giahamdzui
06-17-2021, 09:59 PM
JOE BIDEN CÔNG DU CHÂU ÂU: THÙNG RỖNG KÊU TO
https://newsroomcdnakamai.azureedge.net/video-thumbnails/11-06-21-130682-G7-Summit-Group-Photo1-EU_PRV_thumbnail_24_43952.jpg
Hội nghị G-7 trong năm 2021 được tổ chức tại khu nghỉ ngơi ở bờ biển Miền nam Anh Quốc có sự hiện diện lần đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden như mong đợi của giới lãnh đạo bảy quốc gia dân chủ tự do giàu nhất thế giới.
Để hội nghị thêm phần long trọng nên Thủ tướng Anh Quốc, Boris Johnson mời thêm nguyên thủ các quốc gia Ấn Độ, Nam Phi, Úc Đại Lợi, Đại Hàn, Tổng Thư ký LHQ, António Guterres, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Ghebreyesus tham dự cho thêm phần long trọng.
Chủ đích của các bên
Thủ tướng Boris Johnson muốn chứng tỏ sự độc lập và khả năng sau khi rời Liên Âu mà không còn bị Brussels chi phối.
Tổng thống Joe Biden muốn xác nhận vai trò Lãnh đạo Thế giới Tự do Dân chủ tại G7, khi gặp các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU), Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và đối diện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
EU cần Hoa Kỳ bảo vệ an ninh để được tự do làm ăn mà đóng góp ít nhất.
Ấn, Úc, Hàn, Nam Phi được dịp nâng cao uy thế chính trị trong cộng đồng quốc tế.
Tedros muốn tái cử vào WHO nên đồng ý việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 một lần nữa.
Các chương trình Thượng đỉnh G-7
Kế hoạch lãnh đạo nền kinh tế thế giới của G-7 nhằm tạo điều kiện tuân thủ các quy định quốc tế. Hiện nay G7 chỉ đại diện cho dưới 50% nền kinh tế toàn cầu so với 70% khi mới thành lập. Các nước đang phát triển đóng góp 2/3 tỷ trong kinh tế thế giới so với 1/3 của Tây Phương. Trước đây, Tây Phương chỉ tranh nhau làm ăn với Trung Quốc cho tới lúc Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump quyết định trừng phạt Bắc Kinh về những hành vi phạm luật thương mại và kinh tế thế giới. EU vẫn ký kết Hiệp ước đầu tư Toàn diện EU-TQ sau 7 năm thương lượng. EU tạm ngưng phê chuẩn để Biden bỏ trừng phạt vụ bán phá giá nhôm của Châu Âu. Bắc Kinh ra lệnh trừng phạt 10 chính trị gia và học giả của EU vì dám chỉ trích vụ Tân Cương và Hồng Kông. Nghị quyết của EU chỉ biểu thị lập trường mà không bị ràng buộc pháp lý nên dễ dàng huỷ bỏ khi cần thiết.
EU thúc giục Trump trừng phạt Nga cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 (dưới triều Obama-Biden). Nhưng, Tể tướng Angela Merkel và Tổng thống Francois Hollande đã ký hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến làm cho Mạc Tư Khoa có thể bán khí đốt cho EU. Lệnh trừng phạt của Obama trở nên què quặt. Trump chống đối nên đường ống dẫn khí đốt bị ngưng trệ. Khi lên cầm quyền, Biden tuyên bố không chống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.
Tóm lược Thông cáo chung G-7: chống lại các chính sách và thực hành mang tính phi-thị-trường đầy thách thức làm suy yếu sự vận hành công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu … giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trong khuôn khổ COP26 với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhập cuộc (Lưu ý: COP25 đã thất bại vì Chính quyền Trump từ chối tham dự) …. kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản liên quan đến Tân Cương và Hồng Kông (Lưu ý: EU không đồng ý các biện pháp trừng phạt gay gắt) … cam kết một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các nước nghèo (nhưng, WHO cho rằng cần tới 11 tỷ).
Trong bài “G7 no longer able to order world around” đăng trên The Globle Times ngày 8 tháng 6 năm 2021, tác giả Martin Jacques từng làm nghiên cứu tại Đại học Cambridge và Phục Đán viết “Hoa Kỳ hứa xuất cảng 80 triệu liều vaccine cuối năm nay so với Trung Quốc có 770 triệu liều đã được tiêm trong nước và xuất cảng trên 300 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển. Quá nửa số tiêm chủng tại châu Mỹ La tinh là dùng nguồn Trung Quốc. (Lưu ý: Brazil và Ba Lan sử dụng vắc xin của Trung Quốc có tỷ lệ chết cao. Bắc Kinh không cho phép tự do điều tra nguồn gốc Virus Vũ Hán).
G-7 ở Anh Quốc cam kết “tăng cường và điều phối năng lực sản xuất toàn cầu ở tất cả các lục địa; cải tiến hệ thống cảnh báo sớm; và hỗ trợ khoa học trong sứ mệnh rút ngắn chu kỳ phát triển vắc xin, phương pháp điều trị và thử nghiệm an toàn và hiệu quả từ 300 đến 100 ngày”. (Lưu ý: Đứng trước sự bùng phát của virus SARS và Ebola nên G7 năm 2016 giao nhiệm vụ cho Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đầu trong việc “phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát kịp thời các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng” và phát triển vắc xin. (Lưu ý: Tổng giám đốc WHO toa rập với Tập Cận Bình gây thảm hoạ).
