duyanh
06-20-2021, 11:32 AM
Hungary: Kế hoạch hiến đất xây trường đại học Trung Quốc bị người dân phản ứng dữ dội
Kế hoạch cho phép trường đại học Phúc Đán, Trung Quốc xây dựng một khu học xá trên mảnh đất được hiến tặng bên bờ sông ở Budapest đã khiến người dân Hungary phản đối dữ dội, đe dọa làm trật bánh chương trình nghị sự ủng hộ Bắc Kinh của Thủ tướng Viktor Orban.
https://media.gettyimages.com/photos/protestors-march-during-a-demonstration-against-the-planned-chinese-picture-id1322294172?s=2048x2048
Quốc hội Hungary hôm thứ Ba (15/6) đã thông qua việc hiến tặng khu đất thuộc sở hữu nhà nước ở thủ đô Budapest, nơi Đại học Phúc Đán có trụ sở chính tại Thượng Hải đang lên kế hoạch xây dựng một khu học xá mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Theo một cuộc thăm dò gần đây, việc xây dựng khuôn viên trường đã bị khoảng 70% người dân Hungary phản đối. Một cuộc biểu tình tại địa điểm xây dựng được đề xuất đã thu hút khoảng 10.000 người tham gia trong thời gian gần đây.
“Chúng ta sẽ không trở thành thuộc địa!” một biểu ngữ lớn xuất hiện trong cuộc biểu tình viết.
Những người phản đối cho rằng hệ thống giáo dục chất lượng cao của đất nước sẽ bị suy yếu trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khuôn viên mới trên bờ sông Danube sẽ chiếm diện tích 520.000 mét vuông. Đại học Phúc Đán sẽ là viện nghiên cứu đại học đầu tiên của Trung Quốc xây dựng cơ sở ở EU.
Trước cuộc biểu tình, Thị trưởng Budapest Gergely Karacsony đã cho đổi tên các đường phố gần khuôn viên dự kiến nói trên thành “Đường Hồng Kông Tự do”, “Đường Liệt sĩ Duy Ngô Nhĩ” hay “Đường Đạt Lai Lạt Ma.”
Việc xây dựng dự án sẽ tiêu tốn 1,5 tỷ euro (1,79 tỷ USD), theo Agence France-Presse, trong đó Trung Quốc sẽ chi 1,3 tỷ euro.
Karacsony, một chính trị gia đối lập và là đối thủ thách thức tiềm năng của ông Orban, nói với Nikkei Asia rằng điều này “sẽ khiến ngay cả những đứa cháu của chúng tôi cũng trở thành con nợ [của Trung Quốc]”. “Việc chính phủ Hungary đề cao lợi ích của Trung Quốc hơn lợi ích của Hungary là hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Cuộc tranh cãi diễn ra khi quan hệ giữa một số quốc gia châu Âu và Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng. Năm nay, Bắc Kinh và Brussels đã tiến hành một loạt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng trước cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Theo Nikkei, Bắc Kinh dường như đang muốn níu kéo mối quan hệ chặt chẽ với Hungary, quốc gia EU duy nhất sử dụng vắc-xin ngừa virus corona của Trung Quốc.
Tranh cãi về khuôn viên trường đã gây tổn hại cho đảng cầm quyền cánh hữu của Orban Fidesz trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự ủng hộ đối với ông Fidesz ở mức 48% tính đến ngày 9/6, trong khi liên minh đối lập đang gần đuổi kịp với 47%.
Ông Orban đã phản công bằng cách cáo buộc các đối thủ chơi con bài chính trị. Theo Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS năm nay do Quacquarelli Symonds, chuyên về giáo dục quốc tế công bố, Phúc Đán xếp thứ 34, trong khi trường đại học hàng đầu của Hungary tụt xuống vị trí thứ 500. Chính phủ lập luận rằng dự án khuôn viên trường có thể dẫn đến việc mở ra các trung tâm nghiên cứu, phát triển và đầu tư mới.
Orban cho biết ông có kế hoạch tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về dự án khuôn viên trường, nhưng khung thời gian cho cuộc bỏ phiếu vẫn chưa được ấn định.
