duyanh
08-20-2021, 11:48 AM
Việt Nam: 2.380 nhân viên y tế bị lây nhiễm COVID-19, trong đó có 3 người tử vong
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có 2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/08/covid-19-bac-si-tphcm.jpg
Các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP.HCM. (Ảnh: Hải An/suckhoedoisong.vn)
Tại buổi tọa đàm “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” hôm 19/8, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM nhận định “chưa bao giờ cả nước phải đối mặt với đợt dịch khốc liệt như hiện nay với hơn 300.000 ca nhiễm. Những ngày qua, với xấp xỉ 9.000 ca nhiễm mới/ngày, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang… thực sự là gánh nặng rất lớn đối với ngành y tế”.
Các bệnh viện, trường ĐH tập trung rất nhiều lực lượng, các sinh viên tình nguyện… để hỗ trợ phòng dịch. Lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có các sinh viên, nhiều ca làm việc lên đến 12 tiếng đồng hồ, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không có điều hòa… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các y, bác sĩ, nhân viên y tế.
Nhiều y bác sĩ, sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với F0 và đồ bảo hộ nên chưa có kinh nghiệm, trong khi phải làm việc tại nơi có nồng độ virus cao, nên nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, đã có 900 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm trong quá trình làm việc trong đợt dịch này.
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có 2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương.
“Nhiều trường hợp hồi sức cấp cứu thiếu nhân viên y tế. Các y bác sĩ đã phải khóc khi không cứu được bệnh nhân”, bà Bình nói.
Bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện K vào hỗ trợ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM gần 1 tháng nay, chia sẻ “ở đây không ai được hít khí trời”.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 là tuyến cuối, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải thở máy nên “để bệnh nhân được hít khí trời” trở thành mục tiêu của các y bác sĩ.
“Chúng tôi choáng ngợp bởi số lượng bệnh nhân nặng lớn, bệnh nhân tử vong cao”, trong khi bác sĩ chuyên môn không có nhiều, bác sĩ Tĩnh nói.
“Chưa bao giờ các bác sĩ gặp áp lực lớn như vậy, áp lực về mặt tâm lý, 3 ca 4 kíp, mỗi ca 8 tiếng, ca đêm 10 tiếng, phải làm việc trong bộ đồ bảo hộ liên tục, rà soát từng khâu, quần áo bảo hộ cấp 4, hướng dẫn từng bước một để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cán bộ y tế. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ho thẳng vào mặt trong quá trình khám chữa bệnh.
Chúng tôi giữ khoảng cách với nhau cả khi họp, ăn, sinh hoạt. Công việc liên tục, nghỉ giữa giờ cũng chỉ ra sảnh để thở, ăn uống qua loa, hết ca trực thực sự mệt mỏi. Nhiều lúc phải ăn thức ăn nguội vì không có lò vi sóng”…
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ khu vực miền Tây, phụ trách ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long cho rằng, khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt bác sĩ hồi sức cấp cứu.
“Nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường. Với các bệnh nhân rất nặng thì các bác sĩ khác không thể thay thế bác sĩ hồi sức cấp cứu được”, bác sĩ Cấp nói.
Bác sĩ Cấp cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu thốn trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế. Nhiều đơn vị quan tâm tặng đồ phòng hộ nhưng vì thiếu kinh nghiệm đã mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này sẽ khiến nhân viên y tế bị lây nhiễm cao.
Tại buổi tọa đàm, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng liên đoàn đã hỗ trợ một triệu đồng để tăng cường bữa ăn cho y bác sĩ, hỗ trợ thêm 2 triệu đồng cho mỗi người vào miền Nam…
Thống kê trong hai tháng qua, hơn 12.000 y bác sĩ từ miền Bắc, Trung đã vào tâm dịch phía Nam. Trong đó, 7.000 người hỗ trợ TP.HCM, hơn 5.000 người hỗ trợ các tỉnh còn lại. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả, chịu áp lực lớn cả về vật chất và tinh thần trong quá trình làm việc.
