PDA

View Full Version : ĐCSTQ điều máy bay chiến đấu và ném bom vào không phận Đài Loan



giavui
09-06-2021, 11:51 PM
ĐCSTQ điều máy bay chiến đấu và ném bom vào không phận Đài Loan





https://img.ntdvn.com/2021/04/ntdvn_gettyimages-94996346.jpg

Trung Quốc đang thúc đẩy “chiến tranh nhận thức” nhắm vào Đài Loan. (Hình ảnh cờ Đài Loan bên trái và cờ Trung Quốc bên phải). (PATRICK LIN/AFP/Getty Images)

Trung Quốc đã điều 19 máy bay quân sự vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan vào ngày 5/9, tiếp tục tấn công vào hòn đảo tự trị, khiến Đài Loan phải điều máy bay phản lực đáp trả.

Vụ việc đã thu hút sự quan tâm của cả các quan chức đương nhiệm cũng như cựu quan chức Hoa Kỳ.

Vụ tấn công có sự tham gia của 10 máy bay chiến đấu đa năng J-16, 4 máy bay chiến đấu SU-30, 4 máy bay ném bom H-6 và một máy bay chống tàu ngầm Y-8, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan. Đáp lại, Đài Loan đã điều máy bay quân sự của riêng mình để giám sát máy bay của quân đội Trung Quốc, và triển khai hệ thống tên lửa để giám sát máy bay phản lực Trung Quốc.

Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết định điều máy bay của mình vào vùng không phận ADIZ của Đài Loan. Trung Quốc đã gửi 4 máy bay quân sự mỗi ngày, trong 2 ngày trước hôm Chủ nhật (5/9). Cuộc tấn công quy mô lớn trước đó xảy ra vào ngày 15/6, khi Bắc Kinh điều động 28 máy bay quân sự vào ADIZ của quốc đảo này.

Vùng nhận dạng phòng không (air defense identification zone - ADIZ) là một khu vực được tuyên bố công khai nằm ngay cạnh không phận quốc gia của một đất nước. Trong khu vực ADIZ này, các máy bay nước ngoài tiếp cận phải sẵn sàng gửi mã nhận dạng và vị trí của mình cho nước sở tại. Khu vực này cho phép một quốc gia có khoảng thời gian nhất định để phán đoán bản chất mục đích của máy bay đang bay đến, và thực hiện các biện pháp phòng thủ nếu cần.

Chế độ ĐCSTQ đã thực hiện các cuộc xâm lược tương tự trong năm qua với nỗ lực nhằm đe dọa chính phủ dân chủ ở Đài Loan, và ép buộc công chúng Đài Loan chấp nhận sự cai trị của chế độ này.

Thái độ hiếu chiến của Bắc Kinh đối với Đài Loan đã thể hiện rõ trong một bài báo được xuất bản bởi Thời báo Hoàn Cầu, kênh thông tấn diều hâu trực thuộc nhà nước Trung Quốc. Bài báo lập luận rằng, cuộc tấn công mới nhất của máy bay quân đội ĐCSTQ cho thấy "lợi thế áp đảo" của quân đội Trung Quốc so với các lực lượng vũ trang của Đài Loan. Báo này thậm chí gọi động thái này của ĐCSTQ là "cuộc diễn tập thường lệ".

Bài báo cho rằng, “khoảng cách quyền lực” giữa 2 bên sẽ cho phép chế độ ĐCSTQ ở Bắc Kinh bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ, ngay cả khi các lực lượng nước ngoài can thiệp”, như hệ quả tất yếu.

Bắc Kinh vẫn luôn tìm cách áp đặt quyền cai trị của mình đối với Đài Loan - thông qua chiến tranh hoặc các biện pháp khác để phá hoại nền dân chủ của quốc đảo này. Chế độ độc tài này luôn coi quốc đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình. Trên thực tế, Đài Loan là một quốc gia độc lập, có quan hệ ngoại giao với 15 quốc gia và duy trì quan hệ không chính thức với các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Phản ứng trước thông tin về cuộc xâm nhập mới nhất của ĐCSTQ, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã viết trên Twitter rằng: “Hoa Kỳ phải luôn đứng về phía Đài Loan và vì tự do”.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Bill Hagerty (Tennessee) cũng đã lên tiếng trên Twitter, khi ông kêu gọi Thượng viện Hoa Kỳ “phải thúc giục chính quyền ông Biden áp dụng một vị thế mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự xâm lược của nước ngoài”.

Ông nói thêm: "[ĐCSTQ] và các đối thủ khác sẽ tiếp tục thăm dò quyết tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta, sau thất bại của ông Biden ở Afghanistan".

