PDA

View Full Version : Di dân : Niềm Hy vọng và Nguy cơ của Hoa Kỳ



duyanh
06-25-2021, 12:30 PM
DI DÂN: NIỀM HY VỌNG VÀ NGUY CƠ CỦA HOA KỲ



Danh xưng Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã hàm chứa chủ trương chấp nhận di dân từ mọi nguồn gốc dân tộc.

Chủ trương này đã giúp cho dân Mỹ thoát khỏi chủ nghĩa thuộc địa của Châu Âu. Nếu không có chủ trương này thì Tín đồ Tin Lành sẽ không từ Anh Quốc liều mạng tới Châu Mỹ xa xôi và bất định vì sự phân biệt tôn giáo của Toà thánh Vatican.

Từng đợt, từng đợt tín đồ Tin Lành, các tù nhân ở Vương quốc Anh bị đày tới thuộc địa của Luân Đôn ở Hoa Kỳ mang theo tinh thần độc lập, tự chủ đã giành lại quyền tự quyết dân tộc đầu tiên trên thế giới.

Phong trào di dân mang lại những ý tưởng mới, lòng can đảm, ý chí kiên cường như một luồng sinh khí thúc đẩy những sáng kiến mới lạ ra đời làm thăng hoa cuộc sống, thay đổi hệ thống chính trị lỗi thời vốn chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị.

Di dân Châu Âu chấp nhận Hiến pháp 1788 làm nền tảng hệ thống chính trị của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Vừa bảo vệ nền Cộng Hoà non trẻ, vừa mở mang bờ cõi, vừa phát triển quốc gia, vừa tiếp nhận di dân đến từ bất cứ ở đâu để chung lưng đấu cật xây dựng một quốc gia đáng sống, một xã hội đùm bọc lẫn nhau bất chấp nguồn gốc xuất phát.

Càng phát triển, Hoa Kỳ đã mau chóng trở thành “giấc mơ Mỹ” của nhiều người trên khắp hành tinh kể cả giàu, nghèo, học vấn, tôn giáo, quan điểm chính trị. Nhờ thế mà Hoa Kỳ có một thể chế chính trị dân chủ, tự do bền vững nhất thế giới trong khi chế độ độc tài đủ kiểu khó duy trì và phát triển.

Tuy nhiên, di dân vừa là nguồn sống vừa là gánh nặng của quốc gia. Đối với bản thân người di dân có thể là cơ hội thăng tiến hiếm có, hoặc nỗi thất vọng vì “giấc mộng kê vàng”.

Đối với các các nhà lãnh đạo Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ: di dân là bài toán chưa có đáp số rõ ràng do sự rắc rối trong lĩnh vực tị nạn và di dân bất-hợp-pháp.

Lớp di dân đầu tiên nguyện chấp nhận nơi này làm quê hương, không muốn trở về chốn cũ để nhận lại sự thù địch do khác niềm tin tôn giáo, hoặc cam chịu sống dưới chế độ quân chủ, hoặc quân chủ lập hiến làm mất tinh thần phóng khoáng của loài người.

Di dân, nét son trong lịch sử Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

Khi nhân loại chưa bước vào giai đoạn cơ-giới-hoá, các đợt di dân da trắng từ Châu Âu đến Châu Mỹ bằng các cuộc hành trình dài ngày trên biển cả mênh mông để đến một bến bờ hoang vu mà lập nghiệp. Họ phải đối diện với thời tiết khắc nghiệt, thổ dân và thú dữ với bàn tay trắng và ý chí kiên cường. Họ như vết dầu loang thuần hoá thiên nhiên, đẩy lùi thổ dân theo kiểu vừa chiến đấu vừa xây dựng. Tài nguyên nằm trong lòng đất được khai thác để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của di dân. Những trận đánh dữ dội và tàn bạo giữa thổ dân và Mễ Tây Cơ với chính quyền non trẻ của Hoa Kỳ đã mang lại một vùng đất hoang sơ, rộng lớn để khai thác.

Dân số trẻ trung với tinh thần “dám nghĩ, dám làm” của di dân da trắng, đa số từ Châu Âu tới đã xây dựng một quốc gia vượt trội hơn các mô hình từng có trên quả địa cầu. Khi đó, di dân da màu và thổ dân chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn tại Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Kỳ thị chủng tộc, giai cấp ở Hoa Kỳ vào thời đó ít gay gắt, độc ác hơn các nơi khác trên quả địa cầu vì di dân hiểu rõ rằng họ từng là nạn nhân của kỳ thị.

