duyanh
08-02-2021, 12:37 PM
Từ SARS đến COVID-19, thói quen che giấu của Bắc Kinh không hề thay đổi suốt 20 năm qua
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1194882415.jpg
Một người đàn ông đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi bệnh SARS đi ngang qua một tấm bảng trên đường phố Hong Kong ngày 6/5/2003. Nội dung tấm bảng là: "SARS - Nguy hiểm phía trước, sự sụp đổ chính trị ở Trung Quốc đe dọa đến thế giới đang phát triển". (PETER PARKS / AFP qua Getty Images)
Màn trình diễn che đậy virus đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là phản ứng trước đại dịch SARS cách đây 20 năm, nó đã tạo ra khuôn mẫu cho đại dịch COVID-19 hiện nay. Đây là nhận định mới nhất của nhà báo điều tra nổi tiếng người Anh - ông Ian Birrell.
Ông Birrell từng là người viết bài phát biểu cho cựu Thủ tướng Anh David Cameron. Vào ngày 25/7, ông đã xuất bản một báo cáo đặc biệt trên tờ The Mail on Sunday. Trong đó phơi bày hình thức che đậy và dối trá của ĐCSTQ trong hai trận đại dịch coronavirus.
Vào cuối năm 2002, một số đầu bếp và người buôn bán động vật ở Quảng Đông - tỉnh ven biển miền nam Trung Quốc - mắc một chứng bệnh lạ về đường hô hấp khiến họ bị ho, sốt và khó thở. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh gọi nó là "viêm phổi không điển hình", còn tên quốc tế chính thức là SARS.
Có một vài người làm việc trong các nhà hàng giết mổ động vật tại chỗ cho thực khách, một người khác cung cấp cho họ các loại động vật, và còn một người nữa bán rắn ở khu chợ dơ bẩn tại địa phương, trong chợ chất đầy chuồng và lồng. Căn bệnh bí ẩn này đã khiến các bác sĩ kinh ngạc vì rõ ràng nó rất dễ lây lan. Sau khi người bán rắn tử vong, vợ anh ta và một số nhân viên y tế điều trị cho anh đều đổ bệnh. Ngoài ra, có ít nhất 2 đầu bếp làm việc trong các bệnh viện gần đó cũng bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây nhiễm.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-2866589.jpg
Chợ động vật hoang dã Xinyuan chụp ngày 14/1/2004 tại Quảng Châu, Trung Quốc. (Getty Images)
Những sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của đại dịch toàn cầu mang tên “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)”. Loại coronavirus này gây chết người và gần như chắc chắn có nguồn gốc từ dơi. Nó đã lây nhiễm cho hàng nghìn người ở 30 quốc gia.
May mắn là, mặc dù có độc tính chết người và gây ảnh hưởng khủng khiếp tới người già, toàn thế giới chỉ có 774 người chết (bao gồm cả số liệu giả của ĐCSTQ), và đại dịch đã bị triệt tiêu trong vòng vài tháng. Đây là một lời cảnh báo cho thế giới, nó cho thấy mức độ nguy hiểm của một mầm bệnh mới, và con người đã may mắn thoát khỏi thảm họa sức khỏe toàn cầu năm đó. Tuy nhiên, nó đã không thực sự được chú ý mãi cho đến gần hai thập kỷ sau, và giờ nó đang gây ra hậu quả thảm khốc.
ĐCSTQ che đậy dịch bệnh một cách thuần thục
Trước những sự kiện gần đây, nó cũng cho thấy phản ứng thuần thục tới mức đáng lo ngại của một nhà nước chuyên quyền. Nó nói dối về dịch bệnh, yêu cầu các bác sĩ im lặng, che đậy dữ liệu, lừa dối các cơ quan y tế toàn cầu, công kích và đổ lỗi cho các nước khác là "khủng bố sinh học".
Ông Milton Leitenberg, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và An ninh tại Đại học Maryland, cho rằng SARS đã dạy cho ĐCSTQ biết nó có thể "đưa ra chỉ dẫn sai, phát tán thông tin sai và thao túng" các cơ quan y tế mà rất ít phải chịu hậu quả. Ông nói rằng bài học trên đã được áp dụng thuần thục hơn trong các đợt bùng phát sau này. Bắc Kinh tích cực thực hiện "các chiến dịch phủ nhận, che đậy, chuyển dịch, trì hoãn và [phát tán] thông tin sai lệch quy mô lớn" trong đại dịch.
Điều đáng suy ngẫm là, ĐCSTQ ngay lập tức đổ lỗi cho một khu chợ ở Vũ Hán khi loại coronavirus mới nhất xuất hiện. Với sự hỗ trợ của các tổ chức khoa học, ĐCSTQ khẳng định rằng đó là sự “lan truyền” tự nhiên từ động vật, chứ không hề có bất kỳ điều bất thường nào trong phòng thí nghiệm. Mãi cho đến khi lời dối trá này bị lật tẩy.
https://img.ntdvn.com/2020/02/GettyImages-1195534195-1.jpg
Sĩ quan cảnh sát đứng bảo vệ bên ngoài chợ bán buôn hải sản Hoa Nam - nơi được cho là một trong những nguyên nhân bùng phát Coronavirus mới tại Vũ Hán vào ngày 24/1/2020. (Ảnh: Getty Images)
Vậy, điều gì đã xảy ra trong đợt bùng phát dịch SARS đầu tiên?
