duyanh
09-13-2021, 01:07 PM
Triều Tiên bắn thử thành công tên lửa hành trình tầm xa
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_ntdvn-gettyimages-1230441652-scaled-e1615774156352.jpg
Ảnh: Jung Yeon-je/AFP via Getty Images
Thứ Hai ngày 13/9, Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới, được các nhà phân tích cho là vũ khí có khả năng hạt nhân đầu tiên của nước này. Các thử nghiệm được tổ chức vào cuối tuần qua trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ.
Các tên lửa là "một vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng" và đã bay 1.500 km trước khi đánh trúng mục tiêu và rơi xuống lãnh hải của đất nước trong các cuộc thử nghiệm hôm thứ Bảy và Chủ nhật, Hãng Thông tấn xã Trung ương Triều tiên (KCNA) cho hay.
Vụ thử mới nhất cho thấy tiến bộ ổn định trong chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng trong bối cảnh bế tắc về các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên để được Mỹ giảm nhẹ lệnh trừng phạt kinh tế. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ kể từ năm 2019.
Tên lửa hành trình của Triều Tiên thường ít được quan tâm hơn tên lửa đạn đạo vì chúng không bị cấm một cách rõ ràng theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Ankit Panda, thành viên cấp cao của Tổ chức Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, đây sẽ là tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên được chỉ định một cách rõ ràng về vai trò 'chiến lược. Đây là cách nói thường dùng cho hệ thống tên lửa có khả năng sử dụng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi đầu năm cho biết phát triển bom nhỏ hơn là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, liệu Triều Tiên có làm chủ được công nghệ cần thiết để chế tạo đầu đạn đủ nhỏ cho tên lửa hành trình hay không vẫn là câu trả lời bỏ ngỏ.
Hai miền Nam Bắc của bán đảo Triều Tiên đang trong một cuộc chạy đua vũ trang tăng tốc mà các nhà phân tích lo ngại sẽ khiến khu vực tràn ngập các tên lửa hạng nặng mới.
Quân đội Hàn Quốc vừa cho biết, họ đang tiến hành phân tích chi tiết các vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên với sự hợp tác của Hoa Kỳ.
Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) của quân đội Mỹ cho biết họ đã biết về các báo cáo và đang phối hợp với các đồng minh và đối tác của mình. INDOPACOM cho biết trong một tuyên bố: “Hoạt động này làm rõ rằng Triều Tiên tiếp tục tập trung vào phát triển chương trình quân sự có thể đem đến các mối đe dọa cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”.
Tờ Lao động tân văn (Rodong Sinmun) của Đảng Công nhân cầm quyền đã đăng tải các bức ảnh về tên lửa hành trình mới đang bay và được bắn ra từ một thiết bị vận chuyển-lắp dựng-phóng.
Thông tấn xã Trung ương Triều tiên KCNA cho biết, vụ thử mang lại "ý nghĩa chiến lược của việc sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh của quốc gia chúng ta một cách đáng tin cậy hơn và ngăn chặn mạnh mẽ các hoạt động quân sự của các thế lực thù địch".
Đây được coi là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới hồi tháng Ba. Hồi cuối tháng Một, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Triều Tiên cũng đã tiến hành một vụ thử tên lửa hành trình.
Jeffrey Lewis, nhà nghiên cứu tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin cho biết, tên lửa hành trình tấn công đất liền tầm trung là mối đe dọa không kém tên lửa đạn đạo và là một khả năng khá nghiêm trọng đối với Triều Tiên.
"Đây là một hệ thống khác được thiết kế để bay dưới các radar phòng thủ tên lửa hoặc xung quanh chúng", ông Lewis nói trên Twitter.
Các nhà phân tích cho biết, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể được trang bị bom hạt nhân hoặc thông thường đặc biệt gây mất ổn định trong trường hợp xảy ra xung đột, vì không rõ chúng đang mang loại đầu đạn nào.
KCNA cho biết, Chủ tịch Kim Jong Un dường như không tham dự cuộc thử nghiệm. Thay vào đó, ông Pak Jong Chon, một thành viên của bộ chính trị quyền lực của Đảng Công nhân và là Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng là người giám sát.
Đã từ lâu, Triều Tiên cáo buộc Hoa Kỳ và Hàn Quốc có "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng.
Vụ thử được công bố chỉ một ngày trước khi các nhà đàm phán hạt nhân chính từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau tại Tokyo để tìm cách phá vỡ những bế tắc trong mối quan hệ với Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng dự kiến thăm Seoul vào thứ Ba để hội đàm với người đồng cấp Chung Eui-yong.
Chính quyền của Biden cho biết họ sẵn sàng ngoại giao để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng không cho thấy dấu hiệu sẵn sàng giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.
Hồi tháng 8 tại Seoul, đặc phái viên Hoa Kỳ về Triều Tiên Sung Kim cho biết, ông sẵn sàng gặp các quan chức Triều Tiên "ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào".
Việc kích hoạt lại các đường dây nóng liên Triều vào tháng Bảy đã làm dấy lên hy vọng tái khởi động các cuộc đàm phán, nhưng Triều Tiên đã ngừng trả lời các cuộc gọi khi Hàn Quốc-Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận quân sự hàng năm vào tháng trước, mà Bình Nhưỡng cảnh báo có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh.
Trong những tuần gần đây, Hàn Quốc trở thành quốc gia phi hạt nhân hóa đầu tiên phát triển và thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Theo Reuters
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_ntdvn-gettyimages-1230441652-scaled-e1615774156352.jpg
Ảnh: Jung Yeon-je/AFP via Getty Images
Thứ Hai ngày 13/9, Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới, được các nhà phân tích cho là vũ khí có khả năng hạt nhân đầu tiên của nước này. Các thử nghiệm được tổ chức vào cuối tuần qua trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ.
