duyanh
08-12-2021, 12:32 PM
Liên minh Trung Quốc – Pakistan tại Afghanistan làm Ấn Độ lo lắng
https://s.rfi.fr/media/display/a2c48612-f9f0-11eb-b270-005056a90284/w:1280/p:16x9/000_93A7PU.webp
Phụ nữ Afghanistan tham gia một chương trình đào tạo tại Học viện Huấn luyện Sĩ quan, Chennai, Ấn Độ, ngày 18/02/2021. AFP - ARUN SANKAR
Trung Quốc và Pakistan thông báo sẽ hợp tác chặt chẽ tại Afghanistan vào lúc quân đội Mỹ và các lực lượng quốc tế đang tiến hành triệt thoái, để lại một khoảng trống an ninh lớn cho phe nổi dậy Taliban đến khai thác. Theo South China Morning Post, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ lấy làm lo lắng vì thông báo trên.
Những mối quan hệ căng thẳng
Vào lúc quan hệ giữa New Dehli với Bắc Kinh và Islamabad đang căng thẳng, kế hoạch hợp tác 5 điểm được ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Pakistan Shah Mahmood Qureshi, đang làm dấy lên nhiều nỗi lo ở Ấn Độ. Nước này đang chuẩn bị đối phó với những bất ổn, chắc chắn sẽ dẫn đến nội chiến tại Afghanistan.
Ông C. Raja Mohan, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á, trường đại học Quốc gia Singapore, cho rằng một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Pakistan rất có thể sẽ trở thành một « thách thức lớn cho Ấn Độ ». Theo ông, « dấu ấn khu vực hay toàn cầu của Trung Quốc ngày một lớn, và giờ chỉ là vấn đề thời gian trước khi dấu ấn này được thấy rõ ở Afghanistan. »
Ấn Độ hiện đang bị vướng vào một cuộc tranh chấp biên giới với Trung Quốc, và xem Pakistan như là một đối thủ truyền kiếp. Đối với New Dehli, mối quan hệ hợp tác song phương thông qua hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là một mối đe dọa cho thương mại và an ninh của Ấn Độ.
Những mối bận tâm này chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và ngoại trưởng Ấn S. Jaishankar trong tuần vừa qua tại New Dehli.
Sự lo lắng này của Ấn Độ còn thể hiện rõ qua việc tướng Wali Mohammad Ahmadzai, tổng tư lệnh quân đội Afghanistan, thăm Ấn Độ hôm thứ Hai, 02/8/2021, để thảo luận với các quan chức quân sự và an ninh Ấn Độ về hợp tác quốc phòng. Trong khi đó, phe Taliban, khẳng định kiểm soát được 85% vùng lãnh thổ, đòi tổng thống Ashraf Ghani từ chức, điều mà chính phủ Kabul hiện nay tìm cách tránh bằng cách đàm phán với phe nổi dậy tại Doha, thủ đô Qatar.
Quân đội Afghanistan, vốn đã phải đối mặt với nhiều tổn thất trên chiến trường những tuần gần đây, hiện tập trung lực lượng vào những thành phố quan trọng nhất và những cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất như các cửa khẩu biên giới. Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục hậu thuẫn bằng các cuộc không kích, ngay cả sau khi binh sĩ Mỹ được rút hết vào tháng 9/2021 này, đặt dấu chấm hết cho 20 năm hiện diện quân sự của Mỹ tại Afghanistan.
Theo giải thích của Li Li, trợ lý giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế, đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cuộc gặp của ngoại trưởng Vương Nghị với người đồng cấp Pakistan hồi đầu tháng 8/2021 làm nổi rõ những kỳ vọng của Trung Quốc tại Afghanistan.
Trong một thông cáo được công bố sau cuộc hội đàm, cùng với nhiều vấn đề khác, Trung Quốc mong muốn ngăn chặn cuộc nội chiến, bảo đảm là Afghanistan không trở thành nơi ẩn náu cho quân khủng bố và làm sao cho cuộc đối thoại giữa các phe phái tại Afghanistan tiếp tục.
Bà Li Li lưu ý, « Trung Quốc chỉ có thể đóng góp vào sự ổn định và phát triển của Afghanistan, nhưng không thể mang đến một giải pháp chính trị. Nếu cần thiết, Bắc Kinh có thể tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc ».