Vào ngày 16/11/2002, trường hợp đầu tiên truy tìm được là một bệnh nhân ở thành phố Phật Sơn. Thành phố này không giống như Vũ Hán, nó nằm trong một khu vực nổi tiếng vì các món ăn hiếm và lạ. Do các ca bệnh gia tăng, có nhiều trường hợp liên quan đến buôn bán động vật, và khi các thành viên trong gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế đều bị lây nhiễm, thì dấu hiệu lây truyền từ người sang người đã trở nên rất rõ ràng. Các quan chức y tế cảnh báo đây là một căn bệnh mới và giống viêm phổi.
Phong tỏa thông tin
Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của ĐCSTQ là chặn đứng thông tin. Phải mất thêm 3,5 tháng nữa, Trung Quốc mới thừa nhận bệnh dịch này. Vào thời điểm đó, dịch bệnh đã lan ra khắp thế giới, gây chết người và gây bệnh tật.
Ngày 20/1/2003, Bắc Kinh cử các chuyên gia đến Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Đông - để điều tra, nhưng báo cáo mà họ đệ trình một tuần sau đó được đánh dấu là "Tối mật" và không được chia sẻ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã áp đặt lệnh phong tỏa tin tức trong đợt Tết âm lịch. Nhưng vào thời điểm đó Trung Quốc là một xã hội ít bị kiểm soát hơn (so với hiện tại), vì vậy tin tức đồn thổi khắp nơi. Một tin nhắn văn bản cảnh báo về "bệnh cúm chết người" đã được chia sẻ 126 triệu lần trong 3 ngày.
Đưa ra chỉ dẫn sai
Sau khi tin tức này xuất hiện trên các tờ báo Hong Kong, WHO đã yêu cầu câu trả lời. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận có dịch bệnh, nhưng khẳng định nằm trong tầm kiểm soát.
Vài ngày sau, các quan chức tuyên bố rằng virus này bắt nguồn từ chlamydia - một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, lúc ấy dịch bệnh vẫn tiếp tục tăng mạnh và gây ảnh hưởng nặng nề đến các nhân viên y tế. Chỉ riêng ở Quảng Châu đã có hơn 400 người bị bệnh. Doanh số bán loại giấm được cho là có thể ngăn ngừa căn bệnh này cũng tăng mạnh.
Bắc Kinh từ chối sự giúp đỡ từ bên ngoài, giống như Covid-19 lần này. Ngày 23/2, WHO đưa tin, cơ quan y tế Trung Quốc thông báo đã hết dịch ở Quảng Đông. Tuy nhiên, hai ngày trước đó (tức ngày 21/2), một bác sĩ chuyên khoa phổi đang điều trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện Quảng Châu đã bắt xe sang Hong Kong để dự đám cưới. Ông này ở lại khách sạn một thời gian ngắn và đã lây bệnh cho các du khách đến từ Canada, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam lưu trú trong cùng một tầng.
Căn bệnh lan khắp toàn cầu, đổ lỗi cho Hong Kong
Sau khi truy vết hơn 4.000 trường hợp nhiễm bệnh, phát hiện đều có liên quan đến chuyến đi ngắn ngày của vị bác sĩ này, ông đã truyền virus cho 14 người bạn đồng hành trong chuyến đi đó.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1194860510.jpg
Nhân viên hãng hàng không Cathay Pacific đeo khẩu trang tại sân bay Chek Lap Kok Hong Kong hôm 10/4/2003, thời điểm này Hong Kong đã có hơn 900 người nhiễm bệnh và 28 người tử vong. (Peter Parks / AFP qua Getty Images)
Một cư dân Hong Kong bị bệnh đã lây nhiễm cho hơn 100 nhân viên trong một bệnh viện của trường đại học. Một phụ nữ đến từ Singapore đã lây cho 90 người sau khi về nước. Vài ngày sau, một bà mẹ Canada chết ở Toronto sau khi lây nhiễm cho con trai và một số nhân viên y tế. Một tuần sau khi người phụ nữ Canada qua đời, WHO đã bỏ qua các báo cáo của Trung Quốc và công bố cảnh báo toàn cầu. Hai tuần sau, vào ngày 25/3, lần đầu tiên trong lịch sử 55 năm thành lập, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo khẩn cấp về du lịch hàng không.
Cùng ngày, một phụ nữ bị nhiễm bệnh đã bay từ Singapore về Anh và nhập viện tại bệnh viện Manchester một tuần sau đó. Ba người Anh khác đã được xuất viện sau khi điều trị tại London.
Căn bệnh này được đặt tên là SARS, và tên khoa học của virus là SARS-CoV; còn virus gây ra dịch bệnh COVID-19 hiện nay có tên là SARS-CoV-2.
Cuối tháng 3/2003, Trung Quốc cuối cùng cũng thừa nhận rằng virus đã phát tán ra ngoài Quảng Đông, nhưng lại cáo buộc Hong Kong là nguồn lây nhiễm.
