giahamdzui
07-20-2021, 10:27 PM
Tấn công mạng: Mặt trận chung hiếm hoi của phương Tây chống tin tặc Trung Quốc
https://s.rfi.fr/media/display/952a9908-e8e1-11eb-a743-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP21200415993105.webp (https://s.rfi.fr/media/display/952a9908-e8e1-11eb-a743-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP21200415993105.webp)
Trụ sở của Microsoft tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hình chụp ngày 07/08/2020. AP - Ng Han Guan
Hành vi tin tặc, hay ít ra là bao che tin tặc của Bắc Kinh rốt cuộc đã bị vạch trần công khai trên trường quốc tế. Vào hôm qua, 19/07/2021, nhiều cường quốc phương Tây, từ Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, cho đến Nhật Bản và hai khối Liên Hiệp Châu Âu và NATO đã đồng loạt chính thức cáo buộc Trung Quốc về tội xâm nhập bất hợp pháp vào khoảng 400.000 máy chủ email Microsoft Exchange được nhiều chính phủ và công ty tư nhân trên thế giới sử dụng.
Một số nhà quan sát đã tỏ ý tiếc rằng đây chỉ là những lời tố cáo suông, vì không thấy biện pháp trừng phạt nào được công bố nhằm chống lại Bắc Kinh. Lý do khá đơn giản vì lẽ vụ tin tặc xâm nhập vào máy chủ của Microsoft, đã được tiết lộ vào tháng Ba vừa qua, chỉ là những hành vi gián điệp hơn là một vụ tấn công dùng vũ khí tin học, nhằm mục tiêu như làm gián đoạn việc cung cấp năng lượng hoặc các cơ sở hạ tầng khác, một hành động nghiêm trọng hơn nhiều.
Thế nhưng, phải nói là việc phương Tây hình thành được một mặt trận thống nhất để tố cáo hành vi tin tặc của Trung Quốc là một sự kiện rất hiếm thấy, do đó rất có ý nghĩa.
Trên báo Canada La Presse ngày 19/07, nhà nghiên cứu Brandon Valeriano, thuộc Đại Học Marine Corps ở bang Virginia (Hoa Kỳ) giải thích: “Khi một quốc gia riêng lẻ nói rằng họ là nạn nhân của tin tặc, và nêu tên thủ phạm, thì khó mà biết được điều gì đã xảy ra, bởi vì đó chỉ là cái nhìn của một quốc gia duy nhất. Nhưng khi một số quốc gia kết hợp với nhau, thì điều đó sẽ gửi đi một thông điệp hoàn toàn khác, và điều đó không thể bỏ qua.”
Đối với nhà nghiên cứu Mỹ, kể từ khi Joe Biden lên nắm quyền vào tháng Giêng, Hoa Kỳ ngày càng phối hợp hành động với đối tác nhiều hơn trên các hồ sơ lớn, và mặt trận thống nhất chống tin tặc Trung Quốc là ví dụ mới nhất.
Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, vấn đề cần đặt ra là vạch mặt chỉ tên liệu có hiệu quả đối với Trung Quốc hay không nếu không kèm theo biện pháp trừng phạt cụ thể, và nhất là, giữa các nước trong mặt trận, cách đối phó với Bắc Kinh có thể khác nhau về mức độ.
Khác biệt này được thấy rõ qua nội dung cụ thể của các tuyên bố về tin tặc Trung Quốc vào hôm qua, với Washington, Luân Đôn và Ottawa quy kết trực tiếp chính quyền Bắc Kinh về các vụ tấn công mạng, trong khi những nước còn lại có vẻ dè dặt hơn.
NATO chẳng hạn, chỉ nói rằng các thành viên trong khối “ghi nhận” các cáo buộc chống lại Bắc Kinh của Mỹ, Canada và Anh, còn Liên Hiệp Châu Âu thì cho biết đang thúc giục chính quyền Trung Quốc kềm chế “các hoạt động mạng độc hại được tiến hành từ lãnh thổ Trung Quốc”, một tuyên bố có thể được hiểu là chính quyền Bắc Kinh vô can trong việc chỉ đạo hoạt động tin tặc.
Ngược lại, Hoa Kỳ không ngần ngại tố cáo đích danh chế độ Bắc Kinh, gắn liền các vụ tấn công mạng với các tin tặc có liên hệ với bộ Công An Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ đã cáo buộc bộ Công An Trung Quốc thuê mướn các tin tặc chuyên nghiệp, những kẻ vừa thực hiện nhiệm vụ do chính quyền đề ra, vừa tiến hành các hoạt động tội phạm để thu lợi cá nhân.
