duyanh
09-12-2021, 12:56 PM
Mỹ xem xét đổi tên ‘Văn Phòng Kinh tế và Văn hoá Đài Bắc’ thành ‘Văn phòng Đại diện Đài Loan’
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-505112534.jpeg (https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-505112534.jpeg)
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, bà Thái Anh Văn cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng tấn công Đài Loan sẽ phải trả giá rất đắt. (Ảnh Ulet Ifansasti/Getty)
Tờ Financial Times đưa tin hôm 10/9 rằng, nguồn tin cho biết Nhà Trắng đang xem xét nghiêm túc đề xuất của Đài Loan về việc đổi tên "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" thành "Văn phòng Đại diện Đài Loan" cho văn phòng đại diện của nước này ở Washington.
Bài báo nói rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hành động để cho phép văn phòng đại diện của Đài Bắc ở Washington có thêm từ "Đài Loan". Nếu được thông qua, động thái này có thể khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.
Hai người thạo tin nói rằng, ông Kurt Campbell, Cố vấn cấp cao về Châu Á của Nhà Trắng, ủng hộ việc đổi tên Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc. Một nguồn tin nói rằng yêu cầu này đã nhận được sự ủng hộ đông đảo trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Nguồn tin cho hay, hiện Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, và Tổng thống Biden cần phải ký một lệnh hành pháp để hoàn thành nó.
Chính phủ Mỹ và Đài Loan không đưa ra bình luận về yêu cầu của Đài Loan. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố rằng, họ "kiên quyết phản đối" bất kỳ hành động tương tác chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan.
Nếu Mỹ đồng ý đổi tên Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, đó sẽ là một bước đột phá trong nỗ lực của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhằm đảo ngược áp lực trên trường quốc tế của Bắc Kinh đối với nước này kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016. Từ năm 2017 đến năm 2019, 7 quốc gia không ngoại giao với Đài Loan như Nigeria, Jordan, Ecuador, dưới áp lực của Bắc Kinh, đã buộc xóa các từ "Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Dân Quốc" khỏi tên gọi văn phòng đại diện của Đài Loan ở những nước này.
Vào tháng 7, Đài Loan đã mở một văn phòng có tên là “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Litva” (Lithuania). Động thái này đã khiến Bắc Kinh rất tức giận. ĐCSTQ đã triệu hồi đại sứ của họ tại Vilnius và yêu cầu Litva triệu hồi đại sứ của nước này ở Bắc Kinh.
Hôm 9/9, Tổng thống Biden đã tiến hành cuộc điện đàm thứ hai với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức, nhằm nỗ lực phá vỡ bế tắc trong quan hệ Trung - Mỹ. Cuộc gặp cấp cao trước đó không đạt được tiến triển nào.
Trong tuyên bố của Nhà Trắng không đề cập đến Đài Loan, nhưng nói rằng ông Biden nhấn mạnh lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới.
Kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã lại đưa tin rằng, ông Biden nói Mỹ chưa bao giờ có ý định thay đổi “Chính sách Một Trung Quốc” và Mỹ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc... để thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ đi đúng hướng.
Đài Loan luôn là nguồn gây căng thẳng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ. Một người thạo tin tham gia việc yêu cầu đổi tên văn phòng đại diện Đài Loan tại Washington cho biết, Đài Bắc đã thảo luận vấn đề này với Mỹ vào cuối thời chính quyền Tổng thống Trump và đưa ra yêu cầu chính thức với chính quyền Tổng thống Biden vào tháng 3/2021.
Một quan chức cấp cao của Đài Loan cũng xác nhận rằng, việc Đài Bắc thúc giục đổi tên đã có từ trước đó.
Washington không coi Văn phòng Kinh tế và Văn Hoá Đài Bắc như đại sứ quán. Từ năm 1979, Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục, công nhận địa vị ngoại giao của Bắc Kinh. ĐCSTQ phản đối Đài Loan sử dụng tên chính thức "Trung Hoa Dân Quốc" hoặc các tên địa lý khác làm tên văn phòng đại diện quốc tế của họ, cho rằng điều này ủng hộ chủ trương Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
Ông Randy Schriver, một quan chức về vấn đề Châu Á trong chính quyền Tổng thống Bush và Tổng thống Trump, nói với Financial Times rằng, Hoa Kỳ nên xem xét yêu cầu này của Đài Loan.
"Đối với Bắc Kinh, không có vấn đề nào là nhỏ, nhưng chúng ta cũng nên dành cho người bạn Đài Loan của chúng ta sự tôn trọng nhất định ở nơi mà họ muốn được đại diện", ông Schriver nói.