Cho WHO vào điều tra, nhưng vẫn bưng bít thông tin
Vài ngày sau, chính quyền Trung Quốc một lần nữa tuyên bố rằng căn bệnh này "đã được kiểm soát". Cuối cùng, Bắc Kinh cũng cho phép một nhóm điều tra của WHO vào cuộc. Nhưng các quan chức đã ngăn không cho các chuyên gia WHO đến trung tâm dịch bệnh trong vòng 8 ngày, không cung cấp các mẫu như đã hứa và từ chối cho phép họ đến thăm bệnh nhân tại các bệnh viện ở Bắc Kinh. Kể cả sau khi nhóm điều tra được phép vào bệnh viện, họ đã giấu bệnh nhân và đánh lừa WHO về số ca bệnh.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-2423855.jpg
Tiến sĩ Pierre Formety (trái) thuộc Nhóm Ứng phó và Cảnh báo Toàn cầu của WHO của ông Henk Bekedam, đại diện của WHO tại Trung Quốc trong cuộc họp báo về SARS vào ngày 21/8/2003 tại Bắc Kinh. (Frederic J. Brown / AFP qua Getty Images)
Bà Susan Jakes, biên tập viên tạp chí trực tuyến ChinaFile, khi đó là phóng viên của tạp chí Time ở Trung Quốc. Bà kể lại: “Các bác sĩ nói với tôi rằng khi các thanh tra của WHO đến, họ được lệnh đưa bệnh nhân của ba bệnh viện rời đi. Ở một bệnh viện này, họ được đưa vào xe cấp cứu trong vài giờ. Ở một bệnh viện khác, họ được đưa xuống tầng hầm".
Trước mức độ nghiêm trọng của sự việc, không có gì ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ tức giận vì hành vi lừa dối này, bởi hàng chục đồng nghiệp của họ cũng đang mắc bệnh. Một nhà virus học cho biết: "Các bác sĩ ở Bắc Kinh đã nghe theo lời của các chính trị gia, vì vậy họ không yêu cầu đeo khẩu trang, kính bảo hộ hay găng tay. Họ tin vào những lời tuyên truyền này".
Bác sĩ Trung Quốc lên tiếng vì chính nghĩa
Sau khi Bộ trưởng Y tế Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ có 12 trường hợp nhiễm bệnh và 3 trường hợp tử vong ở Bắc Kinh, một bác sĩ dũng cảm từ một bệnh viện quân đội đã liên lạc với phóng viên Susan Jakes để tiết lộ sự thật.
Bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh (Jiang Yanyong) nói với bà Jakes rằng, các nhân viên y tế rất tức giận vì có 60 bệnh nhân SARS trong một bệnh viện quân đội và 7 người đã chết. Ông Tưởng nói: "Tôi không thể tin được những gì mình đã nghe. Tôi có trách nhiệm hỗ trợ các nỗ lực của quốc tế và địa phương để ngăn chặn sự lây lan của SARS".
https://pbs.twimg.com/media/ES3zXJGUUAAnvGX?format=jpg&name=small
(Bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh)
Nhà báo điều tra Ian Birrell đặt câu hỏi trong bài viết của ông: "Đây là lý do tại sao Trung Quốc - dưới sự lãnh đạo của một Tập Cận Bình tàn nhẫn - nhanh chóng đàn áp các bác sĩ cố gắng cảnh báo về COVID-19 ở Vũ Hán, và sau đó trục xuất các phóng viên thuộc cơ quan thông tấn của Mỹ và Úc vào năm ngoái?".
Phóng viên BBC John Sudworth cũng đã bị đuổi khỏi Trung Quốc 4 tháng trước vì cố gắng điều tra một khu mỏ - nơi các nhà nghiên cứu coronavirus tại Viện Virus học Vũ Hán (WVI) thường đến lấy mẫu dơi.
WHO năm 2003 cứng rắn với Bắc Kinh
Ít nhất là vào năm 2003, WHO - dưới thời cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland lãnh đạo - đã rất cứng rắn sau những lời dối trá của Trung Quốc. Trái ngược hẳn với một WHO do ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lãnh đạo hiện nay, trong đại dịch COVID-19, WHO rõ ràng có thái độ xu nịnh ĐCSTQ.
Vào thời điểm đó, Tổ chức Y tế Thế giới cáo buộc Trung Quốc đã đưa ra chỉ dẫn sai cho công chúng và nói dối về số ca mắc bệnh. Ông Brundtland còn yêu cầu thẳng thắn rằng: "Lần tới khi một tình huống kỳ quái mới phát sinh ở bất kỳ đâu trên thế giới, chúng ta hãy can thiệp càng nhanh càng tốt".
Bắc Kinh cuối cùng cũng chịu hợp tác
Áp lực đến từ các bác sĩ và WHO đã buộc ĐCSTQ phải hành động. Ông Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo Trung Quốc vào thời điểm đó, đã ra lệnh cho các quan chức ngừng báo cáo dữ liệu đã được cắt xén, Bộ trưởng Bộ Y tế thì bị sa thải, và chính phủ thừa nhận rằng số ca nhiễm đã tăng gấp 10 lần. Trong vòng ba tháng, thông qua việc thực hiện các biện pháp mới như hạn chế đi lại, máy quét nhiệt sân bay, kiểm dịch, truy vết tiếp xúc và đeo khẩu trang ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dịch bệnh toàn cầu đã được kiểm soát.
Bác sĩ kiêm Bộ trưởng Y tế Singapore Balaji Sadasivan nói với New York Times: "Tôi nghĩ chúng ta chưa từng thấy điều gì như thế này trước đây. Đây là cuộc chiến với nhiệt kế và kiểm dịch".
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1949079.jpg
Kiểm tra thân nhiệt ở sân bay quốc tế Changi, Singapore hôm 24/4/2003. Thời điểm này, Singapore có 189 người nhiễm bệnh và 16 người tử vong vì SARS. (Paula Bronstein/Getty Images)
Kết thúc đợt dịch, có 8.098 trường hợp mắc bệnh và 774 trường hợp tử vong. Đây là một lần thoát chết may mắn, vì SARS gây tử vong nhiều hơn COVID-19, nhưng các triệu chứng của nó rất rõ ràng trước khi bắt đầu lây lan dịch bệnh, không giống như “truyền nhân” COVID-19 hiện nay.
