duyanh
09-05-2021, 01:23 PM
Truyền thông Mỹ: Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-1324026888.jpg
Ảnh chụp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 17/6/2021 ở Tokyo. (Issei Kato - Pool/Getty Images)
Nhật Bản sắp bầu lại chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do, còn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết ông sẽ không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền. Hai cựu Ngoại trưởng Nhật Bản là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida đều có cơ hội được bầu lần này. Theo một báo cáo trước đó của The Wall Street Journal, nhà lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản sẽ củng cố lập trường diều hâu của mình đối với Trung Quốc.
Theo bài báo, đương kim Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chủ yếu tập trung vào công việc đối nội, ông thiếu kinh nghiệm ngoại giao và cũng không mấy mặn mà với việc đó. Cựu Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ Ichiro Fujisaki chỉ ra rằng, chính sách đối ngoại của ông Yoshihide Suga bị ảnh hưởng bởi lập trường của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và áp lực của Trung Quốc đối với Nhật Bản.
Sau khi ông Yoshihide Suga từ bỏ tranh cử vị trí chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), có hai ứng viên có thể kế nhiệm là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida. Cả hai ông đều từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, và cả hai đều đã đích thân tham gia vào vấn đề ngoại giao.
Bài báo chỉ ra rằng từ năm 2012 đến 2017, ông Fumio Kishida giữ chức Ngoại trưởng nhưng không diều hâu như nhiều nhân vật chính trị khác của LDP. Tuy nhiên, ông đã tuyên bố trong một văn bản chính sách trong năm nay rằng, Nhật Bản phải phòng thủ sẵn sàng để ngăn chặn sự xâm lược của Bắc Kinh. Ông cho rằng Tokyo nên có được tên lửa và có khả năng phá hủy tên lửa của đối phương trước khi chúng được phóng lên để tấn công Nhật Bản. Lập trường này khiến ông có nhiều khả năng được cựu Thủ tướng Shinzo Abe và những nhân vật lớn khác của phái bảo thủ trong đảng ủng hộ.
Ông Taro Kono từng theo học ngành chính trị quốc tế tại Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, và giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản từ năm 2017 đến năm 2019. Ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ năm 2019 đến năm 2020. Ông thường nhấn mạnh về việc điều động các máy bay quân sự của Nhật Bản để ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp do máy bay chiến đấu Trung Quốc gây ra, và ông cũng là quan chức chính phủ luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa.
Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi cũng có ý định cạnh tranh vị trí chủ tịch. Gần đây, ông cũng bày tỏ rằng Nhật Bản nên đầu tư vào công nghệ máy bay không người lái tiên tiến và tên lửa chính xác để đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh và Triều Tiên.
Theo bài báo, sau khi Trung Quốc trấn áp Hong Kong và chính quyền Mỹ Biden lên nắm quyền vẫn tiếp tục đối đầu chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, phái bồ câu của Đảng Dân chủ Tự do - những người muốn theo chính sách mềm mỏng với Trung Quốc - dường như đã biến mất.
Năm tới sẽ là kỷ niệm 50 năm "bình thường hóa quan hệ" giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa hai nước đang xấu đi từng ngày. Năm ngoái, Nhật Bản có kế hoạch mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tokyo thăm cấp nhà nước, nhưng đã không thành do dịch COVID-19. Trái lại, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan lại ngày càng khăng khít. Ngoài việc tặng vaccine, đại diện đảng cầm quyền hai nước là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật và Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của Đài thậm chí còn tổ chức "cuộc hội đàm 2 + 2".
Ông William Hagerty, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản từ năm 2017 đến năm 2019, nói rằng, ngày nay, các quan chức chính phủ Nhật Bản thường đề cập đến vấn đề Đài Loan và họ sẵn sàng hơn khi bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan.
Ông Hagerty nói: "Theo tôi, về việc Nhật Bản công khai thái độ, sự thay đổi này có nghĩa là Đài Loan xếp vị trí đầu tiên trong tim họ. Họ nghĩ đến Đài Loan trước tiên, và họ có những lý do rất chính đáng".
