PDA

View Full Version : Dù khủng hoảng lương thực, Bắc Hàn vẫn thử tên lửa tầm xa mới



duyanh
09-14-2021, 12:01 PM
Dù khủng hoảng lương thực, Bắc Hàn vẫn thử tên lửa tầm xa mới





https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14C5A/production/_120528058_070574940-2.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/14C5A/production/_120528058_070574940-2.jpg)

Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã công bố hình ảnh tên lửa hành trình tầm xa mới này

Truyền thông nhà nước hôm thứ Hai cho biết Bắc Hàn đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm xa mới, có khả năng tấn công phần lớn lãnh thổ Nhật Bản,

Các cuộc thử nghiệm được tổ chức hồi cuối tuần cho thấy tên lửa bay xa 1.500 km, theo hãng tin nhà nước KCNA.

Tuy nhiên, việc này không vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - những nghị quyết đã dẫn đến các lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Bắc Hàn trong quá khứ.

Nhưng điều này cho thấy Bắc Hàn vẫn có khả năng phát triển vũ khí, bất chấp tình trạng thiếu lương thực và khủng hoảng kinh tế.
Vụ thử tên lửa hành trình này mang "ý nghĩa chiến lược khi sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh nước nhà một cách đáng tin cậy hơn và kiềm chế mạnh mẽ các hoạt động quân sự của các thế lực thù địch", KCNA cho biết.

Quân đội Mỹ nói vụ thử cho thấy Bắc Hàn "tiếp tục tập trung phát triển chương trình quân sự và tạo ra mối đe dọa cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế".

Họ cũng nói thêm rằng cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản "vẫn cứng rắn".

Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc nói họ đang tiến hành việc phân tích sâu các vụ phóng thử này với giới chức tình báo Mỹ.
Các quan chức cấp cao nhất của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gặp nhau trong tuần này để thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn.
]
Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm Bắc Hàn thử tên lửa đạn đạo.

Hội đồng này coi tên lửa đạn đạo là mối đe dọa lớn hơn so với tên lửa hành trình bởi chúng có thể mang theo khối lượng (chất nổ) lớn hơn và mạnh hơn, có tầm bắn xa hơn và tốc độ bay nhanh hơn.

Tên lửa đạn đạo có động cơ là một rốc két và bay theo quỹ đạo hình cung, trong khi tên lửa hành trình thì có động cơ phản lực và bay ở tầm thấp.

Vào tháng 3, Bắc Hàn đã bất chấp các lệnh cấm vận và tiến hành phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo, hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Vụ phóng mới đấy nhất diễn ra vài ngày sau một cuộc duyệt binh quy mô nhỏ được tổ chức tại Bình Nhưỡng nhằm đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập nhà nước cộng sản.

Cuộc duyệt binh không phô diễn bất kỳ tên lửa đạn đạo cỡ lớn nào, tuy nhiên có sự xuất hiện của những người trong trang phục bảo hộ, đây có thể là dấu hiệu cho thấy một lực lượng đặc biệt được thành lập để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói, tính đến ngày 19 tháng 8, Bắc hàn không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào - dù giới phê bình nói điều này khó xảy ra.

Nước này đã đóng cửa biên giới vào tháng 1 năm 2020 để ngăn chặn sự lây lan của virus, khiến việc giao thương với đồng minh kinh tế lớn nhất là Trung Quốc lao dốc.

Từ đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thừa nhận rằng đất nước đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, trong bối cảnh các tổ chức viện trợ ghi nhận về một nền kinh tế đang chật vật khăn và người dân chết đói.

Nhưng các kế hoạch hạt nhân của Bình Nhưỡng vẫn chưa hề bị cắt giảm.
Tháng trước, cơ quan nguyên tử của Liên Hiệp Quốc cho biết nước này dường như đã tái khởi động một lò phản ứng có thể sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân, gọi đây là một sự diễn biến "vô cùng đáng quan ngại".

----------


Mỹ vẫn chuẩn bị giao tiếp với Triều Tiên sau vụ thử phi đạn



https://gdb.voanews.com/B65EE867-BE75-4337-BDBA-F295F6D2F3B9_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/B65EE867-BE75-4337-BDBA-F295F6D2F3B9_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg)

Ông Sung Kim, đặc sứ Mỹ về Triều Tiên.


Mỹ vẫn chuẩn bị giao tiếp với Triều Tiên, một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết ngày 13/9, dù Bình Nhưỡng loan báo đã thử nghiệm một phi đạn hành trình tầm xa vào cuối tuần qua.

“Lập trường của chúng ta đối với Triều Tiên không thay đổi, chúng ta vẫn chuẩn bị giao tiếp,” phó phát ngôn viên Karine Jean-Pierre cho báo giới biết.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên ngày 13/9 loan báo nước này đã thử nghiệm thành công phi đạn hành trình tầm xa mà các nhà phân tích nói có thể là vũ khí đầu tiên của nước này có khả năng hạt nhân.

Các quan chức Mỹ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, nói những chỉ dấu ban đầu cho thấy Triền Tiên đã tiến hành cuộc thử nghiệm như vậy.

Hãng tin chính thức Korean Central News của Triều Tiên nói phi đạn vừa phóng thử là “một vũ khí chiến lược có ý nghĩa to lớn” và bay được 1.500 km trước khi trúng mục tiêu, rơi xuống vùng biển nước này trong những vụ thử nghiệm hôm 11 và 12/9.

Phi đạn hành trình của Triều Tiên thường ít gây quan tâm hơn phi đạn đạn đạo vì không được minh thị cấm theo những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói một khi gọi là “chiến lược” có thể có nghĩa đây là hệ thống có khả năng mang hạt nhân.
Hiện chưa rõ liệu Triều Tiên có được công nghệ cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân nhỏ đủ để đặt trên một phi đạn hành trình hay không, nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong Un trước đây trong năm nhấn mạnh các quả bom nhỏ hơn là ưu tiên hàng đầu.

Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ nói hoạt động này nhấn mạnh đến việc Triều Tiên tiếp tục chú trọng đến việc phát triển chương trình quân sự và những đe dọa đề ra cho các nước láng giềng và cộng đồng thế giới.”

Bình luận tại Liên hiệp quốc ở New York, phát ngôn viên Liên hiệp quốc Stephane Dujarric nói với phóng viên “Chúng tôi thấy các báo cáo này, và tôi nghĩ đây là một lời nhắc nhở nữa rằng giao tiếp ngoại giao là con đường duy nhất để đạt được hòa bình bền vững, phi hạt nhân hóa hoàn toàn và kiểm chứng được, trên bán đảo Triều Tiên.”

Các trưởng đoàn thương thuyết hạt nhân của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật sẽ họp trong tuần này tại Tokyo để thăm dò các khả năng tái tục nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố họ mở ngỏ cho phương án ngoại giao để đạt được việc này, nhưng đã chứng tỏ không muốn nới lỏng các chế tài đối với Triều Tiên.

Ông Sung Kim, đặc sứ Mỹ về Triều Tiên hồi tháng 8 tuyên bố sẵn sàng gặp các quan chức Triều Tiên “ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.”



VOA