Nguồn gốc virus
Ngay cả trước khi đại dịch SARS kết thúc, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus này do loài cầy vòi mốc mang tới, nó là một trong những thành phần chính trong các món súp phổ biến ở Quảng Đông, còn có thịt rắn và (trà) hoa cúc.
Điều kỳ lạ là trong đại dịch COVID-19 này, mặc dù đã bỏ ra nhiều nỗ lực, bao gồm cả việc kiểm tra hơn 80.000 mẫu, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm thấy bất kỳ vật chủ động vật nào có khả năng lây lan SARS-CoV-2 từ dơi sang người.
Sự cố phòng thí nghiệm
Trong những tháng tiếp theo, đã có một loạt sự cố liên quan đến SARS trong các phòng thí nghiệm. Nó gần như làm dấy lên làn sóng dịch bệnh thứ hai, và phơi bày cả những lo ngại về an toàn tại các đơn vị nghiên cứu bảo mật cao. Sự cố đầu tiên là một vấn đề nhỏ, liên quan đến một sinh viên ở Singapore. Lần thứ hai nghiêm trọng hơn, xảy ra trong một phòng thí nghiệm quân sự có mức độ an toàn cao nhất Đài Loan, giống như Viện Virus học Vũ Hán. Pháp là bên cung cấp thiết bị cho phòng thí nghiệm này. Hơn 90 người đã phải cách ly.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi WHO cảnh báo rằng "các phòng thí nghiệm này là mối đe dọa lớn nhất đối với việc tái lan truyền SARS-CoV".
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1200228832.jpg
Phòng thí nghiệm Trung Quốc. (STR/AFP qua Getty Images)
Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2004, do sự tắc trách của phòng thí nghiệm Trung Quốc, đã có ít nhất 4 trường hợp nhiễm trùng sơ cấp. Sau đó, 11 trường hợp được xác nhận, trong đó bao gồm 1 y tá điều trị cho bệnh nhân, gần 1.000 người đã bị cách ly. Những trường hợp này bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu virus do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc quản lý. Đây là trung tâm nghiên cứu virus hàng đầu của Trung Quốc trước khi Viện Virus học Vũ Hán bắt đầu đi vào hoạt động.
Hai trường hợp đầu tiên chưa bao giờ được chính thức tiết lộ, và chỉ xuất hiện thông qua lời kể của phóng viên điều tra Trung Quốc. Cuối cùng, WHO đã cử một nhóm tới nhưng họ không đưa ra báo cáo, khác với khi xử lý những sự cố trước đây ở Singapore và Đài Loan.
Đã xảy ra lỗi hệ thống là một tủ lạnh chứa các mẫu SARS đã bị di chuyển ra hành lang bên ngoài phòng thí nghiệm để trong phòng có thêm khoảng trống. Sự việc này khiến một số quan chức cấp cao bị "phạt hành chính". Họ bao gồm Đổng Tiểu Bình (Dong Xiaoping), Phó giám đốc CDC Trung Quốc - ông này hiện là đồng Giám đốc CDC, và một quan chức cấp cao của ĐCSTQ - ông này thậm chí còn tham gia nhóm nghiên cứu đầu tiên của WHO về nguồn gốc COVID-19 vào tháng 2/2020. Sau đó, WHO thông báo rằng khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm là cực kỳ nhỏ.
Đổ lỗi cho nước ngoài trong cả 2 lần đại dịch
Sáu năm trước, quân đội Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách tuyên bố rằng SARS được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bên ngoài Trung Quốc, tương tự như lập luận hiện nay của Bắc Kinh rằng một trung tâm nghiên cứu quân sự của Mỹ mới là nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Ông Hoàng Diên Trung (Huang Yanzhong), nhà nghiên cứu cấp cao về các vấn đề sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (Council on Foreign Relations), cho biết: “Chúng tôi tưởng rằng SARS sẽ trở thành đường ranh giới để xử lý căn bệnh này, và họ (Bắc Kinh) sẽ rút được bài học về sự minh bạch. Nhưng mô hình [lần này] không khác gì, sau đợt bùng phát ở Vũ Hán, [họ] che đậy, phủ nhận và không hành động”.
Ông Hoàng nói đúng. Có nhiều điểm tương đồng đáng lo ngại giữa hai lần đại dịch, thậm chí cả thời điểm chúng xuất hiện và mối lo ngại của các quan chức địa phương, rằng nếu hành động thì có thể sẽ làm gián đoạn các cuộc họp của ĐCSTQ hoặc ngày lễ - cho dù chỉ có một đối tượng duy nhất có thể đổ lỗi là động vật hoang dã.
Ông Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh và thành viên Đảng Bảo thủ Anh, nói: "Các chế độ độc tài sinh ra sự thiếu trung thực, bởi vì mỗi một người đều sợ phải trả giá vì sai lầm. Ngày nay ở Trung Quốc cũng không khác gì, nhưng lần này tất cả chúng ta đều phải trả giá".