Theo Reuters, một quan chức Mỹ cao cấp xác đình rằng Washington đã nêu quan ngại với Bắc Kinh về các hoạt động tin tặc của Trung Quốc, và sẽ không loại trừ khả năng có thêm hành động để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/952a9908-e8e1-11eb-a743-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP21200415993105.webp (https://s.rfi.fr/media/display/952a9908-e8e1-11eb-a743-005056a97e36/w:1280/p:16x9/AP21200415993105.webp)
Trụ sở của Microsoft tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hình chụp ngày 07/08/2020. AP - Ng Han Guan
Hành vi tin tặc, hay ít ra là bao che tin tặc của Bắc Kinh rốt cuộc đã bị vạch trần công khai trên trường quốc tế. Vào hôm qua, 19/07/2021, nhiều cường quốc phương Tây, từ Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, cho đến Nhật Bản và hai khối Liên Hiệp Châu Âu và NATO đã đồng loạt chính thức cáo buộc Trung Quốc về tội xâm nhập bất hợp pháp vào khoảng 400.000 máy chủ email Microsoft Exchange được nhiều chính phủ và công ty tư nhân trên thế giới sử dụng.
Một số nhà quan sát đã tỏ ý tiếc rằng đây chỉ là những lời tố cáo suông, vì không thấy biện pháp trừng phạt nào được công bố nhằm chống lại Bắc Kinh. Lý do khá đơn giản vì lẽ vụ tin tặc xâm nhập vào máy chủ của Microsoft, đã được tiết lộ vào tháng Ba vừa qua, chỉ là những hành vi gián điệp hơn là một vụ tấn công dùng vũ khí tin học, nhằm mục tiêu như làm gián đoạn việc cung cấp năng lượng hoặc các cơ sở hạ tầng khác, một hành động nghiêm trọng hơn nhiều.
Thế nhưng, phải nói là việc phương Tây hình thành được một mặt trận thống nhất để tố cáo hành vi tin tặc của Trung Quốc là một sự kiện rất hiếm thấy, do đó rất có ý nghĩa.
Trên báo Canada La Presse ngày 19/07, nhà nghiên cứu Brandon Valeriano, thuộc Đại Học Marine Corps ở bang Virginia (Hoa Kỳ) giải thích: “Khi một quốc gia riêng lẻ nói rằng họ là nạn nhân của tin tặc, và nêu tên thủ phạm, thì khó mà biết được điều gì đã xảy ra, bởi vì đó chỉ là cái nhìn của một quốc gia duy nhất. Nhưng khi một số quốc gia kết hợp với nhau, thì điều đó sẽ gửi đi một thông điệp hoàn toàn khác, và điều đó không thể bỏ qua.”
Đối với nhà nghiên cứu Mỹ, kể từ khi Joe Biden lên nắm quyền vào tháng Giêng, Hoa Kỳ ngày càng phối hợp hành động với đối tác nhiều hơn trên các hồ sơ lớn, và mặt trận thống nhất chống tin tặc Trung Quốc là ví dụ mới nhất.
Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, vấn đề cần đặt ra là vạch mặt chỉ tên liệu có hiệu quả đối với Trung Quốc hay không nếu không kèm theo biện pháp trừng phạt cụ thể, và nhất là, giữa các nước trong mặt trận, cách đối phó với Bắc Kinh có thể khác nhau về mức độ.
Khác biệt này được thấy rõ qua nội dung cụ thể của các tuyên bố về tin tặc Trung Quốc vào hôm qua, với Washington, Luân Đôn và Ottawa quy kết trực tiếp chính quyền Bắc Kinh về các vụ tấn công mạng, trong khi những nước còn lại có vẻ dè dặt hơn.
NATO chẳng hạn, chỉ nói rằng các thành viên trong khối “ghi nhận” các cáo buộc chống lại Bắc Kinh của Mỹ, Canada và Anh, còn Liên Hiệp Châu Âu thì cho biết đang thúc giục chính quyền Trung Quốc kềm chế “các hoạt động mạng độc hại được tiến hành từ lãnh thổ Trung Quốc”, một tuyên bố có thể được hiểu là chính quyền Bắc Kinh vô can trong việc chỉ đạo hoạt động tin tặc.
Ngược lại, Hoa Kỳ không ngần ngại tố cáo đích danh chế độ Bắc Kinh, gắn liền các vụ tấn công mạng với các tin tặc có liên hệ với bộ Công An Trung Quốc. Một số quan chức Mỹ đã cáo buộc bộ Công An Trung Quốc thuê mướn các tin tặc chuyên nghiệp, những kẻ vừa thực hiện nhiệm vụ do chính quyền đề ra, vừa tiến hành các hoạt động tội phạm để thu lợi cá nhân.
Theo Reuters, một quan chức Mỹ cao cấp xác đình rằng Washington đã nêu quan ngại với Bắc Kinh về các hoạt động tin tặc của Trung Quốc, và sẽ không loại trừ khả năng có thêm hành động để buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
RFI