duyanh
09-02-2021, 12:31 PM
Triều Tiên từ chối 3 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc do COVAX cung cấp
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_trieu-tien.jpg
Hình ảnh những người lính Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng (KIM WON JIN / AFP qua Getty Images)+-
Reuters đưa tin, vào hôm thứ Tư (ngày 1/9), Quỹ nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, Triều Tiên đã từ chối 3 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc do Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (COVAX) đề xuất cung cấp.
Quốc gia này cho biết nguyên từ chối là vì: nguồn cung vắc-xin toàn cầu hiện đang rất khan hiếm trong bối cảnh virus đang tiếp tục làm gia tăng ca nhiễm bệnh ở nhiều nơi; vì vậy Bình Nhưỡng cho rằng, vắc-xin nên được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Theo nhận định của The Epoch Times tiếng Trung, lý do này nghe có vẻ mâu thuẫn. Bởi vì Triều Tiên là một quốc gia nghèo, không có tiền mua vắc-xin. Được biết, trước đó Triều Tiên đã nộp đơn xin hỗ trợ thông qua chương trình COVAX của WHO, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được liều vắc-xin nào. Hơn nữa, vào đầu năm nay, kế hoạch vận chuyển khoảng 2 triệu liều AstraZeneca của COVAX đã bị chậm trễ.
Chính quyền Kim Jong Un đã báo cáo với WHO rằng, quốc gia này “không có ca nhiễm nào”, nhưng đến nay Triều Tiên vẫn đóng cửa biên giới. Các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước này kêu gọi người dân cảnh giác trong phòng chống dịch. Ông Kim Jong Un thì nói rằng, đợt bùng phát virus có liên quan đến “sự tồn vong của đất nước”.
Theo The Epoch Times, truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng công khai chỉ trích vắc-xin, đồng thời liên tục đưa tin về các sự cố gặp phải ở người được tiêm vắc-xin tại Mỹ và châu Âu. Trước đó vào tháng 5, tờ báo chính thức của Triều Tiên tuyên bố rằng: “vắc xin không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề”.
Tờ Wall Street Journal vào ngày 1/9 cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói với các phóng viên hồi tháng 7 rằng, Moscow đã nhiều lần đề xuất cung cấp vắc-xin cho Bình Nhưỡng. Nhưng không rõ liệu chính quyền Kim Jong Un có đồng ý nhận hay không.
Theo Reuters dẫn nguồn tin từ Viện Chiến lược An ninh Quốc gia do các cơ quan tình báo Hàn Quốc quản lý cho biết, Bình Nhưỡng không muốn nhận vắc-xin đến từ Trung Quốc vì lo ngại tính hiệu quả của chúng, tuy nhiên lại thể hiện sự quan tâm đến vắc-xin của Nga.
Trước đó, nhiều quốc gia như Chile, Mông Cổ, Seychelles, Indonesia…đã bùng phát những đợt dịch bệnh cao điểm sau khi tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc trên quy mô lớn. Vào tháng 5 năm nay, có thông tin cho rằng một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Trung Quốc — điều này đã khiến ông Kim Jong Un rất bất mãn.
Cho đến nay Triều Tiên vẫn giữ bí mật về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở quốc gia này. Điều này làm ngoại giới đặt ra nghi vấn về tuyên bố “số ca bệnh bằng 0” của Bình Nhưỡng. Theo tờ Wall Street Journal, hiện tại, các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên đang kêu gọi người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đồng thời biểu thị với các quan chức của bộ phận xét nghiệm và kiểm dịch rằng: “Không thể có bất kỳ sự khoan nhượng hoặc buông lỏng nào trong phong trào này.”
Minh Anh
https://img.ntdvn.com/2021/09/ntdvn_trieu-tien.jpg
Hình ảnh những người lính Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng (KIM WON JIN / AFP qua Getty Images)+-
Reuters đưa tin, vào hôm thứ Tư (ngày 1/9), Quỹ nhi đồng của Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, Triều Tiên đã từ chối 3 triệu liều vắc-xin Sinovac của Trung Quốc do Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng (COVAX) đề xuất cung cấp.
Quốc gia này cho biết nguyên từ chối là vì: nguồn cung vắc-xin toàn cầu hiện đang rất khan hiếm trong bối cảnh virus đang tiếp tục làm gia tăng ca nhiễm bệnh ở nhiều nơi; vì vậy Bình Nhưỡng cho rằng, vắc-xin nên được chuyển đến các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Theo nhận định của The Epoch Times tiếng Trung, lý do này nghe có vẻ mâu thuẫn. Bởi vì Triều Tiên là một quốc gia nghèo, không có tiền mua vắc-xin. Được biết, trước đó Triều Tiên đã nộp đơn xin hỗ trợ thông qua chương trình COVAX của WHO, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được liều vắc-xin nào. Hơn nữa, vào đầu năm nay, kế hoạch vận chuyển khoảng 2 triệu liều AstraZeneca của COVAX đã bị chậm trễ.
Chính quyền Kim Jong Un đã báo cáo với WHO rằng, quốc gia này “không có ca nhiễm nào”, nhưng đến nay Triều Tiên vẫn đóng cửa biên giới. Các phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước này kêu gọi người dân cảnh giác trong phòng chống dịch. Ông Kim Jong Un thì nói rằng, đợt bùng phát virus có liên quan đến “sự tồn vong của đất nước”.
Theo The Epoch Times, truyền thông nhà nước Triều Tiên cũng công khai chỉ trích vắc-xin, đồng thời liên tục đưa tin về các sự cố gặp phải ở người được tiêm vắc-xin tại Mỹ và châu Âu. Trước đó vào tháng 5, tờ báo chính thức của Triều Tiên tuyên bố rằng: “vắc xin không phải là thuốc chữa bách bệnh cho mọi vấn đề”.
Tờ Wall Street Journal vào ngày 1/9 cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói với các phóng viên hồi tháng 7 rằng, Moscow đã nhiều lần đề xuất cung cấp vắc-xin cho Bình Nhưỡng. Nhưng không rõ liệu chính quyền Kim Jong Un có đồng ý nhận hay không.
Theo Reuters dẫn nguồn tin từ Viện Chiến lược An ninh Quốc gia do các cơ quan tình báo Hàn Quốc quản lý cho biết, Bình Nhưỡng không muốn nhận vắc-xin đến từ Trung Quốc vì lo ngại tính hiệu quả của chúng, tuy nhiên lại thể hiện sự quan tâm đến vắc-xin của Nga.
Trước đó, nhiều quốc gia như Chile, Mông Cổ, Seychelles, Indonesia…đã bùng phát những đợt dịch bệnh cao điểm sau khi tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc trên quy mô lớn. Vào tháng 5 năm nay, có thông tin cho rằng một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Trung Quốc — điều này đã khiến ông Kim Jong Un rất bất mãn.
Cho đến nay Triều Tiên vẫn giữ bí mật về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở quốc gia này. Điều này làm ngoại giới đặt ra nghi vấn về tuyên bố “số ca bệnh bằng 0” của Bình Nhưỡng. Theo tờ Wall Street Journal, hiện tại, các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên đang kêu gọi người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đồng thời biểu thị với các quan chức của bộ phận xét nghiệm và kiểm dịch rằng: “Không thể có bất kỳ sự khoan nhượng hoặc buông lỏng nào trong phong trào này.”
Minh Anh