PDA

View Full Version : Tương Lai Của Tự Do



giahamdzui
07-19-2021, 10:55 PM
Tương Lai Của Tự Do

Tác Giả: Fareed Zakaria


https://4.bp.blogspot.com/-ajKaSKXzTnM/WSbgc_2PZHI/AAAAAAAADrM/Tjd9Ti4KwiUeh2fYbIXlSY2quHSjOjFOwCLcB/s400/the-future-of-freedom-tuong-lai-cua-tu-do.jpg

https://www.mediafire.com/file/0exlszmrjz1b9kq/T%25C6%25B0%25C6%25A1ng_Lai_C%25E1%25BB%25A7a_T%25 E1%25BB%25B1_Do.pdf/file

Giới Thiệu Sách:
Tương lai của tự do – Fareed Zakaria
Chúng ta đang sống trong thời đại dân chủ. Không có một trào lưu nào trong những thế kỷ qua đã để lại dấu ấn sâu đậm trên thế giới như những nước đi thắng lợi của nguyên tắc đa số. Vào những năm 1900 vẫn còn chưa hề có một nước nào trưng ra được đặc tính cơ bản theo đó ngày nay ta có thể khẳng định được đấy là một nền dân chủ: bổ nhiệm các cơ quan chính trị qua các cuộc bầu cử, trong đó tất cả mọi công dân đến tuổi trưởng thành đều được phép đi bầu. Đến nay đã có 119 nước trên thế giới, tương đương với 62% dân số toàn cầu, thỏa mãn được tiêu chuẩn này. Những gì được gọi là thực tiễn chính trị bắt đầu ở một vài nước ít ỏi tại Bắc Mỹ giờ đây đã trở thành chuẩn mực điều hành nhà nước khắp mọi nơi trên thế giới. Nền quân chủ đã lỗi thời, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản đã bị mất tín nhiệm vĩnh viễn, nhà nước thần quyền hồi giáo trong bất cứ trường hợp nào cũng không mấy được ưa chuộng do bởi một nhóm thiểu số quá khích. Đối với tuyệt đại đa số nhân loại, chỉ có duy nhất dân chủ là cội nguồn của tính chính đáng chính trị. Ngay đến cả những kẻ độc tài như Hosni Mubarak ở Ai cập hoặc Robert Mugabe ở Simbabwe cũng đã phải chịu tốn kém để tổ chức những cuộc bầu cử hoành tráng — có thể ngay từ đầu đã biết ai là người thắng cử. Việc ngay cả những kể chống đối dân chủ cũng phải bắt chước những ngôn ngữ và nghi lễ của một nền dân chủ đủ chứng tỏ: Cuộc chiến đã thắng lợi từ lâu.

Tuy nhiên thời đại dân chủ còn làm nên sự chú ý ở những mặt khác nữa. Từ nguồn gốc văn tự Hy lạp cổ dân chủ có nghĩa tựa như là sự cai trị của nhân dân. Và một sự phân bố lại quyền lưc từ trên xuống dưới quả nhiên có thể quan sát thấy ở khắp mọi nơi. Vì thế ở đây tôi sử dụng khái niệm “Dân chủ hóa“, mặc dù sự việc xảy ra hoàn toàn không giới hạn trong lĩnh vực chính trị. Tuy vậy những hiện tượng đi kèm xảy ra ở khắp nơi cũng chỉ là một: Các cơ cấu thứ bậc bị tan vỡ, những hệ thống kép kín đã mở ra, sức ép của quần chúng trở thành động lực thay đổi xã hội. Từ một hình thức nhà nước, nền dân chủ đã phát triển thành một lối sống (way of life).

Thí dụ như trong kinh tế: tính đặc trưng và mới của chủ nghĩa tư bản hiện đại không phải là toàn cầu hóa, cũng không phải là vai trò áp đảo của thông tin và kỹ thuật; cả hai đều đã có từ lâu. Cái mới chính là chất lượng dân chủ của nó. Tăng trưởng kinh tế trong vòng 50 năm qua đã đem lại sự giàu có cho hàng triệu con người ở các nước công nghiệp phát triển. Tiêu xài ở mức cao, có tiền gửi tiết kiệm và có vốn đầu tư ngày nay đã thuộc vào tài sản của đông đảo quần chúng, những cái đó bắt buộc các kết cấu xã hội phải thích nghi. Quyền lực kinh tế, hàng thế kỷ nay tập trung trong nhóm các thương gia đáng kính trọng, các chủ nhà băng và tầng lớp quan chức, giờ đây đã dịch chuyển về phía tầng lớp cơ bản bên dưới. Đa số các cơ sở kinh doanh, vâng, đa số các quốc gia không còn lôi kéo mời chào số chục ngàn thuộc tầng lớp trên nữa, mà nhằm vào tầng lớp trung lưu đông đảo. Cũng đúng thôi — vì tài sản cố định của một vài hiệp hội đầu tư danh tiếng nếu đem so sánh với tiềm lực tài chính của một quỹ hưu trí có khác nào tiền tiêu vặt.

Văn hóa cũng đã trở nên dân chủ hơn. Nền văn hóa thượng lưu cổ điển tuyệt nhiên không phải đã chết hẳn, nhưng nó cũng chỉ tồn tại một cách lay lắt như thể là một mặt hàng tiêu dùng dành cho các thế hệ già. Trung tâm của đời sống văn hóa ngày nay đã bị nhạc pop, sự cuốn hút của phim ảnh thương mại và những chương trình vô tuyến chủ yếu chiếm lĩnh. Bộ ba này tạo nên tiêu chuẩn nghệ thuật của thời đại chúng ta, là hệ tọa độ văn hóa mà chúng ta chuyển động trong đó. Hơn nữa: cuộc cách mạng dân chủ đã làm thay đổi các khái niệm văn hóa của chúng ta. Nếu xưa kia danh tiếng của một nữ ca sĩ chẳng hạn có lẽ chủ yếu phụ thuộc vào điều ai là người yêu thích chị ta, thì ngày nay danh tiếng của chị ta sẽ phụ thuộc vào số lượng những người hâm mộ. Đánh giá theo kiểu như vậy thì Jessey Norman sẽ không bao giờ sánh kịp với Madonna. Số lượng đã vượt lên trở thành biểu tượng của chất lượng.