giavui
08-05-2021, 01:04 AM
Bà Harris sẽ bác yêu sách Biển Đông của Trung Quốc trong chuyến thăm Việt Nam
https://s.rfi.fr/media/display/f8a6447c-f512-11eb-937c-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/AP21207566908119.webp (https://s.rfi.fr/media/display/f8a6447c-f512-11eb-937c-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/AP21207566908119.webp)
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (P) phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/07/2021 AP - Susan Walsh
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tập trung vào vấn đề bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Đông, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và mở rộng hợp tác về an ninh trong chuyến thăm Việt Nam và Singapore tháng này. Một viên chức cao cấp của Nhà Trắng hôm nay 04/08/2021 cho Reuters biết như trên.
Bà Harris sẽ là phó tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam, vào lúc Washington tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế trong nỗ lực đối phó với thế lực toàn trị Trung Quốc. Viên chức trên đây nói rằng Washington coi Mỹ-Việt là đối tác quan trọng của nhau, về vị trí địa lý, tầm vóc nền kinh tế, quan hệ thương mại và là đối tác về an ninh trên các hồ sơ như Biển Đông, nơi Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ.
Việt Nam, cựu thù của Mỹ, là tiếng nói mạnh mẽ chống lại đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Các quốc gia khác trong khu vực cũng hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ, trong bối cảnh Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo, tàu tuần duyên và dân quân biển Trung Quốc tràn ngập vùng biển này.
Viên chức Nhà Trắng nói: « Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ nước nào thống trị khu vực, hoặc lợi dụng thế mạnh để làm phương hại đến chủ quyền của các nước khác ». Phó tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến tự do hàng hải trên toàn Biển Đông. Vấn đề vac-xin chống Covid cũng là ưu tiên hàng đầu của bà Harris. Được biết Hoa Kỳ đã tặng cho Việt Nam 5 triệu liều vac-xin, trong lúc đợt dịch Covid mới đang hoành hành nhất là tại Sài Gòn. Dự kiến bà tới Singapore ngày 22/08, đến ngày 24/08 thăm Việt Nam và rời đi ngày 26/08.
Chuyến đi của bà Harris tiếp theo chuyến viếng thăm Hà Nội của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin vào tuần trước, với mong muốn siết chặt quan hệ an ninh. Tuần này, ngoại trưởng Antony Blinken cũng sẽ tham gia một loạt các cuộc họp trực tuyến của khu vực, nhằm chứng tỏ sự cam kết của Hoa Kỳ đối với ASEAN.
Tại Diễn đàn An ninh Aspen hôm qua 03/08, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hoan nghênh các chuyến thăm cấp cao « rất giá trị » của Mỹ. Tuy nhiên ông cũng bày tỏ quan ngại trước tình trạng quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Theo ông, hai cường quốc đều sai khi cho rằng mình sẽ thắng trong một cuộc xung đột. Hoa Kỳ không đang trên đà suy tàn như Bắc Kinh tưởng, và Trung Quốc cũng sẽ không biến mất như Liên Xô cũ.
New Zealand gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông
Trong một diễn biến khác, phái đoàn thường trực của New Zealand tại Liên Hiệp Quốc đã gởi công hàm đề ngày 02/08 nhấn mạnh các đòi hỏi « quyền lịch sử » trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý, như phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 đã khẳng định. New Zealand nhắc lại là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/f8a6447c-f512-11eb-937c-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/AP21207566908119.webp (https://s.rfi.fr/media/display/f8a6447c-f512-11eb-937c-005056bf30b7/w:1280/p:16x9/AP21207566908119.webp)
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (P) phát biểu tại Vườn Hồng, Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/07/2021 AP - Susan Walsh
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ tập trung vào vấn đề bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Đông, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và mở rộng hợp tác về an ninh trong chuyến thăm Việt Nam và Singapore tháng này. Một viên chức cao cấp của Nhà Trắng hôm nay 04/08/2021 cho Reuters biết như trên.
Bà Harris sẽ là phó tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam, vào lúc Washington tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế trong nỗ lực đối phó với thế lực toàn trị Trung Quốc. Viên chức trên đây nói rằng Washington coi Mỹ-Việt là đối tác quan trọng của nhau, về vị trí địa lý, tầm vóc nền kinh tế, quan hệ thương mại và là đối tác về an ninh trên các hồ sơ như Biển Đông, nơi Bắc Kinh yêu sách gần như toàn bộ.
Việt Nam, cựu thù của Mỹ, là tiếng nói mạnh mẽ chống lại đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Các quốc gia khác trong khu vực cũng hoan nghênh sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ, trong bối cảnh Bắc Kinh quân sự hóa các đảo nhân tạo, tàu tuần duyên và dân quân biển Trung Quốc tràn ngập vùng biển này.
Viên chức Nhà Trắng nói: « Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ nước nào thống trị khu vực, hoặc lợi dụng thế mạnh để làm phương hại đến chủ quyền của các nước khác ». Phó tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến tự do hàng hải trên toàn Biển Đông. Vấn đề vac-xin chống Covid cũng là ưu tiên hàng đầu của bà Harris. Được biết Hoa Kỳ đã tặng cho Việt Nam 5 triệu liều vac-xin, trong lúc đợt dịch Covid mới đang hoành hành nhất là tại Sài Gòn. Dự kiến bà tới Singapore ngày 22/08, đến ngày 24/08 thăm Việt Nam và rời đi ngày 26/08.
Chuyến đi của bà Harris tiếp theo chuyến viếng thăm Hà Nội của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin vào tuần trước, với mong muốn siết chặt quan hệ an ninh. Tuần này, ngoại trưởng Antony Blinken cũng sẽ tham gia một loạt các cuộc họp trực tuyến của khu vực, nhằm chứng tỏ sự cam kết của Hoa Kỳ đối với ASEAN.
Tại Diễn đàn An ninh Aspen hôm qua 03/08, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hoan nghênh các chuyến thăm cấp cao « rất giá trị » của Mỹ. Tuy nhiên ông cũng bày tỏ quan ngại trước tình trạng quan hệ Mỹ-Trung đang xấu đi. Theo ông, hai cường quốc đều sai khi cho rằng mình sẽ thắng trong một cuộc xung đột. Hoa Kỳ không đang trên đà suy tàn như Bắc Kinh tưởng, và Trung Quốc cũng sẽ không biến mất như Liên Xô cũ.
New Zealand gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc bác yêu sách quyền lịch sử ở Biển Đông
Trong một diễn biến khác, phái đoàn thường trực của New Zealand tại Liên Hiệp Quốc đã gởi công hàm đề ngày 02/08 nhấn mạnh các đòi hỏi « quyền lịch sử » trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý, như phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 đã khẳng định. New Zealand nhắc lại là không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
RFI