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NTD cùng hệ thống với The Epoch Times hồi tháng Ba, Thượng nghị sĩ Hagerty cho biết, Hoa Kỳ không thể “chống lưng” cho Trung Quốc dưới thời chính quyền của ông Biden. Ông nêu rõ: "Trung Quốc đã gây hấn và săn mồi từ vị thế quân sự, từ vị thế ngoại giao và từ vị thế kinh tế trong rất nhiều năm".

Bắc Kinh đã khai thác cuộc rút quân hỗn loạn của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan để tiếp sức cho những tuyên truyền chống Hoa Kỳ của chế độ này. ĐCSTQ luôn có ý định làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới. Cơ quan ngôn luận của chế độ này là Thời báo Hoàn cầu đã đăng một số bài báo tuyên bố, Hoa Kỳ sẽ “bỏ rơi” Đài Loan giống như đã từng làm với Afghanistan.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đã tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong một cuộc họp ngắn vào ngày 17/8. Bà tuyên bố: “Chúng tôi sát cánh, như được nêu trong Thỏa thuận Quan hệ Đài Loan… Chúng tôi sát cánh với các đối tác trên khắp thế giới, những người là mục tiêu của kiểu tuyên truyền này”.

https://img.ntdvn.com/2021/04/ntdvn_taiwan-us-jets-700x420-1.jpg

Một máy bay chiến đấu F-16V do Hoa Kỳ sản xuất với vũ khí trang bị được trưng bày trong cuộc tập trận tại một căn cứ quân sự ở Gia Nghĩa, miền nam Đài Loan, vào ngày 15/01/2020 (Ảnh của Sam Yeh /AFP qua Getty Images)

Chính quyền Washington đã chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc để ủng hộ Bắc Kinh vào năm 1979. Song, nước Mỹ vẫn duy trì mối quan hệ bền chặt với quốc đảo Đài Loan, dựa trên Đạo luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act - TRA). Đạo luật này cho phép Hoa Kỳ cung cấp thiết bị quân sự cho hòn đảo để tự vệ.

Trao đổi với truyền thông địa phương hôm 6/9, nhà lập pháp Tsai Shih-ying thuộc đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền của Đài Loan đánh giá, vụ xâm nhập mới nhất cho thấy tầm quan trọng của việc Đài Loan cần gia tăng ngân sách quân sự để tăng cường khả năng tự phòng vệ.

Cựu đại sứ Hoa Kỳ Kelly Craft tại Liên Hợp Quốc dưới thời chính quyền Trump gần đây đã chỉ trích ĐCSTQ. Bà nhận định, chế độ độc tài này đã “lợi dụng cái chết của các nam và nữ quân nhân Hoa Kỳ cùng các công dân Afghanistan để gây nghi ngờ” về cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan.

Đại sứ Craft nêu rõ: “Thật xấu hổ cho họ. Xấu hổ cho họ vì đã sử dụng mạng sống của những người đàn ông và phụ nữ dũng cảm để tuyên truyền. Tôi ở đây để đảm bảo với bạn rằng họ [ĐCSTQ] đã sai. Tôi ở đây để đảm bảo với bạn về niềm tin của tôi vào cam kết vững chắc của Hoa Kỳ đối với quốc phòng của Đài Loan”.

Bà đưa ra nhận xét này tại Diễn đàn Ketagalan thường niên: Đối thoại An ninh Châu Á Thái Bình Dương (Ketagalan Forum: Asia Pacific Security Dialogue) vào ngày 31/8. Sự kiện được tổ chức trực tuyến trong năm nay, do các tổ chức tư vấn Đài Loan và Bộ Ngoại giao Đài Loan đồng tổ chức.

Bà Craft cho biết: "Không có Đài Loan, chúng tôi sẽ mất Thái Bình Dương. Xét cho cùng, chúng tôi là một quốc gia Thái Bình Dương và không thể phó mặc số phận của mình cho [ĐCSTQ]. Nếu Đài Loan bị mất, chúng tôi cũng thua".

Vào ngày 16/8, Tổng thống Dân chủ Mỹ Joe Biden cho biết, việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan sẽ cho phép nước này tập trung vào các vấn đề cấp bách hơn, bao gồm đối phó với ĐCSTQ.

Ông Biden nêu rõ: "Các đối thủ cạnh tranh chiến lược thực sự của chúng tôi - Trung Quốc và Nga - chỉ mong ngóng nước Mỹ tiếp tục đầu tư hàng tỷ USD, nguồn lực và sự chú ý vào việc ổn định Afghanistan vô thời hạn".

Theo Epoch Times tiếng Anh