Những cuộc xung đột biên giới
Trong ván cờ này, những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đóng một vai trò lớn cho phát triển kinh tế của Afghanistan. Theo truyền thông Trung Quốc hồi đầu tháng 8/2021, Bắc Kinh, Islamabad và Kabul cùng nhắm đến việc mở rộng dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) sang Afghanistan. Chương trình CPEC này là một phần trong dự án Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Đây chính là điểm khiến Ấn Độ lo ngại. Amar Sinha, cựu đại sứ Ấn Độ tại Afghanistan, cho rằng không bên nào có thể phản đối việc cải thiện tính kết nối của khu vực, tuy nhiên, CPEC sẽ đi qua một phần lãnh thổ của Ấn Độ, bị Pakistan chiếm đóng « bất hợp pháp ». Việc lôi kéo Kabul vào dự án chẳng khác gì với việc công nhận quyền hợp pháp của Pakistan đối với vùng lãnh thổ đó.
Mặt khác, New Dehli nghi ngờ Islamabad hậu thuẫn những phần tử Hồi Giáo cực đoan, vốn dĩ đang nhắm vào Ấn Độ và nhắm vào những nỗ lực thiết lập ảnh hưởng của Ấn Độ tại vùng Nam Á để chống Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh chưa vội can dự vào với tư cách là một nhà đầu tư lớn, vì trọng tâm của Trung Quốc hiện giờ là hỗ trợ nhân đạo, trước khi có được một thỏa thuận chính trị. « Chỉ khi nào hòa bình và sự ổn định được bảo đảm, thì khi ấy đầu tư Trung Quốc sẽ có một vai trò quan trọng hơn », bà Li Li giải thích.
Về phần mình, Islamabad nuôi dưỡng phe Taliban từ lâu, nay cũng muốn phe nổi dậy này tham gia vào cơ cấu điều hành đất nước. Theo giải thích của nhà chính trị học Pakistan, bà Ayesha Siddiqa, Pakistan nghĩ rằng có thể duy trì các kênh liên lạc với phe nổi dậy cho Trung Quốc, đổi lại, sự can dự của Bắc Kinh vào dự án CPEC mang lại một sự bảo đảm cho phát triển cơ sở hạ tầng chống lại những mối đe dọa an ninh.
Tuy nhiên, việc phòng chống các hành vi khủng bố là một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào. Vụ nổ tung một chiếc xe buýt ở Dasu hồi đầu tháng 8/2021, làm nhiều công dân Trung Quốc thiệt mạng, là một ví dụ điển hình. Và Pakistan cũng phải triển khai quân đội dọc theo biên giới với Afghanistan để ngăn chặn bạo lực tràn sang nước này.
Bình ổn khu vực
Afghanistan nổi tiếng là « mồ chôn cho các đế chế », nhiều đại cường như Anh, Nga và Mỹ đều nếm mùi thất bại. Ấn Độ tự hỏi : Làm thế nào Trung Quốc có thể làm tốt hơn ? Vẫn theo nhà chính trị học Ayesha Siddiqa, mục tiêu của Trung Quốc bảo vệ các lợi ích của mình, « không ai có được bí quyết thần kỳ cho sự ổn định của Afghanistan, và Trung Quốc chỉ muốn rằng lãnh thổ và những người dân Hồi Giáo của họ không bị đe dọa ».
Chỉ có điều ý muốn này của Trung Quốc chưa hẳn đồng điệu với giới tướng lĩnh Pakistan. Giới quan sát e ngại rằng, chỉ vì những căng thẳng trong quan hệ với Ấn Độ và vì những lợi ích trong ngắn hạn, giới tướng lĩnh Pakistan tiếp tục duy trì sự hậu thuẫn, giúp phe Taliban kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ hơn, chống lại chính quyền và các đồng minh của Kabul, trong đó có New Dehli.
Theo South China Morning Post, trong suốt 20 năm gần đây, Ấn Độ đã dành ra hơn 3 tỷ đô la cho nhiều dự án phát triển ở Afghanistan, chủ yếu là cấp học bổng, xây bệnh viện, cầu đường, các trạm xăng và tòa nhà Nghị viện…
Liệu việc Trung Quốc ngày càng chú trọng nhiều vào tình hình kinh tế của Afghanistan có sẽ mang lại cho Pakistan một không gian để đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh và chính trị ? Đây chính là một trong số những mối lo chính của Ấn Độ hiện nay, theo như quan sát của ông Rajiv Bhatia, một nhà cựu ngoại giao, thành viên nhóm tư vấn Gateway House, có trụ sở ở Mumbai. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập của Ấn Độ vào vùng Trung Á và Á-Âu thông qua ngả Afghanistan.
https://www.youtube.com/watch?v=6KLSlMYNOvo
Taliban seize control over Afghanistan’s north | DW News
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/a2c48612-f9f0-11eb-b270-005056a90284/w:1280/p:16x9/000_93A7PU.webp
Phụ nữ Afghanistan tham gia một chương trình đào tạo tại Học viện Huấn luyện Sĩ quan, Chennai, Ấn Độ, ngày 18/02/2021. AFP - ARUN SANKAR
Trung Quốc và Pakistan thông báo sẽ hợp tác chặt chẽ tại Afghanistan vào lúc quân đội Mỹ và các lực lượng quốc tế đang tiến hành triệt thoái, để lại một khoảng trống an ninh lớn cho phe nổi dậy Taliban đến khai thác. Theo South China Morning Post, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ lấy làm lo lắng vì thông báo trên.
