duyanh
07-02-2021, 12:25 PM
Báo cáo: Trung Quốc đang bóp chết tự do học thuật của Úc
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/07/pjimage-2-3-700x366.jpg
Ảnh: Youtube/DKN.TV.
Theo trang Nikkei, một báo cáo mới đây của bà Sophie McNeill, nhà nghiên cứu Úc của cơ quan Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết chính quyền Trung Quốc đang đe dọa tự do học thuật ở Úc. Báo cáo trích lời một sinh viên từ Trung Quốc nói: “Tôi phải tự kiểm duyệt. Đây là thực tế. Tôi đã đến Úc nhưng vẫn không được tự do”.
Báo cáo được công bố vào cuối ngày thứ Ba 29/06, đã phỏng vấn 48 sinh viên và học giả trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4 vừa qua. Lei Chen, một trong 24 người trẻ tuổi ủng hộ dân chủ đến từ đại lục và Hồng Kông được phỏng vấn, đã chỉ ra tình trạng sinh viên tự kiểm duyệt. Hơn một nửa trong số họ cho biết họ đã trải qua “sự quấy rối và đe dọa trực tiếp từ các bạn học Trung Quốc”, bao gồm bạo lực thể chất, và đe dọa báo cáo với chính quyền Trung Quốc ở quê nhà.
Nghiên cứu được đưa ra khi Úc và Trung Quốc liên tục tranh cãi về các vấn đề thương mại, nhân quyền và an ninh. Canberra đã thẳng thắn về việc chống lại sức ép từ Bắc Kinh và đã tích cực tìm cách chống lại cáo buộc rằng nước này đã dùng các phương thức khác nhau để can thiệp chính trị Trung Quốc.
Cơ quan Theo dõi Nhân quyền cho biết không giống như các nền dân chủ khác như Anh và Mỹ, trong các trường đại học Úc có “rất ít cuộc thảo luận” về việc bảo vệ sinh viên đại học và giảng viên khỏi bị quấy rối, đe dọa và tự kiểm duyệt trong khuôn viên trường. Đồng thời, cơ quan nhân quyền này còn quy trách nhiệm cho các trường đại học.
Bà Sophie McNeill cho biết trong một tuyên bố báo chí rằng: “Các nhà quản lý đại học Úc đang thất bại trong nhiệm vụ quan tâm đến việc duy trì quyền của sinh viên Trung Quốc”.
Tài chính có thể là một yếu tố ngăn cản hành động. Bà nói thêm rằng: “Các trường đại học Úc dựa vào mức học phí mà sinh viên quốc tế mang lại, đồng thời nhắm mắt làm ngơ trước những lo ngại về sự quấy rối và giám sát của chính phủ Trung Quốc và các tổ chức đại diện”.
Báo cáo lưu ý rằng 28% trong số 430.000 sinh viên đăng ký vào các cơ sở giáo dục đại học của Úc trong năm 2017 là từ nước ngoài. Năm 2019, sinh viên quốc tế đã trả hơn 17 tỷ đô la Úc (tương đương 13 tỷ đô la Mỹ) học phí, 27% tổng doanh thu hoạt động của các trường là từ những sinh viên này – trong khi các khoản tài trợ từ chính phủ liên bang tài trợ cho các trường đại học đang bị cắt giảm.
Trong số tất cả sinh viên quốc tế tại các trường Đại Học ở Úc, khoảng 40% đến từ Trung Quốc, chiếm khoảng 10% trên tổng số sinh viên của quốc gia này. Sinh viên Trung Quốc cũng theo học ở các trường đại học phương Tây khác, nhưng tỷ lệ sinh viên Trung Quốc ở Úc nhiều hơn so với Anh, Canada và Mỹ. Các sinh viên nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng nếu họ tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ nền dân chủ Hồng Kông, họ sẽ bị một số bạn học Trung Quốc nhắm đến.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Tư, bà McNeil nói, “Điều đáng báo động là đây không chỉ là [cảm giác] bị đe dọa, chúng tôi biết những vụ đe dọa thực sự đã diễn ra”. Bà nói rằng bà biết có ba trường hợp trong đó các thành viên gia đình tại Đại Lục của các du học sinh đã bị chính quyền đến hỏi thăm hoặc thẩm vấn vì những gì các sinh viên đó đã làm ở Úc.
