, làm xét nghiệm, giờ lấy tiền đâu để xây tượng đài?”.
Han Phong: “Tượng đài trong lòng dân là trên hết. Xin đừng lãng phí, sau dịch chúng ta còn rất nhiều việc đáng để làm”.
Huong Vo: “Phải công nhận sự đóng góp tích cực từ những chiến sĩ áo trắng… Người dân ghi nhận công sức đóng góp để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tôi nghĩ không phải cứ tượng đài mới là ghi công, cái quan trọng là nó đã nằm trong trái tim người dân. Nên mua thiết bị y tế để hỗ trợ cho ngành Y sau khi đại dịch tạm ổn. Vì dịch còn dài, đời sống người dân rất khó khăn…”
Solem: “Tượng đài thì sau này muốn xây cũng không muộn. Bây giờ tăng lương, bồi dưỡng thức ăn ngon miệng cho họ đi, để họ còn sức họ làm việc, hoặc các hậu đãi khác mang tính trực tiếp cho họ… sẽ thiết thực hơn rất rất rất nhiều”.
Trước đó, tại buổi tọa đàm “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” hôm 19/8, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhận định “chưa bao giờ cả nước phải đối mặt với đợt dịch khốc liệt như hiện nay”.
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có “2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương”.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ khu vực miền Tây, phụ trách ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long nói: “Nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường. Với các bệnh nhân rất nặng thì các bác sĩ khác không thể thay thế bác sĩ hồi sức cấp cứu được”…
Minh Long