Những mối quan hệ căng thẳng
Vào lúc quan hệ giữa New Dehli với Bắc Kinh và Islamabad đang căng thẳng, kế hoạch hợp tác 5 điểm được ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo, sau cuộc gặp với đồng nhiệm Pakistan Shah Mahmood Qureshi, đang làm dấy lên nhiều nỗi lo ở Ấn Độ. Nước này đang chuẩn bị đối phó với những bất ổn, chắc chắn sẽ dẫn đến nội chiến tại Afghanistan.
Ông C. Raja Mohan, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á, trường đại học Quốc gia Singapore, cho rằng một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và Pakistan rất có thể sẽ trở thành một « thách thức lớn cho Ấn Độ ». Theo ông, « dấu ấn khu vực hay toàn cầu của Trung Quốc ngày một lớn, và giờ chỉ là vấn đề thời gian trước khi dấu ấn này được thấy rõ ở Afghanistan. »
Ấn Độ hiện đang bị vướng vào một cuộc tranh chấp biên giới với Trung Quốc, và xem Pakistan như là một đối thủ truyền kiếp. Đối với New Dehli, mối quan hệ hợp tác song phương thông qua hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan là một mối đe dọa cho thương mại và an ninh của Ấn Độ.
Những mối bận tâm này chắc chắn nằm trong chương trình nghị sự của cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và ngoại trưởng Ấn S. Jaishankar trong tuần vừa qua tại New Dehli.
Sự lo lắng này của Ấn Độ còn thể hiện rõ qua việc tướng Wali Mohammad Ahmadzai, tổng tư lệnh quân đội Afghanistan, thăm Ấn Độ hôm thứ Hai, 02/8/2021, để thảo luận với các quan chức quân sự và an ninh Ấn Độ về hợp tác quốc phòng. Trong khi đó, phe Taliban, khẳng định kiểm soát được 85% vùng lãnh thổ, đòi tổng thống Ashraf Ghani từ chức, điều mà chính phủ Kabul hiện nay tìm cách tránh bằng cách đàm phán với phe nổi dậy tại Doha, thủ đô Qatar.
Quân đội Afghanistan, vốn đã phải đối mặt với nhiều tổn thất trên chiến trường những tuần gần đây, hiện tập trung lực lượng vào những thành phố quan trọng nhất và những cơ sở hạ tầng thiết yếu nhất như các cửa khẩu biên giới. Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục hậu thuẫn bằng các cuộc không kích, ngay cả sau khi binh sĩ Mỹ được rút hết vào tháng 9/2021 này, đặt dấu chấm hết cho 20 năm hiện diện quân sự của Mỹ tại Afghanistan.
Theo giải thích của Li Li, trợ lý giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế, đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cuộc gặp của ngoại trưởng Vương Nghị với người đồng cấp Pakistan hồi đầu tháng 8/2021 làm nổi rõ những kỳ vọng của Trung Quốc tại Afghanistan.
Trong một thông cáo được công bố sau cuộc hội đàm, cùng với nhiều vấn đề khác, Trung Quốc mong muốn ngăn chặn cuộc nội chiến, bảo đảm là Afghanistan không trở thành nơi ẩn náu cho quân khủng bố và làm sao cho cuộc đối thoại giữa các phe phái tại Afghanistan tiếp tục.
Bà Li Li lưu ý, « Trung Quốc chỉ có thể đóng góp vào sự ổn định và phát triển của Afghanistan, nhưng không thể mang đến một giải pháp chính trị. Nếu cần thiết, Bắc Kinh có thể tham gia vào nhiệm vụ gìn giữ hòa bình dưới sự ủy nhiệm của Liên Hiệp Quốc ».