Đông Phương
Theo Vision Times
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1194882415.jpg
Một người đàn ông đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi bệnh SARS đi ngang qua một tấm bảng trên đường phố Hong Kong ngày 6/5/2003. Nội dung tấm bảng là: "SARS - Nguy hiểm phía trước, sự sụp đổ chính trị ở Trung Quốc đe dọa đến thế giới đang phát triển". (PETER PARKS / AFP qua Getty Images)
Màn trình diễn che đậy virus đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là phản ứng trước đại dịch SARS cách đây 20 năm, nó đã tạo ra khuôn mẫu cho đại dịch COVID-19 hiện nay. Đây là nhận định mới nhất của nhà báo điều tra nổi tiếng người Anh - ông Ian Birrell.
Ông Birrell từng là người viết bài phát biểu cho cựu Thủ tướng Anh David Cameron. Vào ngày 25/7, ông đã xuất bản một báo cáo đặc biệt trên tờ The Mail on Sunday. Trong đó phơi bày hình thức che đậy và dối trá của ĐCSTQ trong hai trận đại dịch coronavirus.
Vào cuối năm 2002, một số đầu bếp và người buôn bán động vật ở Quảng Đông - tỉnh ven biển miền nam Trung Quốc - mắc một chứng bệnh lạ về đường hô hấp khiến họ bị ho, sốt và khó thở. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh gọi nó là "viêm phổi không điển hình", còn tên quốc tế chính thức là SARS.
Có một vài người làm việc trong các nhà hàng giết mổ động vật tại chỗ cho thực khách, một người khác cung cấp cho họ các loại động vật, và còn một người nữa bán rắn ở khu chợ dơ bẩn tại địa phương, trong chợ chất đầy chuồng và lồng. Căn bệnh bí ẩn này đã khiến các bác sĩ kinh ngạc vì rõ ràng nó rất dễ lây lan. Sau khi người bán rắn tử vong, vợ anh ta và một số nhân viên y tế điều trị cho anh đều đổ bệnh. Ngoài ra, có ít nhất 2 đầu bếp làm việc trong các bệnh viện gần đó cũng bị nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây nhiễm.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-2866589.jpg
Chợ động vật hoang dã Xinyuan chụp ngày 14/1/2004 tại Quảng Châu, Trung Quốc. (Getty Images)
Những sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của đại dịch toàn cầu mang tên “Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS)”. Loại coronavirus này gây chết người và gần như chắc chắn có nguồn gốc từ dơi. Nó đã lây nhiễm cho hàng nghìn người ở 30 quốc gia.
May mắn là, mặc dù có độc tính chết người và gây ảnh hưởng khủng khiếp tới người già, toàn thế giới chỉ có 774 người chết (bao gồm cả số liệu giả của ĐCSTQ), và đại dịch đã bị triệt tiêu trong vòng vài tháng. Đây là một lời cảnh báo cho thế giới, nó cho thấy mức độ nguy hiểm của một mầm bệnh mới, và con người đã may mắn thoát khỏi thảm họa sức khỏe toàn cầu năm đó. Tuy nhiên, nó đã không thực sự được chú ý mãi cho đến gần hai thập kỷ sau, và giờ nó đang gây ra hậu quả thảm khốc.
ĐCSTQ che đậy dịch bệnh một cách thuần thục
Trước những sự kiện gần đây, nó cũng cho thấy phản ứng thuần thục tới mức đáng lo ngại của một nhà nước chuyên quyền. Nó nói dối về dịch bệnh, yêu cầu các bác sĩ im lặng, che đậy dữ liệu, lừa dối các cơ quan y tế toàn cầu, công kích và đổ lỗi cho các nước khác là "khủng bố sinh học".
Ông Milton Leitenberg, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và An ninh tại Đại học Maryland, cho rằng SARS đã dạy cho ĐCSTQ biết nó có thể "đưa ra chỉ dẫn sai, phát tán thông tin sai và thao túng" các cơ quan y tế mà rất ít phải chịu hậu quả. Ông nói rằng bài học trên đã được áp dụng thuần thục hơn trong các đợt bùng phát sau này. Bắc Kinh tích cực thực hiện "các chiến dịch phủ nhận, che đậy, chuyển dịch, trì hoãn và [phát tán] thông tin sai lệch quy mô lớn" trong đại dịch.
Điều đáng suy ngẫm là, ĐCSTQ ngay lập tức đổ lỗi cho một khu chợ ở Vũ Hán khi loại coronavirus mới nhất xuất hiện. Với sự hỗ trợ của các tổ chức khoa học, ĐCSTQ khẳng định rằng đó là sự “lan truyền” tự nhiên từ động vật, chứ không hề có bất kỳ điều bất thường nào trong phòng thí nghiệm. Mãi cho đến khi lời dối trá này bị lật tẩy.
https://img.ntdvn.com/2020/02/GettyImages-1195534195-1.jpg
Sĩ quan cảnh sát đứng bảo vệ bên ngoài chợ bán buôn hải sản Hoa Nam - nơi được cho là một trong những nguyên nhân bùng phát Coronavirus mới tại Vũ Hán vào ngày 24/1/2020. (Ảnh: Getty Images)
Vậy, điều gì đã xảy ra trong đợt bùng phát dịch SARS đầu tiên?
Vào ngày 16/11/2002, trường hợp đầu tiên truy tìm được là một bệnh nhân ở thành phố Phật Sơn. Thành phố này không giống như Vũ Hán, nó nằm trong một khu vực nổi tiếng vì các món ăn hiếm và lạ. Do các ca bệnh gia tăng, có nhiều trường hợp liên quan đến buôn bán động vật, và khi các thành viên trong gia đình bệnh nhân và nhân viên y tế đều bị lây nhiễm, thì dấu hiệu lây truyền từ người sang người đã trở nên rất rõ ràng. Các quan chức y tế cảnh báo đây là một căn bệnh mới và giống viêm phổi.
