duyanh
08-09-2021, 12:23 PM
Đài Loan: Trung Quốc không mua dứa, thì đã có Nhật Bản
Năm tháng trước, Trung Quốc ban bố lệnh cấm nhập khẩu dứa từ Đài Loan, được coi như một âm mưu nhằm huỷ hoại vị thế của Tổng thống Thái Anh Văn. Tuy vậy, theo các dữ liệu thương mại, động thái này đã không mang đến hiệu quả mong muốn cho Bắc Kinh.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/153873987_10157329149006065_8926109809191685801_o. jpg
Bà Thái Anh Văn kêu gọi giải cứu dứa (Ảnh: Facebook Thái Anh Văn)
Theo Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan, trong nửa đầu năm nay, thu thập của người trồng dứa trên đảo quốc thậm chí còn tốt hơn kể từ khi Trung Quốc chặn nhập khẩu từ ngày 1/3. Khi vắng bóng khách hàng Trung Quốc, những người mua đến từ Nhật Bản đã tham gia hỗ trợ Đài Loan.
Các lô hàng dứa xuất sang Nhật đã tăng hơn 8 lần lên 16.556 tấn trong bốn tháng tính tới tháng Sáu, so với cùng kỳ năm trước. Ngoài sự hỗ trợ từ Nhật, chiến dịch trong nước nhằm kích cầu các sản phẩm từ dứa cũng đã được người dân nhiệt liệt ủng hộ.
Theo SCMP, sự giúp đỡ từ các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một sự “ngạc nhiên dễ chịu” đối với người nông dân Đài Loan sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, viện cớ “bảo vệ an toàn sinh học.” Loại trái cây này nằm trong một danh sách dài các sản phẩm từ rượu nho Úc tới than đá và tôm hùm đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Bắc Kinh nhằm tạo đòn bẩy trong các cuộc tranh chấp thương mại.
Chen Li-i, một quan chức tại Hội đồng Nông nghiệp tại Đài Bắc, nói “Việc đổ máu đã bị chặn trước cả khi nó bắt đầu.”
Hiện nay Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc trở thành một điểm đến lớn ở nước ngoài đối với dứa của Đài Loan. Dù không rõ lệnh cấm kéo dài bao lâu, loại trái cây nhiệt đới nhỏ bé này đã trở thành một biểu tượng khó có thể ngờ tới của các mưu đồ địa chính trị trong khu vực. Giữa các cuộc tấn công trừng phạt của Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã thể hiện mong muốn tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn. Các nhà lãnh đạo ở Tokyo coi an ninh của chính họ có mối liên hệ trực tiếp với an ninh của Đài Loan, nơi mà Trung Quốc khẳng định là lãnh thổ của mình.
Dứa là một nguồn thu nhập quan trọng của nông dân miền trung và nam Đài Loan. Khoảng 11% hoa quả thu hoạch ở Đài Loan được bán ra nước ngoài. Trước lệnh cấm, chúng hầu như được chuyển toàn bộ đến Trung Quốc.
Chiao Chun, giám đốc điều hành Công ty Harvest Consultancy tại Đài bắc cho biết, “Các đơn hàng xuất khẩu đang khả quan một cách bất ngờ. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng nhưng lại được biến thành cơ hội.”
Bên cạnh sự giúp đỡ từ Nhật Bản, sự gia tăng nhu cầu nội địa đã được thúc đẩy qua chiến dịch “hãy cứu nhà nông” trên mạng xã hội. Ngay cả Tổng thống Thái cũng hăng hái quảng bá cho dứa Đài Loan sau khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực.
Nông dân cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các doanh nghiệp địa phương. Nhiều nhà hàng khắp hòn đảo đều cùng thêm hương vị từ dứa vào các món ăn như tôm viên, cơm rang, và thậm chí cả món mì bò cổ điển. Cục đường sắt Đài Loan đưa ra những hộp cơm trưa phiên bản đặc biệt có dứa là món tráng miệng.
Do đó, giá cả ở trong nước của loại hoa quả này đã tăng 28% so với mức trung bình 22,1NT (80 cents) mỗi kilogam từ tháng 3 đến tháng 6, mức cao nhất trong ba năm. Tổng giá trị dứa bán nội địa tăng 17%, theo dữ liệu tại Hội đồng Nông nghiệp cung cấp.
“Giá cả cao hơn được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa cao dẫn tới lợi nhuận cho nông dân nhiều hơn,” ông Chen nói.