Những cuộc xung đột biên giới
Trong ván cờ này, những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ đóng một vai trò lớn cho phát triển kinh tế của Afghanistan. Theo truyền thông Trung Quốc hồi đầu tháng 8/2021, Bắc Kinh, Islamabad và Kabul cùng nhắm đến việc mở rộng dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) sang Afghanistan. Chương trình CPEC này là một phần trong dự án Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Đây chính là điểm khiến Ấn Độ lo ngại. Amar Sinha, cựu đại sứ Ấn Độ tại Afghanistan, cho rằng không bên nào có thể phản đối việc cải thiện tính kết nối của khu vực, tuy nhiên, CPEC sẽ đi qua một phần lãnh thổ của Ấn Độ, bị Pakistan chiếm đóng « bất hợp pháp ». Việc lôi kéo Kabul vào dự án chẳng khác gì với việc công nhận quyền hợp pháp của Pakistan đối với vùng lãnh thổ đó.
Mặt khác, New Dehli nghi ngờ Islamabad hậu thuẫn những phần tử Hồi Giáo cực đoan, vốn dĩ đang nhắm vào Ấn Độ và nhắm vào những nỗ lực thiết lập ảnh hưởng của Ấn Độ tại vùng Nam Á để chống Trung Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh chưa vội can dự vào với tư cách là một nhà đầu tư lớn, vì trọng tâm của Trung Quốc hiện giờ là hỗ trợ nhân đạo, trước khi có được một thỏa thuận chính trị. « Chỉ khi nào hòa bình và sự ổn định được bảo đảm, thì khi ấy đầu tư Trung Quốc sẽ có một vai trò quan trọng hơn », bà Li Li giải thích.
Về phần mình, Islamabad nuôi dưỡng phe Taliban từ lâu, nay cũng muốn phe nổi dậy này tham gia vào cơ cấu điều hành đất nước. Theo giải thích của nhà chính trị học Pakistan, bà Ayesha Siddiqa, Pakistan nghĩ rằng có thể duy trì các kênh liên lạc với phe nổi dậy cho Trung Quốc, đổi lại, sự can dự của Bắc Kinh vào dự án CPEC mang lại một sự bảo đảm cho phát triển cơ sở hạ tầng chống lại những mối đe dọa an ninh.
Tuy nhiên, việc phòng chống các hành vi khủng bố là một nhiệm vụ không dễ dàng chút nào. Vụ nổ tung một chiếc xe buýt ở Dasu hồi đầu tháng 8/2021, làm nhiều công dân Trung Quốc thiệt mạng, là một ví dụ điển hình. Và Pakistan cũng phải triển khai quân đội dọc theo biên giới với Afghanistan để ngăn chặn bạo lực tràn sang nước này.
Bình ổn khu vực
Afghanistan nổi tiếng là « mồ chôn cho các đế chế », nhiều đại cường như Anh, Nga và Mỹ đều nếm mùi thất bại. Ấn Độ tự hỏi : Làm thế nào Trung Quốc có thể làm tốt hơn ? Vẫn theo nhà chính trị học Ayesha Siddiqa, mục tiêu của Trung Quốc bảo vệ các lợi ích của mình, « không ai có được bí quyết thần kỳ cho sự ổn định của Afghanistan, và Trung Quốc chỉ muốn rằng lãnh thổ và những người dân Hồi Giáo của họ không bị đe dọa ».
Chỉ có điều ý muốn này của Trung Quốc chưa hẳn đồng điệu với giới tướng lĩnh Pakistan. Giới quan sát e ngại rằng, chỉ vì những căng thẳng trong quan hệ với Ấn Độ và vì những lợi ích trong ngắn hạn, giới tướng lĩnh Pakistan tiếp tục duy trì sự hậu thuẫn, giúp phe Taliban kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ hơn, chống lại chính quyền và các đồng minh của Kabul, trong đó có New Dehli.
Theo South China Morning Post, trong suốt 20 năm gần đây, Ấn Độ đã dành ra hơn 3 tỷ đô la cho nhiều dự án phát triển ở Afghanistan, chủ yếu là cấp học bổng, xây bệnh viện, cầu đường, các trạm xăng và tòa nhà Nghị viện…
Liệu việc Trung Quốc ngày càng chú trọng nhiều vào tình hình kinh tế của Afghanistan có sẽ mang lại cho Pakistan một không gian để đóng một vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh và chính trị ? Đây chính là một trong số những mối lo chính của Ấn Độ hiện nay, theo như quan sát của ông Rajiv Bhatia, một nhà cựu ngoại giao, thành viên nhóm tư vấn Gateway House, có trụ sở ở Mumbai. Bởi vì điều này ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập của Ấn Độ vào vùng Trung Á và Á-Âu thông qua ngả Afghanistan.
https://www.youtube.com/watch?v=6KLSlMYNOvo
Taliban seize control over Afghanistan’s north | DW News
RFI