duyanh
09-09-2021, 01:29 PM
Mỹ và Anh sẽ đánh giá tân chính phủ Taliban dựa trên hành động chứ không phải lời nói
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_210909-c01.jpg
Mỹ và Anh sẽ đánh giá tân chính phủ Taliban dựa trên hành động chứ không phải lời nói
Phát ngôn viên của Taliban là ông Zabihullah Mujahid phát biểu trong một cuộc họp báo tại Kabul vào ngày 7/9/2021. - Taliban ngày 7/9 công bố, cựu chiến binh Taliban Mullah Mohammad Hassan Akhund thuộc danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc sẽ làm lãnh đạo cho chính phủ mới của họ, đồng thời trao các vị trí chủ chốt cho một số quan chức hàng đầu của nhóm phiến quân. (AAMIR QURESHI / AFP qua Getty Images)
Mỹ và Anh lo ngại về những thành viên được bổ nhiệm trong chính phủ do Taliban mới thành lập ở Afghanistan, còn một số quốc gia khác lại bày tỏ sự ủng hộ đối với cơ cấu cầm quyền lâm thời.
Vào ngày 7/9, nhóm phiến quân Taliban đã bổ nhiệm ông Mullah Mohammad Hassan Akhund làm thủ tướng lâm thời của Afghanistan, và người đồng sáng lập Taliban là ông Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ trở thành phó thủ tướng trong tân chính quyền này. Ông Mullah Mohammad Hassan Akhund là một nhà lãnh đạo hàng đầu lâu năm của Taliban.
Các quan chức hàng đầu khác bao gồm ông Sirajuddin Haqqani - một thành viên của mạng lưới khủng bố Haqqani có liên kết với Taliban, và ông Mohammad Yaqoob - con trai của một trong những người sáng lập Taliban.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi nhấn mạnh rằng, danh sách tên được công bố chỉ bao gồm các cá nhân là thành viên của Taliban hoặc các cộng sự thân cận của họ và không có phụ nữ. Chúng tôi cũng lo ngại về các liên kết và hồ sơ theo dõi của một số cá nhân”.
Bản tuyên bố lập luận: “Chúng tôi hiểu rằng Taliban đã đưa ra [bản danh sách] này như một nội các lâm thời. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đánh giá Taliban bằng hành động chứ không phải lời nói”.
Vương quốc Anh cũng có cùng những lo ngại với Hoa Kỳ về chính phủ mới mà Taliban đề xuất cho Afghanistan.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: “Chúng tôi muốn thấy, trong bất kỳ tình huống nào, một nhóm lãnh đạo đa dạng tìm cách giải quyết những cam kết mà Taliban đã đặt ra, và đó không phải là những gì chúng tôi đã thấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá Taliban dựa trên hành động của họ”.
Phía Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ không công nhận một chính phủ do Taliban lãnh đạo nếu nó không thể hiện được tính bao quát. Vào tháng Tám, nhóm phiến quân Taliban cho biết họ sẽ thành lập “một chính phủ hòa nhập”. Thậm chí ban đầu, nhóm này còn khẳng định phụ nữ Afghanistan có thể đi học và đi làm.
Tuy nhiên, sau đó nhóm khủng bố đã ra lời kêu gọi phụ nữ Afghanistan cần ở nhà. Một phát ngôn viên cho biết, lực lượng an ninh của họ không được đào tạo về "cách đối xử với phụ nữ" hay "làm thế nào để nói chuyện với phụ nữ". Trong buổi trao đổi với đài truyền hình SBS của Úc, một quan chức Taliban cho biết, phụ nữ ở Afghanistan sẽ không được phép chơi thể thao, vì nếu tham gia họ sẽ rơi vào tình trạng “không che chắn được mặt và cơ thể”.
Dưới thời kỳ Taliban cai trị Afghanistan trước đó, quyền tự do của phụ nữ nước này bị hạn chế nghiêm ngặt. Ở nơi công cộng, họ buộc phải mặc quần áo burqas che toàn bộ cơ thể, chỉ để lộ đôi mắt.