Tuy nhiên, hầu hết các du học sinh ủng hộ dân chủ đã không báo cáo với trường học về những hành vi quấy rối và đe dọa mà họ phải chịu đựng. Các du học sinh cho rằng nhà trường sẽ không xem xét các khiếu nại một cách nghiêm túc vì các trường đại học có xu hướng bênh vực những sinh viên Trung Quốc thân Bắc Kinh. Chỉ một trong số 24 sinh viên ủng hộ dân chủ được phỏng vấn nói rằng, trường của họ hướng dẫn cách báo cáo nếu họ gặp áp lực hoặc bị đe dọa.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đã tiếp cận các sinh viên thuộc Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc tại Úc (viết tắt là CSSA), tổ chức có mối liên hệ chính thức với Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc. Trong số 23 người được liên hệ, chỉ có hai sinh viên đồng ý phỏng vấn.
Một trong số họ nói: ” Hiệp hội của chúng tôi được Lãnh sự quán Trung Quốc trợ cấp. Chúng tôi có thể yêu cầu đại sứ quán thanh toán những khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động”. Một người khác, có bí danh là Jian, cũng cho biết hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc mà anh đang tham gia đã được Lãnh sự quán Trung Quốc hỗ trợ rất nhiều.
Jian nói: “Chúng tôi kiên định với chính phủ và đất nước của chúng tôi”. Khi các áp phích ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông được đặt trong khuôn viên trường mà anh Jian theo học, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối.
Ngoài ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nói chuyện với 22 học giả, là những giảng viên giảng dạy các sinh viên từ Trung Quốc và Hồng Kông. Họ cũng cho biết bản thân cảm thấy áp lực. Một học giả tên T cho biết: “Bạn phải cân nhắc ngôn từ của mình rất cẩn thận. Tôi để ý trường đại học của mình và thấy nơi này hoàn toàn kiếm lời từ du học sinh Trung Quốc”.
Các cân nhắc tài chính cũng đóng một vai trò quan trọng trong sức hấp dẫn của Hiệp hội Sinh Viên và Học giả Trung Quốc. Theo một học giả được phỏng vấn, người đã giảng dạy các nghiên cứu về Trung Quốc trong hơn hai thập niên nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng một phần lớn trong ngân sách phúc lợi sinh viên của trường đã được Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc tại Úc tài trợ. Vị học giả này nói: “Họ xem đây là một cách để giảm chi phí nhà trường trong lĩnh vực này.”
Tuy nhiên, một số trường học ở Úc đang cố gắng khắc phục tình trạng này.
Một sinh viên Trung Quốc ủng hộ dân chủ cảm thấy nhẹ nhõm khi không phải bày tỏ quan điểm của mình về Trung Quốc trong khuôn viên lớp học. Thay vào đó, cô ấy được yêu cầu nộp một bài báo ẩn danh.
Một sinh viên khác từ Trung Quốc đại lục cảm thấy thoải mái hơn sau khi giảng viên của lớp chính trị Trung Quốc của anh ấy tuyên bố rằng các buổi học sẽ không được ghi lại.
Elaine Pearson, giám đốc người Úc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với các phóng viên rằng chính phủ đã chú ý đến “sự can thiệp của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đại học”. Ông Pearson nói “Chúng tôi muốn toàn bộ khu vực đại học áp dụng các quy trình tiêu chuẩn để giải quyết những mối đe dọa đối với tự do học thuật”.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/07/pjimage-2-3-700x366.jpg
Ảnh: Youtube/DKN.TV.