Phong tỏa thông tin
Tuy nhiên, phản ứng đầu tiên của ĐCSTQ là chặn đứng thông tin. Phải mất thêm 3,5 tháng nữa, Trung Quốc mới thừa nhận bệnh dịch này. Vào thời điểm đó, dịch bệnh đã lan ra khắp thế giới, gây chết người và gây bệnh tật.
Ngày 20/1/2003, Bắc Kinh cử các chuyên gia đến Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Đông - để điều tra, nhưng báo cáo mà họ đệ trình một tuần sau đó được đánh dấu là "Tối mật" và không được chia sẻ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã áp đặt lệnh phong tỏa tin tức trong đợt Tết âm lịch. Nhưng vào thời điểm đó Trung Quốc là một xã hội ít bị kiểm soát hơn (so với hiện tại), vì vậy tin tức đồn thổi khắp nơi. Một tin nhắn văn bản cảnh báo về "bệnh cúm chết người" đã được chia sẻ 126 triệu lần trong 3 ngày.
Đưa ra chỉ dẫn sai
Sau khi tin tức này xuất hiện trên các tờ báo Hong Kong, WHO đã yêu cầu câu trả lời. Chính phủ Trung Quốc thừa nhận có dịch bệnh, nhưng khẳng định nằm trong tầm kiểm soát.
Vài ngày sau, các quan chức tuyên bố rằng virus này bắt nguồn từ chlamydia - một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, lúc ấy dịch bệnh vẫn tiếp tục tăng mạnh và gây ảnh hưởng nặng nề đến các nhân viên y tế. Chỉ riêng ở Quảng Châu đã có hơn 400 người bị bệnh. Doanh số bán loại giấm được cho là có thể ngăn ngừa căn bệnh này cũng tăng mạnh.
Bắc Kinh từ chối sự giúp đỡ từ bên ngoài, giống như Covid-19 lần này. Ngày 23/2, WHO đưa tin, cơ quan y tế Trung Quốc thông báo đã hết dịch ở Quảng Đông. Tuy nhiên, hai ngày trước đó (tức ngày 21/2), một bác sĩ chuyên khoa phổi đang điều trị cho bệnh nhân tại một bệnh viện Quảng Châu đã bắt xe sang Hong Kong để dự đám cưới. Ông này ở lại khách sạn một thời gian ngắn và đã lây bệnh cho các du khách đến từ Canada, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam lưu trú trong cùng một tầng.
Căn bệnh lan khắp toàn cầu, đổ lỗi cho Hong Kong
Sau khi truy vết hơn 4.000 trường hợp nhiễm bệnh, phát hiện đều có liên quan đến chuyến đi ngắn ngày của vị bác sĩ này, ông đã truyền virus cho 14 người bạn đồng hành trong chuyến đi đó.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1194860510.jpg
Nhân viên hãng hàng không Cathay Pacific đeo khẩu trang tại sân bay Chek Lap Kok Hong Kong hôm 10/4/2003, thời điểm này Hong Kong đã có hơn 900 người nhiễm bệnh và 28 người tử vong. (Peter Parks / AFP qua Getty Images)
Một cư dân Hong Kong bị bệnh đã lây nhiễm cho hơn 100 nhân viên trong một bệnh viện của trường đại học. Một phụ nữ đến từ Singapore đã lây cho 90 người sau khi về nước. Vài ngày sau, một bà mẹ Canada chết ở Toronto sau khi lây nhiễm cho con trai và một số nhân viên y tế. Một tuần sau khi người phụ nữ Canada qua đời, WHO đã bỏ qua các báo cáo của Trung Quốc và công bố cảnh báo toàn cầu. Hai tuần sau, vào ngày 25/3, lần đầu tiên trong lịch sử 55 năm thành lập, Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra cảnh báo khẩn cấp về du lịch hàng không.
Cùng ngày, một phụ nữ bị nhiễm bệnh đã bay từ Singapore về Anh và nhập viện tại bệnh viện Manchester một tuần sau đó. Ba người Anh khác đã được xuất viện sau khi điều trị tại London.
Căn bệnh này được đặt tên là SARS, và tên khoa học của virus là SARS-CoV; còn virus gây ra dịch bệnh COVID-19 hiện nay có tên là SARS-CoV-2.
Cuối tháng 3/2003, Trung Quốc cuối cùng cũng thừa nhận rằng virus đã phát tán ra ngoài Quảng Đông, nhưng lại cáo buộc Hong Kong là nguồn lây nhiễm.
Cho WHO vào điều tra, nhưng vẫn bưng bít thông tin
Vài ngày sau, chính quyền Trung Quốc một lần nữa tuyên bố rằng căn bệnh này "đã được kiểm soát". Cuối cùng, Bắc Kinh cũng cho phép một nhóm điều tra của WHO vào cuộc. Nhưng các quan chức đã ngăn không cho các chuyên gia WHO đến trung tâm dịch bệnh trong vòng 8 ngày, không cung cấp các mẫu như đã hứa và từ chối cho phép họ đến thăm bệnh nhân tại các bệnh viện ở Bắc Kinh. Kể cả sau khi nhóm điều tra được phép vào bệnh viện, họ đã giấu bệnh nhân và đánh lừa WHO về số ca bệnh.