Người da đen đến Hoa Kỳ thuộc phương diện buôn bán nô lệ thời đó xảy ra khắp thế giới với tỷ lệ không đáng kể nên chẳng đóng góp gì nhiều cho tiến trình phát triển và lớn mạnh của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Những sắc dân da màu khác cũng tương tự như người da đen trong xã hội mà da trắng chiếm đa số tuyệt đối. Phải công tâm thừa nhận nạn kỳ thị chủng tộc tại Hoa Kỳ ít hơn so với các nước khác vào cùng thời điểm.
Chế độ nô lệ bị xoá bỏ trên toàn lãnh thổ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ khi Tu chính án số 13 của Hiến pháp ra đời năm 1865.
Những người di dân coi nơi nhập cư như chọn lựa suốt đời nên dồn nỗ lực cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quốc gia hùng cường mà họ không có điều kiện thực thi ở nơi chôn nhau cắt rốn. Họ sẽ không bao giờ trở về chốn cũ để sống trong cảnh phập phồng, bất định.
Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin tốt nghiệp tại Đức, hậu duệ của di dân từ Thổ Nhĩ Kỳ, đã nên vợ chồng cùng nhau nghiên cứu công nghệ mRNA.
Công ty đầu tiên của họ, Ganymed Pharmaceuticals, chuyên về kháng thể đơn dòng (mRNA) giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư được bán với giá 1.7 tỷ USD.
Công ty thứ hai, BioNTech chế tạo vắc xin ung thư. Khi nghe tin về một căn bệnh lạ lây lan ở Vũ Hán, cặp vợ chồng này quyết định xử dụng công nghệ mRNA cùng với 600 nhân viên để bào chế vắc xin đã được Công ty Dược phẩm khổng lồ của Mỹ, Pfizer tài trợ. Sau 80 ngày đã có vắc xin chống SARS-CoV-2 với hiệu quả trên 90%. Hiện tại, Công ty của họ được lượng giá 26 tỷ USD. (Viết theo Times of London).
Tiến sĩ Kariko Katalin cùng chồng và con gái sang Mỹ định cư năm 1985 đã chịu nhiều khó khăn vì ít ai tin vào công nghệ mRNA cho tới năm 1998 mới nhận được khoảng tài trợ 100,000USD. Năm 2013, Công ty Moderna của Gia Nã Đại và Công ty BioNTech có trụ sở tại Mỹ đã thuê Katalin làm chuyên gia cao cấp mRNA. Khi Đại dịch Virus Vũ Hán bùng nổ, hai công ty đó đã áp dụng ý tưởng của Katalin để sản xuất Vắc xin chống SARS-CoV-2.
Năm 1978, Đinh đồng phụng Việt (Đinh Việt) vượt biển với gia đình lúc 10 tuổi, định cư ở Oregon, tốt nghiệp ưu hạng Tiến sĩ Luật học năm 1993 ở Harvard. Ngày 30/05/2001được bổ nhiệm vào chức Phó Chưởng lý Luật pháp, Phụ tá cho Tổng chưởng lý John Ashcroft. Sau vụ khủng bố 911, Đinh Việt nhận nhiệm vụ soạn thảo Dự luật Yêu nước (Patriot Act) được Tổng thống George W. Bush ký thành Luật vào 26/10/2001. Tháng 5, 2003, Ông trở về trường cũ dạy Luật mà không tham quyền cố vị.

Nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh di tản năm 1975 tốt nghiệp ở Hoa Kỳ chuyên bào chế thuốc đẩy cho các đại bác trên chiến hạm và hoả tiễn trên phi cơ nên mệnh danh “khoa học gia hoả tiễn”. Tháng 8-2001, Dương Nguyệt Ánh cầm đầu 100 khoa học gia, kỹ sư, cán sự đã chế 11 trái “bom áp nhiệt” trong vòng 67 ngày để tiêu diệt bọn khủng bố trốn trong các hang động ở A Phú Hãn.

Các di dân này đã nhận Hoa Kỳ làm quê hương nên sẵn sàng cống hiến tài năng làm rạng rỡ cho vùng đất quyết chọn làm nơi ăn đời ở kiếp cố định nên “ăn cây nào rào cây đó”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Di dân: những gánh nặng cho Hoa Kỳ

Hoa Kỳ có chương trình di dân hàng năm theo nhiều diện khác nhau tương ứng với ngân sách quốc gia. Nhưng, di dân bất-hợp-pháp là một gánh nặng quá sức mà mỗi Chính quyền phải khó khăn đối phó.

Đạo luật Kiểm soát và Cải cách Di dân năm 1986 của Tổng thống Ronald Reagan nhằm ân xá 3 triệu cư dân bất-hợp-pháp và buộc giới chủ nhân phải chứng minh tình trạng di trú của công nhân. Nhưng, tình trạng di dân vẫn chưa bao giờ giải quyết dứt khoát với bất cứ vị Tổng thống Mỹ nào vì chưa có hàng rào biên giới để kiểm soát mọi hoạt động xuất nhập. Tình trạng kiểm soát lỏng lẻo ở biên giới phía Nam tạo điều kiện cho nhiều vụ “khủng hoảng di dân bất-hợp-pháp” và gia tăng việc buôn bán ma tuý và băng đảng hoành hành.

Di dân hợp pháp hoặc bất-hợp-pháp trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia và người đóng thuế mà đa số là da trắng.

Di dân ở Hoa Kỳ có hai loại chính:

(1) Chọn nơi này làm nơi cư trú vĩnh viễn nên tự giác tuân hành luật pháp, góp sức xây dựng Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ thành chốn an cư lạc nghiệp.
(2) Coi Hoa Kỳ như con gà đẻ trứng vàng để hưởng thụ trong cảnh an nhàn nên thích mọi thứ đều “free” mà không cần mất chút sức lực nào cả.
Luật pháp bị bẻ cong khi đề cập tới vấn đề di dân, ít khi nào tạo được sự đồng thuận của cư dân, đặt biệt đối với người đóng thuế.
Hệ thống y tế quốc gia cũng tốn nhiều tiền cho di dân các loại.

Tóm lại, quan điểm về di dân cần xét trên quan điểm lợi ích quốc gia dân tộc thay vì lợi ích cá nhân có thể cân bằng, bình đẳng và trung thực hơn chăng?

Đại-Dương