Trong một tuyên bố với các hãng thông tấn, một phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) nhận định: "Khi phân tích ban đầu về những cái tên được công bố, nó không giống như sự thiết lập bao quát và có tính đại diện về sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo phong phú của Afghanistan mà chúng tôi hy vọng sẽ thấy, [cũng như những gì] Taliban đã hứa hẹn trong những tuần qua".
Trao đổi với các phóng viên tại Brussels, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu là ông Maros Sefcovic nói: "Chúng tôi đang xem xét rất, rất cẩn thận về cách chính phủ mới đang hành xử trước khi tương tác".
Một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc đã thừa nhận rằng, tổ chức quốc tế này không công nhận chính phủ lâm thời do Taliban thiết lập. Phát biểu trước các phóng viên ở New York về thông báo trên, ông đánh giá rằng, "chỉ có một giải pháp thương lượng và bao trùm mới mang lại hòa bình bền vững cho Afghanistan".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, việc loại trừ các nhóm bên ngoài Taliban, cùng với bạo lực do các phần tử khủng bố Taliban gây ra chống lại những người biểu tình và nhà báo ở Kabul, “không phải là tín hiệu cho thấy sự lạc quan”. Ngoại trưởng Maas đã đưa ra lời phát biểu trên tại Berlin, trước khi có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_210826-a01.jpg
Một phụ nữ Afghanistan mặc áo khoác burqa đang tìm kiếm những món đồ cần mua tại một cửa hàng bày bán đồ gia dụng đã qua sử dụng tại một khu chợ ở Kabul vào ngày 25/8/2021, vốn trước đó đã được mua từ những người phải đối mặt với khó khăn tài chính và những người chạy trốn khỏi đất nước sau khi quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (WAKIL KOHSAR / AFP qua Getty Images)
Một số nhà lãnh đạo thế giới khác vẫn giữ thái độ trung lập, trong khi những người khác bày tỏ sự ủng hộ.
Trao đổi với các phóng viên tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đánh giá: “Rất khó để dự đoán chính phủ lâm thời này sẽ tiếp tục trong bao lâu. Tất cả những gì chúng ta phải làm là tuân theo quy trình này một cách cẩn thận. Tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho toàn bộ Afghanistan”.
Trong một cuộc họp báo ở Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết: "Trong lúc theo dõi chặt chẽ các hành động của Taliban, Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác". Ông Kato thông báo, một đại diện của nước Nhật ở Doha thuộc nước Qatar sẽ tiến hành các cuộc gặp với các quan chức Taliban.
Trợ lý Ngoại trưởng Qatar là bà Lolwah Alkhater nói với AFP rằng, Taliban đã thể hiện “khá rõ chủ nghĩa thực tiễn”. Bà nêu rõ: “Hãy nắm bắt cơ hội tại đó… và xem xét các hành động công khai của họ. Trên thực tế họ là những người nắm quyền, không có nghi ngờ gì về điều đó”.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến quy tụ các nước láng giềng gồm có Pakistan, Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Iran và Turkmenistan để thảo luận về chiến lược Afghanistan, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan là ông Shah Mehmood Qureshi đã đưa ra ý tưởng mời các nhà cầm quyền mới ở Kabul đến các cuộc họp trong tương lai.
Ông đánh giá: "Sự tham gia của Afghanistan sẽ làm tăng hiệu quả của diễn đàn này, trong việc theo đuổi các mục tiêu chung của chúng ta vì hòa bình và ổn định lâu dài ở Afghanistan".
Phát biểu trước các phóng viên tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đại sứ quán Trung Quốc tại Afghanistan đang hoạt động bình thường, và các quan chức Trung Quốc “sẵn sàng duy trì liên lạc với chính phủ Afghanistan mới và các nhà lãnh đạo của nước này”.
Ông khẳng định: “Chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ mới của Afghanistan sẽ lắng nghe quan điểm của tất cả các nhóm sắc tộc và phe phái, và làm việc phù hợp với nguyện vọng của người dân và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã lưu ý rằng, Taliban đã nhấn mạnh về việc tất cả người dân sẽ được hưởng lợi từ chế độ mới”.