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-2423855.jpg
Tiến sĩ Pierre Formety (trái) thuộc Nhóm Ứng phó và Cảnh báo Toàn cầu của WHO của ông Henk Bekedam, đại diện của WHO tại Trung Quốc trong cuộc họp báo về SARS vào ngày 21/8/2003 tại Bắc Kinh. (Frederic J. Brown / AFP qua Getty Images)
Bà Susan Jakes, biên tập viên tạp chí trực tuyến ChinaFile, khi đó là phóng viên của tạp chí Time ở Trung Quốc. Bà kể lại: “Các bác sĩ nói với tôi rằng khi các thanh tra của WHO đến, họ được lệnh đưa bệnh nhân của ba bệnh viện rời đi. Ở một bệnh viện này, họ được đưa vào xe cấp cứu trong vài giờ. Ở một bệnh viện khác, họ được đưa xuống tầng hầm".
Trước mức độ nghiêm trọng của sự việc, không có gì ngạc nhiên khi nhiều bác sĩ tức giận vì hành vi lừa dối này, bởi hàng chục đồng nghiệp của họ cũng đang mắc bệnh. Một nhà virus học cho biết: "Các bác sĩ ở Bắc Kinh đã nghe theo lời của các chính trị gia, vì vậy họ không yêu cầu đeo khẩu trang, kính bảo hộ hay găng tay. Họ tin vào những lời tuyên truyền này".
Bác sĩ Trung Quốc lên tiếng vì chính nghĩa
Sau khi Bộ trưởng Y tế Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ có 12 trường hợp nhiễm bệnh và 3 trường hợp tử vong ở Bắc Kinh, một bác sĩ dũng cảm từ một bệnh viện quân đội đã liên lạc với phóng viên Susan Jakes để tiết lộ sự thật.
Bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh (Jiang Yanyong) nói với bà Jakes rằng, các nhân viên y tế rất tức giận vì có 60 bệnh nhân SARS trong một bệnh viện quân đội và 7 người đã chết. Ông Tưởng nói: "Tôi không thể tin được những gì mình đã nghe. Tôi có trách nhiệm hỗ trợ các nỗ lực của quốc tế và địa phương để ngăn chặn sự lây lan của SARS".
https://pbs.twimg.com/media/ES3zXJGUUAAnvGX?format=jpg&name=small
(Bác sĩ Tưởng Ngạn Vĩnh)
Nhà báo điều tra Ian Birrell đặt câu hỏi trong bài viết của ông: "Đây là lý do tại sao Trung Quốc - dưới sự lãnh đạo của một Tập Cận Bình tàn nhẫn - nhanh chóng đàn áp các bác sĩ cố gắng cảnh báo về COVID-19 ở Vũ Hán, và sau đó trục xuất các phóng viên thuộc cơ quan thông tấn của Mỹ và Úc vào năm ngoái?".
Phóng viên BBC John Sudworth cũng đã bị đuổi khỏi Trung Quốc 4 tháng trước vì cố gắng điều tra một khu mỏ - nơi các nhà nghiên cứu coronavirus tại Viện Virus học Vũ Hán (WVI) thường đến lấy mẫu dơi.
WHO năm 2003 cứng rắn với Bắc Kinh
Ít nhất là vào năm 2003, WHO - dưới thời cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland lãnh đạo - đã rất cứng rắn sau những lời dối trá của Trung Quốc. Trái ngược hẳn với một WHO do ông Tedros Adhanom Ghebreyesus lãnh đạo hiện nay, trong đại dịch COVID-19, WHO rõ ràng có thái độ xu nịnh ĐCSTQ.
Vào thời điểm đó, Tổ chức Y tế Thế giới cáo buộc Trung Quốc đã đưa ra chỉ dẫn sai cho công chúng và nói dối về số ca mắc bệnh. Ông Brundtland còn yêu cầu thẳng thắn rằng: "Lần tới khi một tình huống kỳ quái mới phát sinh ở bất kỳ đâu trên thế giới, chúng ta hãy can thiệp càng nhanh càng tốt".
Bắc Kinh cuối cùng cũng chịu hợp tác
Áp lực đến từ các bác sĩ và WHO đã buộc ĐCSTQ phải hành động. Ông Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo Trung Quốc vào thời điểm đó, đã ra lệnh cho các quan chức ngừng báo cáo dữ liệu đã được cắt xén, Bộ trưởng Bộ Y tế thì bị sa thải, và chính phủ thừa nhận rằng số ca nhiễm đã tăng gấp 10 lần. Trong vòng ba tháng, thông qua việc thực hiện các biện pháp mới như hạn chế đi lại, máy quét nhiệt sân bay, kiểm dịch, truy vết tiếp xúc và đeo khẩu trang ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dịch bệnh toàn cầu đã được kiểm soát.
Bác sĩ kiêm Bộ trưởng Y tế Singapore Balaji Sadasivan nói với New York Times: "Tôi nghĩ chúng ta chưa từng thấy điều gì như thế này trước đây. Đây là cuộc chiến với nhiệt kế và kiểm dịch".
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1949079.jpg
Kiểm tra thân nhiệt ở sân bay quốc tế Changi, Singapore hôm 24/4/2003. Thời điểm này, Singapore có 189 người nhiễm bệnh và 16 người tử vong vì SARS. (Paula Bronstein/Getty Images)
Kết thúc đợt dịch, có 8.098 trường hợp mắc bệnh và 774 trường hợp tử vong. Đây là một lần thoát chết may mắn, vì SARS gây tử vong nhiều hơn COVID-19, nhưng các triệu chứng của nó rất rõ ràng trước khi bắt đầu lây lan dịch bệnh, không giống như “truyền nhân” COVID-19 hiện nay.