Thủ tướng Hungary chính là nguyên nhân gây lo ngại ở EU. Khối này cáo buộc chính phủ của ông đàn áp tự do báo chí và can thiệp vào các quy trình tư pháp. Năm 2017, Hungary đã thông qua một đạo luật buộc Đại học Trung Âu, một học viện do tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ George Soros thành lập, phải chuyển ra khỏi Hungary. Chính phủ của ông Orban coi tỷ phú Soros là một người nguy hiểm.
Mặc dù các quốc gia EU đang ngày càng trở nên đối nghịch với Trung Quốc, lập trường ủng hộ Bắc Kinh của Hungary không hề dao động.
Theo sáng kiến Vành đai và Con đường, Hungary đã nhận được hỗ trợ của Trung Quốc để tân trang một tuyến đường sắt dài 350km nối Budapest với thủ đô Belgrade của Serbia. Một công viên năng lượng mặt trời khổng lồ do một công ty Trung Quốc hỗ trợ cũng đã được hoàn thành vào tháng Năm.
Theo số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Hungary 5,5 tỷ USD đầu tư và các hợp đồng trong thập kỷ qua cho đến năm 2020. Đang có những lo ngại sâu sắc rằng Hungary có thể rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, khiến quốc gia này sẽ phải chịu sức ép từ Bắc Kinh ở cả mặt trận chính sách đối nội và đối ngoại.
Tháng trước, Lithuania tuyên bố rút khỏi khuôn khổ hợp tác kinh tế 17+1 được hình thành giữa Trung Quốc và các nước ở Đông và Trung Âu. Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã ký ban hành dự luật cấm nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng 5G của nước này.
Năm 2019, Ý đã đồng ý tham gia vào khuôn khổ Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nhưng sau hội nghị thượng G7 kết thúc vào Chủ nhật, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã gọi Trung Quốc là một “chế độ chuyên quyền”.
“Về thỏa thuận [Vành đai và Con đường] cụ thể đó, chúng tôi sẽ đánh giá lại một cách cẩn thận,” thủ tướng Draghi nói.
Tiến Minh (theo Nikkei Asia)
Kế hoạch cho phép trường đại học Phúc Đán, Trung Quốc xây dựng một khu học xá trên mảnh đất được hiến tặng bên bờ sông ở Budapest đã khiến người dân Hungary phản đối dữ dội, đe dọa làm trật bánh chương trình nghị sự ủng hộ Bắc Kinh của Thủ tướng Viktor Orban.
https://media.gettyimages.com/photos/protestors-march-during-a-demonstration-against-the-planned-chinese-picture-id1322294172?s=2048x2048
Quốc hội Hungary hôm thứ Ba (15/6) đã thông qua việc hiến tặng khu đất thuộc sở hữu nhà nước ở thủ đô Budapest, nơi Đại học Phúc Đán có trụ sở chính tại Thượng Hải đang lên kế hoạch xây dựng một khu học xá mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2024.
Theo một cuộc thăm dò gần đây, việc xây dựng khuôn viên trường đã bị khoảng 70% người dân Hungary phản đối. Một cuộc biểu tình tại địa điểm xây dựng được đề xuất đã thu hút khoảng 10.000 người tham gia trong thời gian gần đây.
“Chúng ta sẽ không trở thành thuộc địa!” một biểu ngữ lớn xuất hiện trong cuộc biểu tình viết.
Những người phản đối cho rằng hệ thống giáo dục chất lượng cao của đất nước sẽ bị suy yếu trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khuôn viên mới trên bờ sông Danube sẽ chiếm diện tích 520.000 mét vuông. Đại học Phúc Đán sẽ là viện nghiên cứu đại học đầu tiên của Trung Quốc xây dựng cơ sở ở EU.
Trước cuộc biểu tình, Thị trưởng Budapest Gergely Karacsony đã cho đổi tên các đường phố gần khuôn viên dự kiến nói trên thành “Đường Hồng Kông Tự do”, “Đường Liệt sĩ Duy Ngô Nhĩ” hay “Đường Đạt Lai Lạt Ma.”
Việc xây dựng dự án sẽ tiêu tốn 1,5 tỷ euro (1,79 tỷ USD), theo Agence France-Presse, trong đó Trung Quốc sẽ chi 1,3 tỷ euro.
