PDA

View Full Version : Một ‘hiệp sĩ’ trực chốt kiểm soát bị tố cưỡng đoạt 2 triệu đồng của shipper



duyanh
08-20-2021, 12:16 PM
Một ‘hiệp sĩ’ trực chốt kiểm soát bị tố cưỡng đoạt 2 triệu đồng của shipper





https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/08/anh-chup-man-hinh-2021-08-20-luc-63235-sa-700x366.png

Người đàn ông (bên trái) tại chốt kiểm dịch của phường Bình An bị tố cáo cưỡng đoạt tiền của shipper. (Ảnh: B.Đ./Tuổi Trẻ).

Người đàn ông thuộc thành viên đội xung kích của phường (thường được gọi là “hiệp sĩ”) phát hiện giấy xét nghiệm COVID-19 của nam shipper đã hết hạn, có dấu hiệu sửa chữa nên nói vi phạm này có thể phải ở tù rồi sau đó mặc cả 2 triệu đồng để bỏ qua.

Ngày 19/8, UBND phường Bình An (TP Dĩ An, Bình Dương) đang xác minh phản ánh của người dân về việc một người đàn ông ở khu vực chốt kiểm soát dịch bệnh – đầu đường Thống Nhất, có dấu hiệu “làm luật” với nhân viên giao hàng (shipper).

Trên báo Dân Trí, theo trình bày của anh H.T.Đ. (shipper), trưa 16/8, anh đi giao hàng ở khu vực TP. Dĩ An, khi đến chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở đầu đường Thống Nhất (phường Bình An) thì bị tổ công tác dừng xe kiểm tra.

Tại đây, một người mặc đồ thường có đeo thẻ, kiểm tra giấy tờ của anh Đ., phát hiện giấy xét nghiệm COVID-19 của anh này đã hết hạn, có dấu hiệu sửa chữa nên nói vi phạm này có thể phải ở tù.

Anh Đ. lo lắng, xin lập biên bản tại chốt nhưng người đàn ông này không chấp nhận. Người này điều khiển xe máy chở theo một người đàn ông khác dẫn anh Đ. về phường.

Tuy nhiên, đến chỗ vắng người, họ yêu cầu anh Đ. đưa 2 triệu đồng sẽ bỏ qua. Do không có tiền nên anh Đ. phải nhờ bạn chuyển 2 triệu đồng vào tài khoản của người đàn ông trên.

Khi nhận được tiền, hai người này lên xe đi và nói với anh Đ. lần sau qua chốt sẽ không bị kiểm tra nữa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Thanh Hùng – chủ tịch phường Bình An xác nhận, có nhận được thông tin trên và xác định người đàn ông bị tố cáo đúng là người của chốt kiểm dịch. Người đàn ông này là thành viên đội xung kích thuộc câu lạc bộ phòng chống tội phạm của phường (thường được gọi là “hiệp sĩ”).

Tại Bình Dương, hiện có hàng ngàn chốt kiểm soát được lập nên để hạn chế người dân ra đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Hầu như mỗi phường, mỗi khu phố… đều có chốt kiểm soát nên chỉ có những chốt lớn có sự tham gia của công an, còn nhiều chốt chỉ có “lực lượng hỗ trợ” và các tình nguyện viên.



DKN