Theo Epoch Times tiếng Anh
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_210909-c01.jpg
Mỹ và Anh sẽ đánh giá tân chính phủ Taliban dựa trên hành động chứ không phải lời nói
Phát ngôn viên của Taliban là ông Zabihullah Mujahid phát biểu trong một cuộc họp báo tại Kabul vào ngày 7/9/2021. - Taliban ngày 7/9 công bố, cựu chiến binh Taliban Mullah Mohammad Hassan Akhund thuộc danh sách trừng phạt của Liên hợp quốc sẽ làm lãnh đạo cho chính phủ mới của họ, đồng thời trao các vị trí chủ chốt cho một số quan chức hàng đầu của nhóm phiến quân. (AAMIR QURESHI / AFP qua Getty Images)
Mỹ và Anh lo ngại về những thành viên được bổ nhiệm trong chính phủ do Taliban mới thành lập ở Afghanistan, còn một số quốc gia khác lại bày tỏ sự ủng hộ đối với cơ cấu cầm quyền lâm thời.
Vào ngày 7/9, nhóm phiến quân Taliban đã bổ nhiệm ông Mullah Mohammad Hassan Akhund làm thủ tướng lâm thời của Afghanistan, và người đồng sáng lập Taliban là ông Mullah Abdul Ghani Baradar sẽ trở thành phó thủ tướng trong tân chính quyền này. Ông Mullah Mohammad Hassan Akhund là một nhà lãnh đạo hàng đầu lâu năm của Taliban.
Các quan chức hàng đầu khác bao gồm ông Sirajuddin Haqqani - một thành viên của mạng lưới khủng bố Haqqani có liên kết với Taliban, và ông Mohammad Yaqoob - con trai của một trong những người sáng lập Taliban.
Trong một tuyên bố, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi nhấn mạnh rằng, danh sách tên được công bố chỉ bao gồm các cá nhân là thành viên của Taliban hoặc các cộng sự thân cận của họ và không có phụ nữ. Chúng tôi cũng lo ngại về các liên kết và hồ sơ theo dõi của một số cá nhân”.
Bản tuyên bố lập luận: “Chúng tôi hiểu rằng Taliban đã đưa ra [bản danh sách] này như một nội các lâm thời. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đánh giá Taliban bằng hành động chứ không phải lời nói”.
Vương quốc Anh cũng có cùng những lo ngại với Hoa Kỳ về chính phủ mới mà Taliban đề xuất cho Afghanistan.
Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết: “Chúng tôi muốn thấy, trong bất kỳ tình huống nào, một nhóm lãnh đạo đa dạng tìm cách giải quyết những cam kết mà Taliban đã đặt ra, và đó không phải là những gì chúng tôi đã thấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá Taliban dựa trên hành động của họ”.
Phía Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ không công nhận một chính phủ do Taliban lãnh đạo nếu nó không thể hiện được tính bao quát. Vào tháng Tám, nhóm phiến quân Taliban cho biết họ sẽ thành lập “một chính phủ hòa nhập”. Thậm chí ban đầu, nhóm này còn khẳng định phụ nữ Afghanistan có thể đi học và đi làm.
Tuy nhiên, sau đó nhóm khủng bố đã ra lời kêu gọi phụ nữ Afghanistan cần ở nhà. Một phát ngôn viên cho biết, lực lượng an ninh của họ không được đào tạo về "cách đối xử với phụ nữ" hay "làm thế nào để nói chuyện với phụ nữ". Trong buổi trao đổi với đài truyền hình SBS của Úc, một quan chức Taliban cho biết, phụ nữ ở Afghanistan sẽ không được phép chơi thể thao, vì nếu tham gia họ sẽ rơi vào tình trạng “không che chắn được mặt và cơ thể”.
Dưới thời kỳ Taliban cai trị Afghanistan trước đó, quyền tự do của phụ nữ nước này bị hạn chế nghiêm ngặt. Ở nơi công cộng, họ buộc phải mặc quần áo burqas che toàn bộ cơ thể, chỉ để lộ đôi mắt.
