PDA

View Full Version : Khủng hoảng tàu ngầm : Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Pháp



duyanh
09-22-2021, 01:32 PM
Khủng hoảng tàu ngầm : Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Pháp




https://s.rfi.fr/media/display/05fe2348-1ac4-11ec-94ed-005056a97e36/w:1280/p:16x9/2021-09-21T020303Z_1916894357_RC21UP9JTF39_RTRMADP_3_UN-ASSEMBLY.webp (https://s.rfi.fr/media/display/05fe2348-1ac4-11ec-94ed-005056a97e36/w:1280/p:16x9/2021-09-21T020303Z_1916894357_RC21UP9JTF39_RTRMADP_3_UN-ASSEMBLY.webp)

Lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell họp báo sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2021. REUTERS - DAVID DEE DELGADO

Trước khi khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc, các ngoại trưởng của Liên Hiệp Châu Âu ( EU ) đang có mặt tại New York đã họp vào đêm 20/09/2021 để tỏ tình đoàn kết với Paris trong cuộc khủng hoảng do hợp đồng cung cấp tàu ngầm của Pháp cho Úc bị Hoa kỳ phá ngang. Lập trường của các nước EU là vụ việc này giờ đây liên quan đến tất cả các nước thành viên Liên Âu.

Tuy không còn cảm thấy đơn độc trong vụ khủng hoảng tàu ngầm với Mỹ và Úc, Paris vẫn không nguôi giận. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trong cuộc họp báo tiếp tục cao giọng chỉ trích Hoa Kỳ trong vụ này. Ông Le Drian gọi đó là « sự rạn vỡ lòng tin » với Hoa Kỳ, đồng thời kêu gọi các nước Châu Âu phải có « phản hồi mạnh mẽ ».

Theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, nhiều nước thành viên Liên Âu đã kêu gọi hoãn cuộc họp khai mạc Hội đồng Thương mại và công nghệ giữa EU-Mỹ dự trù vào cuối tháng 9 tại Pittsbourgh, Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, EU cũng cho biết cuộc khủng hoảng liên Đại Tây Dương này sẽ có thể ảnh hưởng đến lịch trình đàm phán thương mại với Úc. Nói cách khác là thỏa thuận tự do mậu dịch mà EU đang đàm phán với Úc có thể sẽ rơi vào tầm ngắm.

Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles phân tích về lập trường của Liên Âu :

Phải vài ngày sau, các nước Liên Hiệp Châu Âu mới quyết định tỏ lập trường rõ ràng ủng hộ Pháp đối với Úc và nhất là đối với Hoa Kỳ. Khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc này là dịp để thể hiện sự đoàn kết.

Lãnh đạo ngoại giao Châu Âu Josep Borrell đã tóm tắt cuộc họp 27 nước tại New York bằng từ đoàn kết. Có vẻ như Pháp đã tạo được niềm tin cần thiết với các đối tác. Việc triệu hồi các đại sứ tại Canberra và Washington đã góp phần thuyết phục các nước châu Âu rằng Pháp không bỏ qua sự việc.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng đã đánh giá cách đối xử của Hoa Kỳ là « không thể chấp nhận được ». Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cũng gọi đó là hành động « thiếu chân thành ».

Các nước Liên Hiệp Châu Âu nhìn chung giờ đây nhận thấy trong thông báo của liên minh Mỹ-Úc-Anh một dấu hiệu không bền vững trong tuần trăng mật liên Đại Tây Dương, được khơi dậy khi ông Joe Biden lên lãnh đạo nước Mỹ.

Ông Charles Michel khẳng định đó cũng là yếu tố phải thúc đẩy các nước Châu Âu tăng cường « năng lực hành động » của mình.
Vấn đề là xem liệu đây có phải là bước thứ hai tiến tới sự tự chủ chiến lược của Châu Âu sau cú sốc thất bại ở Afghanistan hay không.
Mặc dù căng thẳng vẫn tiếp tục xung quanh vụ tàu ngầm, thủ tướng Úc Scott Morrison hôm nay cho biết ông sẽ không hội đàm với tổng thống Pháp. Trong khi đó, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian xác nhận « trong những ngày tới » hai tổng thống Joe Biden và Emmanuel Macron sẽ nói chuyện điện thoại với nhau.



RFI