Nguồn gốc virus
Ngay cả trước khi đại dịch SARS kết thúc, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng virus này do loài cầy vòi mốc mang tới, nó là một trong những thành phần chính trong các món súp phổ biến ở Quảng Đông, còn có thịt rắn và (trà) hoa cúc.
Điều kỳ lạ là trong đại dịch COVID-19 này, mặc dù đã bỏ ra nhiều nỗ lực, bao gồm cả việc kiểm tra hơn 80.000 mẫu, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm thấy bất kỳ vật chủ động vật nào có khả năng lây lan SARS-CoV-2 từ dơi sang người.
Sự cố phòng thí nghiệm
Trong những tháng tiếp theo, đã có một loạt sự cố liên quan đến SARS trong các phòng thí nghiệm. Nó gần như làm dấy lên làn sóng dịch bệnh thứ hai, và phơi bày cả những lo ngại về an toàn tại các đơn vị nghiên cứu bảo mật cao. Sự cố đầu tiên là một vấn đề nhỏ, liên quan đến một sinh viên ở Singapore. Lần thứ hai nghiêm trọng hơn, xảy ra trong một phòng thí nghiệm quân sự có mức độ an toàn cao nhất Đài Loan, giống như Viện Virus học Vũ Hán. Pháp là bên cung cấp thiết bị cho phòng thí nghiệm này. Hơn 90 người đã phải cách ly.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi WHO cảnh báo rằng "các phòng thí nghiệm này là mối đe dọa lớn nhất đối với việc tái lan truyền SARS-CoV".
https://img.ntdvn.com/2021/08/ntdvn_gettyimages-1200228832.jpg
Phòng thí nghiệm Trung Quốc. (STR/AFP qua Getty Images)
Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2004, do sự tắc trách của phòng thí nghiệm Trung Quốc, đã có ít nhất 4 trường hợp nhiễm trùng sơ cấp. Sau đó, 11 trường hợp được xác nhận, trong đó bao gồm 1 y tá điều trị cho bệnh nhân, gần 1.000 người đã bị cách ly. Những trường hợp này bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu virus do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc quản lý. Đây là trung tâm nghiên cứu virus hàng đầu của Trung Quốc trước khi Viện Virus học Vũ Hán bắt đầu đi vào hoạt động.
Hai trường hợp đầu tiên chưa bao giờ được chính thức tiết lộ, và chỉ xuất hiện thông qua lời kể của phóng viên điều tra Trung Quốc. Cuối cùng, WHO đã cử một nhóm tới nhưng họ không đưa ra báo cáo, khác với khi xử lý những sự cố trước đây ở Singapore và Đài Loan.
Đã xảy ra lỗi hệ thống là một tủ lạnh chứa các mẫu SARS đã bị di chuyển ra hành lang bên ngoài phòng thí nghiệm để trong phòng có thêm khoảng trống. Sự việc này khiến một số quan chức cấp cao bị "phạt hành chính". Họ bao gồm Đổng Tiểu Bình (Dong Xiaoping), Phó giám đốc CDC Trung Quốc - ông này hiện là đồng Giám đốc CDC, và một quan chức cấp cao của ĐCSTQ - ông này thậm chí còn tham gia nhóm nghiên cứu đầu tiên của WHO về nguồn gốc COVID-19 vào tháng 2/2020. Sau đó, WHO thông báo rằng khả năng rò rỉ trong phòng thí nghiệm là cực kỳ nhỏ.
Đổ lỗi cho nước ngoài trong cả 2 lần đại dịch
Sáu năm trước, quân đội Trung Quốc đã xuất bản một cuốn sách tuyên bố rằng SARS được tạo ra trong một phòng thí nghiệm bên ngoài Trung Quốc, tương tự như lập luận hiện nay của Bắc Kinh rằng một trung tâm nghiên cứu quân sự của Mỹ mới là nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
Ông Hoàng Diên Trung (Huang Yanzhong), nhà nghiên cứu cấp cao về các vấn đề sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (Council on Foreign Relations), cho biết: “Chúng tôi tưởng rằng SARS sẽ trở thành đường ranh giới để xử lý căn bệnh này, và họ (Bắc Kinh) sẽ rút được bài học về sự minh bạch. Nhưng mô hình [lần này] không khác gì, sau đợt bùng phát ở Vũ Hán, [họ] che đậy, phủ nhận và không hành động”.
Ông Hoàng nói đúng. Có nhiều điểm tương đồng đáng lo ngại giữa hai lần đại dịch, thậm chí cả thời điểm chúng xuất hiện và mối lo ngại của các quan chức địa phương, rằng nếu hành động thì có thể sẽ làm gián đoạn các cuộc họp của ĐCSTQ hoặc ngày lễ - cho dù chỉ có một đối tượng duy nhất có thể đổ lỗi là động vật hoang dã.
Ông Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Anh và thành viên Đảng Bảo thủ Anh, nói: "Các chế độ độc tài sinh ra sự thiếu trung thực, bởi vì mỗi một người đều sợ phải trả giá vì sai lầm. Ngày nay ở Trung Quốc cũng không khác gì, nhưng lần này tất cả chúng ta đều phải trả giá".
Đông Phương
Theo Vision Times