Theo trang Nikkei, một báo cáo mới đây của bà Sophie McNeill, nhà nghiên cứu Úc của cơ quan Theo dõi Nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết chính quyền Trung Quốc đang đe dọa tự do học thuật ở Úc. Báo cáo trích lời một sinh viên từ Trung Quốc nói: “Tôi phải tự kiểm duyệt. Đây là thực tế. Tôi đã đến Úc nhưng vẫn không được tự do”.
Báo cáo được công bố vào cuối ngày thứ Ba 29/06, đã phỏng vấn 48 sinh viên và học giả trong khoảng thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4 vừa qua. Lei Chen, một trong 24 người trẻ tuổi ủng hộ dân chủ đến từ đại lục và Hồng Kông được phỏng vấn, đã chỉ ra tình trạng sinh viên tự kiểm duyệt. Hơn một nửa trong số họ cho biết họ đã trải qua “sự quấy rối và đe dọa trực tiếp từ các bạn học Trung Quốc”, bao gồm bạo lực thể chất, và đe dọa báo cáo với chính quyền Trung Quốc ở quê nhà.
Nghiên cứu được đưa ra khi Úc và Trung Quốc liên tục tranh cãi về các vấn đề thương mại, nhân quyền và an ninh. Canberra đã thẳng thắn về việc chống lại sức ép từ Bắc Kinh và đã tích cực tìm cách chống lại cáo buộc rằng nước này đã dùng các phương thức khác nhau để can thiệp chính trị Trung Quốc.
Cơ quan Theo dõi Nhân quyền cho biết không giống như các nền dân chủ khác như Anh và Mỹ, trong các trường đại học Úc có “rất ít cuộc thảo luận” về việc bảo vệ sinh viên đại học và giảng viên khỏi bị quấy rối, đe dọa và tự kiểm duyệt trong khuôn viên trường. Đồng thời, cơ quan nhân quyền này còn quy trách nhiệm cho các trường đại học.
Bà Sophie McNeill cho biết trong một tuyên bố báo chí rằng: “Các nhà quản lý đại học Úc đang thất bại trong nhiệm vụ quan tâm đến việc duy trì quyền của sinh viên Trung Quốc”.
Tài chính có thể là một yếu tố ngăn cản hành động. Bà nói thêm rằng: “Các trường đại học Úc dựa vào mức học phí mà sinh viên quốc tế mang lại, đồng thời nhắm mắt làm ngơ trước những lo ngại về sự quấy rối và giám sát của chính phủ Trung Quốc và các tổ chức đại diện”.
Báo cáo lưu ý rằng 28% trong số 430.000 sinh viên đăng ký vào các cơ sở giáo dục đại học của Úc trong năm 2017 là từ nước ngoài. Năm 2019, sinh viên quốc tế đã trả hơn 17 tỷ đô la Úc (tương đương 13 tỷ đô la Mỹ) học phí, 27% tổng doanh thu hoạt động của các trường là từ những sinh viên này – trong khi các khoản tài trợ từ chính phủ liên bang tài trợ cho các trường đại học đang bị cắt giảm.
Trong số tất cả sinh viên quốc tế tại các trường Đại Học ở Úc, khoảng 40% đến từ Trung Quốc, chiếm khoảng 10% trên tổng số sinh viên của quốc gia này. Sinh viên Trung Quốc cũng theo học ở các trường đại học phương Tây khác, nhưng tỷ lệ sinh viên Trung Quốc ở Úc nhiều hơn so với Anh, Canada và Mỹ. Các sinh viên nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng nếu họ tham dự một cuộc biểu tình ủng hộ nền dân chủ Hồng Kông, họ sẽ bị một số bạn học Trung Quốc nhắm đến.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến hôm thứ Tư, bà McNeil nói, “Điều đáng báo động là đây không chỉ là [cảm giác] bị đe dọa, chúng tôi biết những vụ đe dọa thực sự đã diễn ra”. Bà nói rằng bà biết có ba trường hợp trong đó các thành viên gia đình tại Đại Lục của các du học sinh đã bị chính quyền đến hỏi thăm hoặc thẩm vấn vì những gì các sinh viên đó đã làm ở Úc.
