giavui
07-27-2021, 09:38 PM
Ông Duterte sẽ “quay đầu” vì thua trong “canh bạc thân Trung”?
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã áp dụng các chính sách thân Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2016, bao gồm tham gia tích cực vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Có chuyên gia phân tích chỉ ra rằng do những tranh chấp đang diễn ra trên Biển Đông và Philippines không thu được lợi ích gì từ Trung Quốc nên đã quyết định quay trở lại bám theo Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Rodrigo-Duterte.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Flickr / Prachatai).
Theo Đài VOA Mỹ, nhà nghiên cứu cấp cao tại Công ty Rand (Rand Corporation) là ông Derek Grossman cho biết chính sách của ông Duterte sau khi nhậm chức Tổng thống Philippine là “Tạm biệt Washington, xin chào Bắc Kinh”. Mục đích của ông Duterte không chỉ nhằm thu hút giới đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, mà còn hy vọng các hành động trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ dần mềm mỏng.
Một chuyên gia khác từng là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson, giám đốc Dự án Nghiên cứu Nam và Trung Á, và cựu Đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani nói với VOA rằng Tổng thống Duterte đã đặt cược, nhưng đã thua.
Ông Duterte đã nhiều lần đến thăm Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình và tích cực tham gia vào sáng kiến “Vành đai và Con đường” với hy vọng Trung Quốc và Philippines có thể cùng nhau xây dựng “Vành đai và Con đường”, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng cho đến nay phía Philippine không có được lợi ích gì. Chuyên gia Grossman của Công ty Rand cho rằng Philippines có ý định tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền để cùng Trung Quốc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, nhưng điều này đã không xảy ra, và tranh chấp giữa hai bên ở Biển Đông tiếp tục gia tăng.
Vào tháng 4/2019, Philippines đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh vì phát hiện tới 275 tàu đánh cá Trung Quốc quanh khu đảo Pagaça (Trung Quốc gọi là đảo Trung Nghiệp/Zhongye) trên vùng Biển Đông mà Philippines xác định thuộc quyền tài phán của họ. Tháng Sáu cùng năm, phía Philippines một lần nữa phản đối vì một tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Philippines, chỉ ra rằng Trung Quốc cố tình đánh chìm tàu cá của mình và làm ngơ khi ngư dân Philippines bị rơi xuống biển. Lần gần đây nhất là vào tháng Ba năm nay khi hơn 200 tàu Trung Quốc xâm nhập bãi đá ngầm Whitson ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là rạn san hô Oxbow, [tức đá Ba Đầu thuộc chủ quyền Việt Nam]). Theo CNN, các chuyên gia chỉ ra rằng những con tàu sơn xanh này là đơn vị dân quân biển của Trung Quốc, được tài trợ bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), có thể nói là một phần quan trọng trong việc kiểm soát Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh bác bỏ, cho biết rằng những con tàu đó chỉ là ngư dân địa phương trú ẩn tránh gió bão.
Do tàu dân quân Trung Quốc đậu lại thời gian dài trong vùng biển mà Philippines tranh chấp nên đã khiến phía Philippines tức giận. Vào Ngày Độc lập của Philippines 12/6, hàng ngàn người dân Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Philippines, nhiều người cầm khẩu hiệu phản đối Trung Quốc và hô to “Trung Quốc (Cộng sản) hãy cút đi” và “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”. Người triệu tập liên minh phản đối 1SAMBAYAN, cựu Hạ nghị sĩ Philippines Neri Colmenares, cũng tham dự cuộc biểu tình. Ông trả lời phóng viên của Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) rằng hôm nay là Ngày Độc lập của Philippines, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không độc lập vì Trung Quốc không chỉ kiểm soát biển phía tây Philippines mà còn kiểm soát nền kinh tế của chúng tôi và thậm chí cả Tổng thống của chúng tôi. Trong hoàn cảnh như vậy, làm sao một quốc gia có thể độc lập?
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson là Husain Haqqani nhận định ông Duterte đã thua cược trong trò chơi này. Khi tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông tiếp tục leo thang, việc ông Duterte mong được Bắc Kinh ủng hộ là mơ hồ, với cuộc tổng tuyển cử ở Philippines vào năm sau đến gần khiến ông ta đang ngả sang Mỹ.
Trước đó đã nhiều lần ông Duterte kêu gọi sẽ chấm dứt “Thỏa thuận thăm viếng quân đội” (VFA) với Mỹ, nhưng vào ngày 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana của Philippines đã công khai tuyên bố rằng thỏa thuận sẽ không bị chấm dứt mà sẽ cho bổ sung thêm một số phụ lục.
Kể từ giữa năm ngoái thái độ của ông Duterte đối với Mỹ đã thay đổi 180 độ. Ông Grossman cho biết, vào tháng Bảy năm ngoái Bộ Ngoại giao Philippines dưới chỉ đạo của ông Duterte đã lần đầu tiên công khai thừa nhận vụ phán quyết từ trọng tài quốc tế có lợi cho Manila vào năm 2016. Vào tháng Chín năm ngoái, trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vị tổng thống mà nửa năm trước vẫn còn nhiệt tình với Bắc Kinh và có thái độ tiêu cực với Washington này cho biết trọng tài đã phát quyết đúng đắn và điều đó không thể đảo ngược, Philippines sẽ tiếp tục ủng hộ phán quyết này. Đây là điều chưa có tiền lệ.
Chuyên gia Grossman của Công ty Rand nhận định thái độ của ông Duterte là minh chứng “Philippines chỉ có thể dựa vào Mỹ, bởi vì Bắc Kinh đã đặt ra mối đe dọa sinh tử đối với Philippines”.
