PDA

View Full Version : Afghanistan hỗn loạn, Trung Quốc lo "ác mộng hàng trăm tỷ đô" ở Venezuela lặp lại



duyanh
08-20-2021, 11:50 AM
Afghanistan hỗn loạn, Trung Quốc lo "ác mộng hàng trăm tỷ đô" ở Venezuela lặp lại




Mối nguy hiểm đến từ sự bất ổn ở Pakistan, nơi các ngân hàng của Trung Quốc đã chi nhiều khoản đầu tư lớn. Bắc Kinh vẫn còn in sâu những "ác mộng" xuất phát từ những tính toán sai lầm ở Venezuela.

Sự kiện Mỹ vội vã rút quân khỏi Afghanistan cuối tuần trước được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc, mở ra cánh cửa để Bắc Kinh gia tăng tầm ảnh hưởng ở khu vực. Tuy nhiên, theo cây bút bình luận Shuli Ren của Bloomberg, có 1 sự thật mà Trung Quốc nên đối diện: điều duy nhất tồi tệ hơn việc lính Mỹ xuất hiện ở gần biên giới Trung Quốc thực ra lại là khi không có bóng dáng họ.

Afghanistan có nguy cơ trở thành cơn đau đầu lớn đối với Bắc Kinh bởi sự bất ổn ở nước láng giềng Pakistan, nơi Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền của cho các dự án cơ sở hạ tầng hoành tráng, cùng với những khoản vay khổng lồ dành cho Islamabad trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai con đường (BRI).
Kể từ khi BRI bắt đầu được triển khai năm 2013, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để xây dựng đường sá, nhà máy điện cũng như các con đập ở nước ngoài. 2 ngân hàng chính sách lớn là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho các nước trên khắp châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và châu Âu vay tổng cộng khoảng 282 tỷ USD. Số tiền lớn đến nỗi năm 2020 cán cân vốn của Trung Quốc thâm hụt lần đầu tiên trong lịch sử.
https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2021/8/19/china-16293647384352114221993.png (https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2021/8/19/china-16293647384352114221993.png)

Các ngân hàng chính sách của TQ đã giải ngân các khoản vay có tổng trị giá gần 500 tỷ USD cho các nước - tương đương số tiền World Bank giải ngân trong cùng kỳ.
Pakistan, nước có chung biên giới với cả Trung Quốc và Afghanistan, là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ BRI. Chỉ riêng dự án hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đã có quy mô 62 tỷ USD. Nước này đóng vai trò là điểm quan trọng kết nối các lợi ích của Trung Quốc ở Trung Á với các tuyến đường vận tải ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên gần đây Bắc Kinh bắt đầu phải lo lắng về các tài sản ở Pakistan.. Hôm 14/7, 9 kỹ sư Trung Quốc đang làm việc tại dự án thủy điện Dasu đã thiệt mạng trong 1 vụ nổ xe buýt ở miền bắc Pakistan. Có giá trị 4 tỷ USD, đây là dự án được tài trợ bởi World Bank và do tập đoàn quốc doanh Gezhouba của Trung Quốc dẫn dắt. Trước đó, hồi tháng 4 cũng đã xảy ra 1 vụ nổ tương tự khi lực lượng Taliban nổ bom cảm tử trước cửa khách sạn nơi nhân viên đại sứ quán Trung Quốc đang ở.

Đã 1 tháng trôi qua, chưa ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công ở Dasu. Tuần trước Pakistan đổ lỗi cho Taliban.





https://www.youtube.com/watch?v=Kiav8HnVK7s

https://i.ytimg.com/vi/Kiav8HnVK7s/maxresdefault.jpg (https://i.ytimg.com/vi/Kiav8HnVK7s/maxresdefault.jpg)

AKISTAN: INDIA, AFGHANISTAN BEHIND DASU ATTACK | Indus News

Tuy nhiên hồi tháng 7 khi được hỏi về liên hệ giữa vụ tấn công ở Dasu với Taliban, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khôn khéo trả lời "Taliban nào?" Bắc Kinh nhìn nhận Taliban ở Afghanistan là "lực lượng quân sự và chính trị nòng cốt" nhưng Taliban ở Pakistan lại là "1 nhóm khủng bố".

Mặc dù Trung Quốc gần như không đầu tư vào Afghanistan, Pakistan trở nên bất ổn là điều không được phép xảy ra. Bắc Kinh vẫn còn nhớ rất rõ những sai lầm ở Venezuela 6 năm trước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc mơ Vành đai con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình như thế nào.

Venezuela từng là điểm đến ưa thích của các ngân hàng chính sách Trung Quốc. Với các khoản nợ được đổi sang dầu mỏ, Bắc Kinh đặt cược rằng sản lượng dầu mỏ của Venezuela sẽ đủ để làm tài sản đảm bảo cho các khoản nợ. Tuy nhiên kể từ khi Tổng thống Nicolas Maduro lên nắm quyền năm 2013, Trung Quốc đã cấp tín dụng khoảng 40 tỷ USD cho Venezuela mà trong đó có tới 30 tỷ USD đã trở thành nợ xấu.

Trong 2 năm 2014 và 2015, giá dầu thô biển Bắc đã lao dốc một nửa so với mức đỉnh 100 USD. Trung Quốc còn phải gia hạn các khoản vay trước đó (tổng giá trị khoảng 9 tỷ USD) chỉ để giúp Venezuela sống sót quá cuộc khủng hoảng và tăng sản lượng. Cho đến nay Trung Quốc vẫn mắc kẹt với những vay đã dành cho Venezuela.

"Bẫy nợ" này ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin. Kể từ năm 2013 đến nay các ngân hàng chính sách của Trung Quốc đã ngừng cấp vốn mới cho Venezuela. Giờ thì mối lo ngại là kịch bản tương tự sẽ lặp lại ở Pakistan nếu nước này rơi vào tình trạng bất ổn.

Các rắc rối của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ cách cho vay. Trong khi các dự án do World Bank tài trợ đều dựa trên những thước đo được tính toán kỹ lưỡng như mức độ rủi ro của nước nhận khoản vay và yêu cầu tỷ suất hoàn vốn phải đạt mức nhất định, các khoản vay của Trung Quốc có điều kiện lỏng lẻo hơn. Thay vì nhìn vào lịch sử tín dụng của nước đó, Bắc Kinh lại cố gắng dự báo con nợ sẽ như thế nào nếu nhận đủ vốn đầu tư và phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng như hứa hẹn.

Sự kiện lính Mỹ vội vã rút khỏi Afghanistan đã ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của nước Mỹ trong mắt công chúng quốc tế, nhưng đó cũng không phải là chiến thắng dành cho Trung Quốc. Một cường quốc muốn mang binh lính trở về quê nhà, trong khi cường quốc còn lại muốn mức lợi nhuận dương để hiện thực hóa giấc mơ về "con đường tơ lụa mới".


Tham khảo Bloomberg


Thu Hương