Karacsony, một chính trị gia đối lập và là đối thủ thách thức tiềm năng của ông Orban, nói với Nikkei Asia rằng điều này “sẽ khiến ngay cả những đứa cháu của chúng tôi cũng trở thành con nợ [của Trung Quốc]”. “Việc chính phủ Hungary đề cao lợi ích của Trung Quốc hơn lợi ích của Hungary là hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Cuộc tranh cãi diễn ra khi quan hệ giữa một số quốc gia châu Âu và Trung Quốc bắt đầu trở nên căng thẳng. Năm nay, Bắc Kinh và Brussels đã tiến hành một loạt các biện pháp trừng phạt ăn miếng trả miếng trước cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở khu vực Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Theo Nikkei, Bắc Kinh dường như đang muốn níu kéo mối quan hệ chặt chẽ với Hungary, quốc gia EU duy nhất sử dụng vắc-xin ngừa virus corona của Trung Quốc.
Tranh cãi về khuôn viên trường đã gây tổn hại cho đảng cầm quyền cánh hữu của Orban Fidesz trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự ủng hộ đối với ông Fidesz ở mức 48% tính đến ngày 9/6, trong khi liên minh đối lập đang gần đuổi kịp với 47%.
Ông Orban đã phản công bằng cách cáo buộc các đối thủ chơi con bài chính trị. Theo Bảng Xếp hạng Đại học Thế giới QS năm nay do Quacquarelli Symonds, chuyên về giáo dục quốc tế công bố, Phúc Đán xếp thứ 34, trong khi trường đại học hàng đầu của Hungary tụt xuống vị trí thứ 500. Chính phủ lập luận rằng dự án khuôn viên trường có thể dẫn đến việc mở ra các trung tâm nghiên cứu, phát triển và đầu tư mới.
Orban cho biết ông có kế hoạch tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về dự án khuôn viên trường, nhưng khung thời gian cho cuộc bỏ phiếu vẫn chưa được ấn định.
Thủ tướng Hungary chính là nguyên nhân gây lo ngại ở EU. Khối này cáo buộc chính phủ của ông đàn áp tự do báo chí và can thiệp vào các quy trình tư pháp. Năm 2017, Hungary đã thông qua một đạo luật buộc Đại học Trung Âu, một học viện do tỷ phú quản lý quỹ đầu cơ George Soros thành lập, phải chuyển ra khỏi Hungary. Chính phủ của ông Orban coi tỷ phú Soros là một người nguy hiểm.
Mặc dù các quốc gia EU đang ngày càng trở nên đối nghịch với Trung Quốc, lập trường ủng hộ Bắc Kinh của Hungary không hề dao động.
Theo sáng kiến Vành đai và Con đường, Hungary đã nhận được hỗ trợ của Trung Quốc để tân trang một tuyến đường sắt dài 350km nối Budapest với thủ đô Belgrade của Serbia. Một công viên năng lượng mặt trời khổng lồ do một công ty Trung Quốc hỗ trợ cũng đã được hoàn thành vào tháng Năm.
Theo số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Hungary 5,5 tỷ USD đầu tư và các hợp đồng trong thập kỷ qua cho đến năm 2020. Đang có những lo ngại sâu sắc rằng Hungary có thể rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc, khiến quốc gia này sẽ phải chịu sức ép từ Bắc Kinh ở cả mặt trận chính sách đối nội và đối ngoại.
Tháng trước, Lithuania tuyên bố rút khỏi khuôn khổ hợp tác kinh tế 17+1 được hình thành giữa Trung Quốc và các nước ở Đông và Trung Âu. Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã ký ban hành dự luật cấm nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng 5G của nước này.
Năm 2019, Ý đã đồng ý tham gia vào khuôn khổ Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nhưng sau hội nghị thượng G7 kết thúc vào Chủ nhật, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã gọi Trung Quốc là một “chế độ chuyên quyền”.
“Về thỏa thuận [Vành đai và Con đường] cụ thể đó, chúng tôi sẽ đánh giá lại một cách cẩn thận,” thủ tướng Draghi nói.
Tiến Minh (theo Nikkei Asia)