Vương Quân, Vision Times
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã áp dụng các chính sách thân Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2016, bao gồm tham gia tích cực vào sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Có chuyên gia phân tích chỉ ra rằng do những tranh chấp đang diễn ra trên Biển Đông và Philippines không thu được lợi ích gì từ Trung Quốc nên đã quyết định quay trở lại bám theo Mỹ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/07/Rodrigo-Duterte.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Flickr / Prachatai).
Theo Đài VOA Mỹ, nhà nghiên cứu cấp cao tại Công ty Rand (Rand Corporation) là ông Derek Grossman cho biết chính sách của ông Duterte sau khi nhậm chức Tổng thống Philippine là “Tạm biệt Washington, xin chào Bắc Kinh”. Mục đích của ông Duterte không chỉ nhằm thu hút giới đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, mà còn hy vọng các hành động trên Biển Đông của Trung Quốc sẽ dần mềm mỏng.
Một chuyên gia khác từng là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson, giám đốc Dự án Nghiên cứu Nam và Trung Á, và cựu Đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Husain Haqqani nói với VOA rằng Tổng thống Duterte đã đặt cược, nhưng đã thua.
Ông Duterte đã nhiều lần đến thăm Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình và tích cực tham gia vào sáng kiến “Vành đai và Con đường” với hy vọng Trung Quốc và Philippines có thể cùng nhau xây dựng “Vành đai và Con đường”, tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhưng cho đến nay phía Philippine không có được lợi ích gì. Chuyên gia Grossman của Công ty Rand cho rằng Philippines có ý định tạm gác vấn đề tranh chấp chủ quyền để cùng Trung Quốc thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, nhưng điều này đã không xảy ra, và tranh chấp giữa hai bên ở Biển Đông tiếp tục gia tăng.
Vào tháng 4/2019, Philippines đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh vì phát hiện tới 275 tàu đánh cá Trung Quốc quanh khu đảo Pagaça (Trung Quốc gọi là đảo Trung Nghiệp/Zhongye) trên vùng Biển Đông mà Philippines xác định thuộc quyền tài phán của họ. Tháng Sáu cùng năm, phía Philippines một lần nữa phản đối vì một tàu đánh cá Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Philippines, chỉ ra rằng Trung Quốc cố tình đánh chìm tàu cá của mình và làm ngơ khi ngư dân Philippines bị rơi xuống biển. Lần gần đây nhất là vào tháng Ba năm nay khi hơn 200 tàu Trung Quốc xâm nhập bãi đá ngầm Whitson ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là rạn san hô Oxbow, [tức đá Ba Đầu thuộc chủ quyền Việt Nam]). Theo CNN, các chuyên gia chỉ ra rằng những con tàu sơn xanh này là đơn vị dân quân biển của Trung Quốc, được tài trợ bởi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), có thể nói là một phần quan trọng trong việc kiểm soát Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh bác bỏ, cho biết rằng những con tàu đó chỉ là ngư dân địa phương trú ẩn tránh gió bão.
Do tàu dân quân Trung Quốc đậu lại thời gian dài trong vùng biển mà Philippines tranh chấp nên đã khiến phía Philippines tức giận. Vào Ngày Độc lập của Philippines 12/6, hàng ngàn người dân Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển Philippines, nhiều người cầm khẩu hiệu phản đối Trung Quốc và hô to “Trung Quốc (Cộng sản) hãy cút đi” và “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”. Người triệu tập liên minh phản đối 1SAMBAYAN, cựu Hạ nghị sĩ Philippines Neri Colmenares, cũng tham dự cuộc biểu tình. Ông trả lời phóng viên của Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) rằng hôm nay là Ngày Độc lập của Philippines, nhưng chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi không độc lập vì Trung Quốc không chỉ kiểm soát biển phía tây Philippines mà còn kiểm soát nền kinh tế của chúng tôi và thậm chí cả Tổng thống của chúng tôi. Trong hoàn cảnh như vậy, làm sao một quốc gia có thể độc lập?
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Hudson là Husain Haqqani nhận định ông Duterte đã thua cược trong trò chơi này. Khi tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông tiếp tục leo thang, việc ông Duterte mong được Bắc Kinh ủng hộ là mơ hồ, với cuộc tổng tuyển cử ở Philippines vào năm sau đến gần khiến ông ta đang ngả sang Mỹ.
Trước đó đã nhiều lần ông Duterte kêu gọi sẽ chấm dứt “Thỏa thuận thăm viếng quân đội” (VFA) với Mỹ, nhưng vào ngày 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana của Philippines đã công khai tuyên bố rằng thỏa thuận sẽ không bị chấm dứt mà sẽ cho bổ sung thêm một số phụ lục.
Kể từ giữa năm ngoái thái độ của ông Duterte đối với Mỹ đã thay đổi 180 độ. Ông Grossman cho biết, vào tháng Bảy năm ngoái Bộ Ngoại giao Philippines dưới chỉ đạo của ông Duterte đã lần đầu tiên công khai thừa nhận vụ phán quyết từ trọng tài quốc tế có lợi cho Manila vào năm 2016. Vào tháng Chín năm ngoái, trong một bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, vị tổng thống mà nửa năm trước vẫn còn nhiệt tình với Bắc Kinh và có thái độ tiêu cực với Washington này cho biết trọng tài đã phát quyết đúng đắn và điều đó không thể đảo ngược, Philippines sẽ tiếp tục ủng hộ phán quyết này. Đây là điều chưa có tiền lệ.
Chuyên gia Grossman của Công ty Rand nhận định thái độ của ông Duterte là minh chứng “Philippines chỉ có thể dựa vào Mỹ, bởi vì Bắc Kinh đã đặt ra mối đe dọa sinh tử đối với Philippines”.
Vương Quân, Vision Times