Minh Long
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có 2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/08/covid-19-bac-si-tphcm.jpg
Các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP.HCM. (Ảnh: Hải An/suckhoedoisong.vn)
Tại buổi tọa đàm “Bảo vệ Blouse trắng nơi tuyến đầu” hôm 19/8, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, thành viên Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM nhận định “chưa bao giờ cả nước phải đối mặt với đợt dịch khốc liệt như hiện nay với hơn 300.000 ca nhiễm. Những ngày qua, với xấp xỉ 9.000 ca nhiễm mới/ngày, tập trung chủ yếu ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang… thực sự là gánh nặng rất lớn đối với ngành y tế”.
Các bệnh viện, trường ĐH tập trung rất nhiều lực lượng, các sinh viên tình nguyện… để hỗ trợ phòng dịch. Lực lượng lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có các sinh viên, nhiều ca làm việc lên đến 12 tiếng đồng hồ, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không có điều hòa… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các y, bác sĩ, nhân viên y tế.
Nhiều y bác sĩ, sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với F0 và đồ bảo hộ nên chưa có kinh nghiệm, trong khi phải làm việc tại nơi có nồng độ virus cao, nên nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Theo Sở Y tế TP.HCM, đã có 900 nhân viên y tế đã bị lây nhiễm trong quá trình làm việc trong đợt dịch này.
PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết đến ngày 19/8, đã có 2.380 nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 khi làm việc, ba người tử vong gồm hai tại TP.HCM, một Bình Dương.
“Nhiều trường hợp hồi sức cấp cứu thiếu nhân viên y tế. Các y bác sĩ đã phải khóc khi không cứu được bệnh nhân”, bà Bình nói.
Bác sĩ Nguyễn Bá Tĩnh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Phụ trách phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện K vào hỗ trợ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM gần 1 tháng nay, chia sẻ “ở đây không ai được hít khí trời”.
Bệnh viện Hồi sức COVID-19 là tuyến cuối, điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải thở máy nên “để bệnh nhân được hít khí trời” trở thành mục tiêu của các y bác sĩ.
“Chúng tôi choáng ngợp bởi số lượng bệnh nhân nặng lớn, bệnh nhân tử vong cao”, trong khi bác sĩ chuyên môn không có nhiều, bác sĩ Tĩnh nói.
“Chưa bao giờ các bác sĩ gặp áp lực lớn như vậy, áp lực về mặt tâm lý, 3 ca 4 kíp, mỗi ca 8 tiếng, ca đêm 10 tiếng, phải làm việc trong bộ đồ bảo hộ liên tục, rà soát từng khâu, quần áo bảo hộ cấp 4, hướng dẫn từng bước một để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cán bộ y tế. Bệnh nhân hoàn toàn có thể ho thẳng vào mặt trong quá trình khám chữa bệnh.
Chúng tôi giữ khoảng cách với nhau cả khi họp, ăn, sinh hoạt. Công việc liên tục, nghỉ giữa giờ cũng chỉ ra sảnh để thở, ăn uống qua loa, hết ca trực thực sự mệt mỏi. Nhiều lúc phải ăn thức ăn nguội vì không có lò vi sóng”…
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ khu vực miền Tây, phụ trách ba tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long cho rằng, khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt bác sĩ hồi sức cấp cứu.
“Nhiều bác sĩ hồi sức cấp cứu phải làm việc với cường độ 500% so với thông thường. Với các bệnh nhân rất nặng thì các bác sĩ khác không thể thay thế bác sĩ hồi sức cấp cứu được”, bác sĩ Cấp nói.
Bác sĩ Cấp cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu thốn trang bị phòng hộ cho nhân viên y tế. Nhiều đơn vị quan tâm tặng đồ phòng hộ nhưng vì thiếu kinh nghiệm đã mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc này sẽ khiến nhân viên y tế bị lây nhiễm cao.
Tại buổi tọa đàm, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, Tổng liên đoàn đã hỗ trợ một triệu đồng để tăng cường bữa ăn cho y bác sĩ, hỗ trợ thêm 2 triệu đồng cho mỗi người vào miền Nam…
Thống kê trong hai tháng qua, hơn 12.000 y bác sĩ từ miền Bắc, Trung đã vào tâm dịch phía Nam. Trong đó, 7.000 người hỗ trợ TP.HCM, hơn 5.000 người hỗ trợ các tỉnh còn lại. Họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả, chịu áp lực lớn cả về vật chất và tinh thần trong quá trình làm việc.
Minh Long