Ngân Hà (theo SCMP)
Năm tháng trước, Trung Quốc ban bố lệnh cấm nhập khẩu dứa từ Đài Loan, được coi như một âm mưu nhằm huỷ hoại vị thế của Tổng thống Thái Anh Văn. Tuy vậy, theo các dữ liệu thương mại, động thái này đã không mang đến hiệu quả mong muốn cho Bắc Kinh.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/153873987_10157329149006065_8926109809191685801_o. jpg
Bà Thái Anh Văn kêu gọi giải cứu dứa (Ảnh: Facebook Thái Anh Văn)
Theo Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan, trong nửa đầu năm nay, thu thập của người trồng dứa trên đảo quốc thậm chí còn tốt hơn kể từ khi Trung Quốc chặn nhập khẩu từ ngày 1/3. Khi vắng bóng khách hàng Trung Quốc, những người mua đến từ Nhật Bản đã tham gia hỗ trợ Đài Loan.
Các lô hàng dứa xuất sang Nhật đã tăng hơn 8 lần lên 16.556 tấn trong bốn tháng tính tới tháng Sáu, so với cùng kỳ năm trước. Ngoài sự hỗ trợ từ Nhật, chiến dịch trong nước nhằm kích cầu các sản phẩm từ dứa cũng đã được người dân nhiệt liệt ủng hộ.
Theo SCMP, sự giúp đỡ từ các nhà nhập khẩu Nhật Bản là một sự “ngạc nhiên dễ chịu” đối với người nông dân Đài Loan sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm, viện cớ “bảo vệ an toàn sinh học.” Loại trái cây này nằm trong một danh sách dài các sản phẩm từ rượu nho Úc tới than đá và tôm hùm đã trở thành mục tiêu trừng phạt của Bắc Kinh nhằm tạo đòn bẩy trong các cuộc tranh chấp thương mại.
Chen Li-i, một quan chức tại Hội đồng Nông nghiệp tại Đài Bắc, nói “Việc đổ máu đã bị chặn trước cả khi nó bắt đầu.”
Hiện nay Nhật Bản đã thay thế Trung Quốc trở thành một điểm đến lớn ở nước ngoài đối với dứa của Đài Loan. Dù không rõ lệnh cấm kéo dài bao lâu, loại trái cây nhiệt đới nhỏ bé này đã trở thành một biểu tượng khó có thể ngờ tới của các mưu đồ địa chính trị trong khu vực. Giữa các cuộc tấn công trừng phạt của Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đã thể hiện mong muốn tiến tới quan hệ chặt chẽ hơn. Các nhà lãnh đạo ở Tokyo coi an ninh của chính họ có mối liên hệ trực tiếp với an ninh của Đài Loan, nơi mà Trung Quốc khẳng định là lãnh thổ của mình.
Dứa là một nguồn thu nhập quan trọng của nông dân miền trung và nam Đài Loan. Khoảng 11% hoa quả thu hoạch ở Đài Loan được bán ra nước ngoài. Trước lệnh cấm, chúng hầu như được chuyển toàn bộ đến Trung Quốc.
Chiao Chun, giám đốc điều hành Công ty Harvest Consultancy tại Đài bắc cho biết, “Các đơn hàng xuất khẩu đang khả quan một cách bất ngờ. Đây thực sự là một cuộc khủng hoảng nhưng lại được biến thành cơ hội.”
Bên cạnh sự giúp đỡ từ Nhật Bản, sự gia tăng nhu cầu nội địa đã được thúc đẩy qua chiến dịch “hãy cứu nhà nông” trên mạng xã hội. Ngay cả Tổng thống Thái cũng hăng hái quảng bá cho dứa Đài Loan sau khi lệnh cấm của Trung Quốc có hiệu lực.
Nông dân cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các doanh nghiệp địa phương. Nhiều nhà hàng khắp hòn đảo đều cùng thêm hương vị từ dứa vào các món ăn như tôm viên, cơm rang, và thậm chí cả món mì bò cổ điển. Cục đường sắt Đài Loan đưa ra những hộp cơm trưa phiên bản đặc biệt có dứa là món tráng miệng.
Do đó, giá cả ở trong nước của loại hoa quả này đã tăng 28% so với mức trung bình 22,1NT (80 cents) mỗi kilogam từ tháng 3 đến tháng 6, mức cao nhất trong ba năm. Tổng giá trị dứa bán nội địa tăng 17%, theo dữ liệu tại Hội đồng Nông nghiệp cung cấp.
“Giá cả cao hơn được thúc đẩy bởi nhu cầu nội địa cao dẫn tới lợi nhuận cho nông dân nhiều hơn,” ông Chen nói.
Ngân Hà (theo SCMP)