Trong một tuyên bố với các hãng thông tấn, một phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) nhận định: "Khi phân tích ban đầu về những cái tên được công bố, nó không giống như sự thiết lập bao quát và có tính đại diện về sự đa dạng sắc tộc và tôn giáo phong phú của Afghanistan mà chúng tôi hy vọng sẽ thấy, [cũng như những gì] Taliban đã hứa hẹn trong những tuần qua".
Trao đổi với các phóng viên tại Brussels, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu là ông Maros Sefcovic nói: "Chúng tôi đang xem xét rất, rất cẩn thận về cách chính phủ mới đang hành xử trước khi tương tác".
Một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc đã thừa nhận rằng, tổ chức quốc tế này không công nhận chính phủ lâm thời do Taliban thiết lập. Phát biểu trước các phóng viên ở New York về thông báo trên, ông đánh giá rằng, "chỉ có một giải pháp thương lượng và bao trùm mới mang lại hòa bình bền vững cho Afghanistan".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, việc loại trừ các nhóm bên ngoài Taliban, cùng với bạo lực do các phần tử khủng bố Taliban gây ra chống lại những người biểu tình và nhà báo ở Kabul, “không phải là tín hiệu cho thấy sự lạc quan”. Ngoại trưởng Maas đã đưa ra lời phát biểu trên tại Berlin, trước khi có cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_210826-a01.jpg
Một phụ nữ Afghanistan mặc áo khoác burqa đang tìm kiếm những món đồ cần mua tại một cửa hàng bày bán đồ gia dụng đã qua sử dụng tại một khu chợ ở Kabul vào ngày 25/8/2021, vốn trước đó đã được mua từ những người phải đối mặt với khó khăn tài chính và những người chạy trốn khỏi đất nước sau khi quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (WAKIL KOHSAR / AFP qua Getty Images)
Một số nhà lãnh đạo thế giới khác vẫn giữ thái độ trung lập, trong khi những người khác bày tỏ sự ủng hộ.
Trao đổi với các phóng viên tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đánh giá: “Rất khó để dự đoán chính phủ lâm thời này sẽ tiếp tục trong bao lâu. Tất cả những gì chúng ta phải làm là tuân theo quy trình này một cách cẩn thận. Tôi cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho toàn bộ Afghanistan”.
Trong một cuộc họp báo ở Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết: "Trong lúc theo dõi chặt chẽ các hành động của Taliban, Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các nước liên quan khác". Ông Kato thông báo, một đại diện của nước Nhật ở Doha thuộc nước Qatar sẽ tiến hành các cuộc gặp với các quan chức Taliban.
Trợ lý Ngoại trưởng Qatar là bà Lolwah Alkhater nói với AFP rằng, Taliban đã thể hiện “khá rõ chủ nghĩa thực tiễn”. Bà nêu rõ: “Hãy nắm bắt cơ hội tại đó… và xem xét các hành động công khai của họ. Trên thực tế họ là những người nắm quyền, không có nghi ngờ gì về điều đó”.
Phát biểu tại một hội nghị trực tuyến quy tụ các nước láng giềng gồm có Pakistan, Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Iran và Turkmenistan để thảo luận về chiến lược Afghanistan, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan là ông Shah Mehmood Qureshi đã đưa ra ý tưởng mời các nhà cầm quyền mới ở Kabul đến các cuộc họp trong tương lai.
Ông đánh giá: "Sự tham gia của Afghanistan sẽ làm tăng hiệu quả của diễn đàn này, trong việc theo đuổi các mục tiêu chung của chúng ta vì hòa bình và ổn định lâu dài ở Afghanistan".
Phát biểu trước các phóng viên tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, đại sứ quán Trung Quốc tại Afghanistan đang hoạt động bình thường, và các quan chức Trung Quốc “sẵn sàng duy trì liên lạc với chính phủ Afghanistan mới và các nhà lãnh đạo của nước này”.
Ông khẳng định: “Chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ mới của Afghanistan sẽ lắng nghe quan điểm của tất cả các nhóm sắc tộc và phe phái, và làm việc phù hợp với nguyện vọng của người dân và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đã lưu ý rằng, Taliban đã nhấn mạnh về việc tất cả người dân sẽ được hưởng lợi từ chế độ mới”.
Theo Epoch Times tiếng Anh