Mai Hạ
Theo Epoch Times tiếng Trung
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-505112534.jpeg (https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-505112534.jpeg)
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, bà Thái Anh Văn cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng tấn công Đài Loan sẽ phải trả giá rất đắt. (Ảnh Ulet Ifansasti/Getty)
Tờ Financial Times đưa tin hôm 10/9 rằng, nguồn tin cho biết Nhà Trắng đang xem xét nghiêm túc đề xuất của Đài Loan về việc đổi tên "Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" thành "Văn phòng Đại diện Đài Loan" cho văn phòng đại diện của nước này ở Washington.
Bài báo nói rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hành động để cho phép văn phòng đại diện của Đài Bắc ở Washington có thêm từ "Đài Loan". Nếu được thông qua, động thái này có thể khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội.
Hai người thạo tin nói rằng, ông Kurt Campbell, Cố vấn cấp cao về Châu Á của Nhà Trắng, ủng hộ việc đổi tên Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc. Một nguồn tin nói rằng yêu cầu này đã nhận được sự ủng hộ đông đảo trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ.
Nguồn tin cho hay, hiện Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, và Tổng thống Biden cần phải ký một lệnh hành pháp để hoàn thành nó.
Chính phủ Mỹ và Đài Loan không đưa ra bình luận về yêu cầu của Đài Loan. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố rằng, họ "kiên quyết phản đối" bất kỳ hành động tương tác chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan.
Nếu Mỹ đồng ý đổi tên Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, đó sẽ là một bước đột phá trong nỗ lực của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nhằm đảo ngược áp lực trên trường quốc tế của Bắc Kinh đối với nước này kể từ khi bà nhậm chức vào năm 2016. Từ năm 2017 đến năm 2019, 7 quốc gia không ngoại giao với Đài Loan như Nigeria, Jordan, Ecuador, dưới áp lực của Bắc Kinh, đã buộc xóa các từ "Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Dân Quốc" khỏi tên gọi văn phòng đại diện của Đài Loan ở những nước này.
Vào tháng 7, Đài Loan đã mở một văn phòng có tên là “Văn phòng đại diện Đài Loan tại Litva” (Lithuania). Động thái này đã khiến Bắc Kinh rất tức giận. ĐCSTQ đã triệu hồi đại sứ của họ tại Vilnius và yêu cầu Litva triệu hồi đại sứ của nước này ở Bắc Kinh.
Hôm 9/9, Tổng thống Biden đã tiến hành cuộc điện đàm thứ hai với Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức, nhằm nỗ lực phá vỡ bế tắc trong quan hệ Trung - Mỹ. Cuộc gặp cấp cao trước đó không đạt được tiến triển nào.
Trong tuyên bố của Nhà Trắng không đề cập đến Đài Loan, nhưng nói rằng ông Biden nhấn mạnh lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới.
Kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã lại đưa tin rằng, ông Biden nói Mỹ chưa bao giờ có ý định thay đổi “Chính sách Một Trung Quốc” và Mỹ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc... để thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ đi đúng hướng.
Đài Loan luôn là nguồn gây căng thẳng giữa hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ. Một người thạo tin tham gia việc yêu cầu đổi tên văn phòng đại diện Đài Loan tại Washington cho biết, Đài Bắc đã thảo luận vấn đề này với Mỹ vào cuối thời chính quyền Tổng thống Trump và đưa ra yêu cầu chính thức với chính quyền Tổng thống Biden vào tháng 3/2021.
Một quan chức cấp cao của Đài Loan cũng xác nhận rằng, việc Đài Bắc thúc giục đổi tên đã có từ trước đó.
Washington không coi Văn phòng Kinh tế và Văn Hoá Đài Bắc như đại sứ quán. Từ năm 1979, Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục, công nhận địa vị ngoại giao của Bắc Kinh. ĐCSTQ phản đối Đài Loan sử dụng tên chính thức "Trung Hoa Dân Quốc" hoặc các tên địa lý khác làm tên văn phòng đại diện quốc tế của họ, cho rằng điều này ủng hộ chủ trương Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
Ông Randy Schriver, một quan chức về vấn đề Châu Á trong chính quyền Tổng thống Bush và Tổng thống Trump, nói với Financial Times rằng, Hoa Kỳ nên xem xét yêu cầu này của Đài Loan.
"Đối với Bắc Kinh, không có vấn đề nào là nhỏ, nhưng chúng ta cũng nên dành cho người bạn Đài Loan của chúng ta sự tôn trọng nhất định ở nơi mà họ muốn được đại diện", ông Schriver nói.
Mai Hạ
Theo Epoch Times tiếng Trung