Các tên lửa là "một vũ khí chiến lược có ý nghĩa quan trọng" và đã bay 1.500 km trước khi đánh trúng mục tiêu và rơi xuống lãnh hải của đất nước trong các cuộc thử nghiệm hôm thứ Bảy và Chủ nhật, Hãng Thông tấn xã Trung ương Triều tiên (KCNA) cho hay.
Vụ thử mới nhất cho thấy tiến bộ ổn định trong chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng trong bối cảnh bế tắc về các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên để được Mỹ giảm nhẹ lệnh trừng phạt kinh tế. Các cuộc đàm phán đã bị đình trệ kể từ năm 2019.
Tên lửa hành trình của Triều Tiên thường ít được quan tâm hơn tên lửa đạn đạo vì chúng không bị cấm một cách rõ ràng theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ông Ankit Panda, thành viên cấp cao của Tổ chức Carnegie Endowment vì Hòa bình Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, đây sẽ là tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên được chỉ định một cách rõ ràng về vai trò 'chiến lược. Đây là cách nói thường dùng cho hệ thống tên lửa có khả năng sử dụng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un hồi đầu năm cho biết phát triển bom nhỏ hơn là mục tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, liệu Triều Tiên có làm chủ được công nghệ cần thiết để chế tạo đầu đạn đủ nhỏ cho tên lửa hành trình hay không vẫn là câu trả lời bỏ ngỏ.
Hai miền Nam Bắc của bán đảo Triều Tiên đang trong một cuộc chạy đua vũ trang tăng tốc mà các nhà phân tích lo ngại sẽ khiến khu vực tràn ngập các tên lửa hạng nặng mới.
Quân đội Hàn Quốc vừa cho biết, họ đang tiến hành phân tích chi tiết các vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên với sự hợp tác của Hoa Kỳ.
Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (INDOPACOM) của quân đội Mỹ cho biết họ đã biết về các báo cáo và đang phối hợp với các đồng minh và đối tác của mình. INDOPACOM cho biết trong một tuyên bố: “Hoạt động này làm rõ rằng Triều Tiên tiếp tục tập trung vào phát triển chương trình quân sự có thể đem đến các mối đe dọa cho các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế”.
Tờ Lao động tân văn (Rodong Sinmun) của Đảng Công nhân cầm quyền đã đăng tải các bức ảnh về tên lửa hành trình mới đang bay và được bắn ra từ một thiết bị vận chuyển-lắp dựng-phóng.
Thông tấn xã Trung ương Triều tiên KCNA cho biết, vụ thử mang lại "ý nghĩa chiến lược của việc sở hữu một phương tiện răn đe hiệu quả khác để đảm bảo an ninh của quốc gia chúng ta một cách đáng tin cậy hơn và ngăn chặn mạnh mẽ các hoạt động quân sự của các thế lực thù địch".
Đây được coi là vụ phóng tên lửa đầu tiên của Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới hồi tháng Ba. Hồi cuối tháng Một, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Triều Tiên cũng đã tiến hành một vụ thử tên lửa hành trình.
Jeffrey Lewis, nhà nghiên cứu tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin cho biết, tên lửa hành trình tấn công đất liền tầm trung là mối đe dọa không kém tên lửa đạn đạo và là một khả năng khá nghiêm trọng đối với Triều Tiên.
"Đây là một hệ thống khác được thiết kế để bay dưới các radar phòng thủ tên lửa hoặc xung quanh chúng", ông Lewis nói trên Twitter.
Các nhà phân tích cho biết, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể được trang bị bom hạt nhân hoặc thông thường đặc biệt gây mất ổn định trong trường hợp xảy ra xung đột, vì không rõ chúng đang mang loại đầu đạn nào.
KCNA cho biết, Chủ tịch Kim Jong Un dường như không tham dự cuộc thử nghiệm. Thay vào đó, ông Pak Jong Chon, một thành viên của bộ chính trị quyền lực của Đảng Công nhân và là Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng là người giám sát.
Đã từ lâu, Triều Tiên cáo buộc Hoa Kỳ và Hàn Quốc có "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng.
Vụ thử được công bố chỉ một ngày trước khi các nhà đàm phán hạt nhân chính từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản gặp nhau tại Tokyo để tìm cách phá vỡ những bế tắc trong mối quan hệ với Triều Tiên.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng dự kiến thăm Seoul vào thứ Ba để hội đàm với người đồng cấp Chung Eui-yong.
Chính quyền của Biden cho biết họ sẵn sàng ngoại giao để đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng không cho thấy dấu hiệu sẵn sàng giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.
Hồi tháng 8 tại Seoul, đặc phái viên Hoa Kỳ về Triều Tiên Sung Kim cho biết, ông sẵn sàng gặp các quan chức Triều Tiên "ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào".
Việc kích hoạt lại các đường dây nóng liên Triều vào tháng Bảy đã làm dấy lên hy vọng tái khởi động các cuộc đàm phán, nhưng Triều Tiên đã ngừng trả lời các cuộc gọi khi Hàn Quốc-Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận quân sự hàng năm vào tháng trước, mà Bình Nhưỡng cảnh báo có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh.
Trong những tuần gần đây, Hàn Quốc trở thành quốc gia phi hạt nhân hóa đầu tiên phát triển và thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.
Theo Reuters