Tuy nhiên, hầu hết các du học sinh ủng hộ dân chủ đã không báo cáo với trường học về những hành vi quấy rối và đe dọa mà họ phải chịu đựng. Các du học sinh cho rằng nhà trường sẽ không xem xét các khiếu nại một cách nghiêm túc vì các trường đại học có xu hướng bênh vực những sinh viên Trung Quốc thân Bắc Kinh. Chỉ một trong số 24 sinh viên ủng hộ dân chủ được phỏng vấn nói rằng, trường của họ hướng dẫn cách báo cáo nếu họ gặp áp lực hoặc bị đe dọa.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng đã tiếp cận các sinh viên thuộc Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc tại Úc (viết tắt là CSSA), tổ chức có mối liên hệ chính thức với Đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc. Trong số 23 người được liên hệ, chỉ có hai sinh viên đồng ý phỏng vấn.
Một trong số họ nói: ” Hiệp hội của chúng tôi được Lãnh sự quán Trung Quốc trợ cấp. Chúng tôi có thể yêu cầu đại sứ quán thanh toán những khoản phí phát sinh trong quá trình hoạt động”. Một người khác, có bí danh là Jian, cũng cho biết hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc mà anh đang tham gia đã được Lãnh sự quán Trung Quốc hỗ trợ rất nhiều.
Jian nói: “Chúng tôi kiên định với chính phủ và đất nước của chúng tôi”. Khi các áp phích ủng hộ nền dân chủ ở Hồng Kông được đặt trong khuôn viên trường mà anh Jian theo học, anh đã tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối.
Ngoài ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã nói chuyện với 22 học giả, là những giảng viên giảng dạy các sinh viên từ Trung Quốc và Hồng Kông. Họ cũng cho biết bản thân cảm thấy áp lực. Một học giả tên T cho biết: “Bạn phải cân nhắc ngôn từ của mình rất cẩn thận. Tôi để ý trường đại học của mình và thấy nơi này hoàn toàn kiếm lời từ du học sinh Trung Quốc”.
Các cân nhắc tài chính cũng đóng một vai trò quan trọng trong sức hấp dẫn của Hiệp hội Sinh Viên và Học giả Trung Quốc. Theo một học giả được phỏng vấn, người đã giảng dạy các nghiên cứu về Trung Quốc trong hơn hai thập niên nói với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rằng một phần lớn trong ngân sách phúc lợi sinh viên của trường đã được Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc tại Úc tài trợ. Vị học giả này nói: “Họ xem đây là một cách để giảm chi phí nhà trường trong lĩnh vực này.”
Tuy nhiên, một số trường học ở Úc đang cố gắng khắc phục tình trạng này.
Một sinh viên Trung Quốc ủng hộ dân chủ cảm thấy nhẹ nhõm khi không phải bày tỏ quan điểm của mình về Trung Quốc trong khuôn viên lớp học. Thay vào đó, cô ấy được yêu cầu nộp một bài báo ẩn danh.
Một sinh viên khác từ Trung Quốc đại lục cảm thấy thoải mái hơn sau khi giảng viên của lớp chính trị Trung Quốc của anh ấy tuyên bố rằng các buổi học sẽ không được ghi lại.
Elaine Pearson, giám đốc người Úc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với các phóng viên rằng chính phủ đã chú ý đến “sự can thiệp của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đại học”. Ông Pearson nói “Chúng tôi muốn toàn bộ khu vực đại học áp dụng các quy trình tiêu chuẩn để giải quyết những mối đe dọa đối với tự do học thuật”.
DKN