Đông Phương
Theo Vision Times
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_gettyimages-1324026888.jpg
Ảnh chụp Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga hôm 17/6/2021 ở Tokyo. (Issei Kato - Pool/Getty Images)
Nhật Bản sắp bầu lại chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do, còn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết ông sẽ không tái tranh cử chức chủ tịch đảng cầm quyền. Hai cựu Ngoại trưởng Nhật Bản là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida đều có cơ hội được bầu lần này. Theo một báo cáo trước đó của The Wall Street Journal, nhà lãnh đạo tiếp theo của Nhật Bản sẽ củng cố lập trường diều hâu của mình đối với Trung Quốc.
Theo bài báo, đương kim Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga chủ yếu tập trung vào công việc đối nội, ông thiếu kinh nghiệm ngoại giao và cũng không mấy mặn mà với việc đó. Cựu Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ Ichiro Fujisaki chỉ ra rằng, chính sách đối ngoại của ông Yoshihide Suga bị ảnh hưởng bởi lập trường của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và áp lực của Trung Quốc đối với Nhật Bản.
Sau khi ông Yoshihide Suga từ bỏ tranh cử vị trí chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP), có hai ứng viên có thể kế nhiệm là ông Taro Kono và ông Fumio Kishida. Cả hai ông đều từng giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, và cả hai đều đã đích thân tham gia vào vấn đề ngoại giao.
Bài báo chỉ ra rằng từ năm 2012 đến 2017, ông Fumio Kishida giữ chức Ngoại trưởng nhưng không diều hâu như nhiều nhân vật chính trị khác của LDP. Tuy nhiên, ông đã tuyên bố trong một văn bản chính sách trong năm nay rằng, Nhật Bản phải phòng thủ sẵn sàng để ngăn chặn sự xâm lược của Bắc Kinh. Ông cho rằng Tokyo nên có được tên lửa và có khả năng phá hủy tên lửa của đối phương trước khi chúng được phóng lên để tấn công Nhật Bản. Lập trường này khiến ông có nhiều khả năng được cựu Thủ tướng Shinzo Abe và những nhân vật lớn khác của phái bảo thủ trong đảng ủng hộ.
Ông Taro Kono từng theo học ngành chính trị quốc tế tại Đại học Georgetown, Hoa Kỳ, và giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản từ năm 2017 đến năm 2019. Ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản từ năm 2019 đến năm 2020. Ông thường nhấn mạnh về việc điều động các máy bay quân sự của Nhật Bản để ngăn chặn các trường hợp khẩn cấp do máy bay chiến đấu Trung Quốc gây ra, và ông cũng là quan chức chính phủ luôn coi Trung Quốc là mối đe dọa.
Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Nội vụ Sanae Takaichi cũng có ý định cạnh tranh vị trí chủ tịch. Gần đây, ông cũng bày tỏ rằng Nhật Bản nên đầu tư vào công nghệ máy bay không người lái tiên tiến và tên lửa chính xác để đối phó với các mối đe dọa từ Bắc Kinh và Triều Tiên.
Theo bài báo, sau khi Trung Quốc trấn áp Hong Kong và chính quyền Mỹ Biden lên nắm quyền vẫn tiếp tục đối đầu chống lại ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc, phái bồ câu của Đảng Dân chủ Tự do - những người muốn theo chính sách mềm mỏng với Trung Quốc - dường như đã biến mất.
Năm tới sẽ là kỷ niệm 50 năm "bình thường hóa quan hệ" giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng quan hệ giữa hai nước đang xấu đi từng ngày. Năm ngoái, Nhật Bản có kế hoạch mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tokyo thăm cấp nhà nước, nhưng đã không thành do dịch COVID-19. Trái lại, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan lại ngày càng khăng khít. Ngoài việc tặng vaccine, đại diện đảng cầm quyền hai nước là Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của Nhật và Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của Đài thậm chí còn tổ chức "cuộc hội đàm 2 + 2".
Ông William Hagerty, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản từ năm 2017 đến năm 2019, nói rằng, ngày nay, các quan chức chính phủ Nhật Bản thường đề cập đến vấn đề Đài Loan và họ sẵn sàng hơn khi bày tỏ sự ủng hộ đối với Đài Loan.
Ông Hagerty nói: "Theo tôi, về việc Nhật Bản công khai thái độ, sự thay đổi này có nghĩa là Đài Loan xếp vị trí đầu tiên trong tim họ. Họ nghĩ đến Đài Loan trước tiên, và họ có những lý do rất chính đáng".
Đông Phương
Theo Vision Times