Năm 2016, G7 cũng nhất trí thúc đẩy phát triển bền vững đi đôi với tạo ra tăng trưởng, việc làm và quản trị tốt, tất cả phù hợp với hạn chế biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo tồn đa dạng sinh học. (Lưu ý: Bây giờ chỉ khuyến cáo không được tài trợ cho việc dùng than đá).
G-7 năm 2016, cam kết “thực hiện các biện pháp dứt khoát và mạnh mẽ, chặt chẽ chống lại việc sử dụng độc hại không gian mạng. G-7 năm nay lập lại vì Nga và Trung Quốc không ký vào Công ước quốc tế Budapest về tội phạm mạng nên tội phạm ransomware tiếp tục gia tăng.
Sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn (Build Back Better World - (B3W) project) là nhằm cạnh tranh trực tiếp với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Đây là điều khá mơ hồ: (1) Thống kê của Refinitiv cho thấy tính đến giữa năm 2020, đã có 2,600 dự án trị giá hơn 3,700 tỷ USD liên quan đến 100 quốc gia được Tập Cận Bình phát động từ năm 2013. (2) Không có một chi tiết vào liên quan đến biện pháp và ngân sách thực hiện được đề cập (3) Liệu các quốc gia đã dính líu tới Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc sẽ từ bỏ để chịu bồi thường hay sao? (4) Kế hoạch, ngân sách từ đâu, ai chịu trách nhiệm và khi nào khởi công?
Chuyến công du Châu Âu đầu tiên của Tổng thống Joe Biden qua Hội nghị G7, tiếp xúc với giới lãnh đạo EU, với NATO đều mang tính chất “hô khẩu hiệu” hơn là thiết lập các kế hoạch cụ thể và khả thi.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Lots of tone, little substance at G7 (Asia Times)
Biden's G7 Gaffes Don't Go Unnoticed in Some Media (Newsmax)
At NATO, Biden Says Defense of Europe 'Sacred Obligation' (Newsmax)
G7 showed that post-Trump, the world has shifted (Asia Times)
NATO adopts tough line on China at Biden’s debut summit with alliance (Reuters)
What the G-7 Summit in Cornwall Means for Asia (Diplomat)
https://newsroomcdnakamai.azureedge.net/video-thumbnails/11-06-21-130682-G7-Summit-Group-Photo1-EU_PRV_thumbnail_24_43952.jpg
Hội nghị G-7 trong năm 2021 được tổ chức tại khu nghỉ ngơi ở bờ biển Miền nam Anh Quốc có sự hiện diện lần đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden như mong đợi của giới lãnh đạo bảy quốc gia dân chủ tự do giàu nhất thế giới.
Để hội nghị thêm phần long trọng nên Thủ tướng Anh Quốc, Boris Johnson mời thêm nguyên thủ các quốc gia Ấn Độ, Nam Phi, Úc Đại Lợi, Đại Hàn, Tổng Thư ký LHQ, António Guterres, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Ghebreyesus tham dự cho thêm phần long trọng.
Chủ đích của các bên
Thủ tướng Boris Johnson muốn chứng tỏ sự độc lập và khả năng sau khi rời Liên Âu mà không còn bị Brussels chi phối.
Tổng thống Joe Biden muốn xác nhận vai trò Lãnh đạo Thế giới Tự do Dân chủ tại G7, khi gặp các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU), Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và đối diện với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
EU cần Hoa Kỳ bảo vệ an ninh để được tự do làm ăn mà đóng góp ít nhất.
Ấn, Úc, Hàn, Nam Phi được dịp nâng cao uy thế chính trị trong cộng đồng quốc tế.
Tedros muốn tái cử vào WHO nên đồng ý việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2 một lần nữa.
Các chương trình Thượng đỉnh G-7
Kế hoạch lãnh đạo nền kinh tế thế giới của G-7 nhằm tạo điều kiện tuân thủ các quy định quốc tế. Hiện nay G7 chỉ đại diện cho dưới 50% nền kinh tế toàn cầu so với 70% khi mới thành lập. Các nước đang phát triển đóng góp 2/3 tỷ trong kinh tế thế giới so với 1/3 của Tây Phương. Trước đây, Tây Phương chỉ tranh nhau làm ăn với Trung Quốc cho tới lúc Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump quyết định trừng phạt Bắc Kinh về những hành vi phạm luật thương mại và kinh tế thế giới. EU vẫn ký kết Hiệp ước đầu tư Toàn diện EU-TQ sau 7 năm thương lượng. EU tạm ngưng phê chuẩn để Biden bỏ trừng phạt vụ bán phá giá nhôm của Châu Âu. Bắc Kinh ra lệnh trừng phạt 10 chính trị gia và học giả của EU vì dám chỉ trích vụ Tân Cương và Hồng Kông. Nghị quyết của EU chỉ biểu thị lập trường mà không bị ràng buộc pháp lý nên dễ dàng huỷ bỏ khi cần thiết.
EU thúc giục Trump trừng phạt Nga cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 (dưới triều Obama-Biden). Nhưng, Tể tướng Angela Merkel và Tổng thống Francois Hollande đã ký hợp đồng xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến làm cho Mạc Tư Khoa có thể bán khí đốt cho EU. Lệnh trừng phạt của Obama trở nên què quặt. Trump chống đối nên đường ống dẫn khí đốt bị ngưng trệ. Khi lên cầm quyền, Biden tuyên bố không chống đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức.
Tóm lược Thông cáo chung G-7: chống lại các chính sách và thực hành mang tính phi-thị-trường đầy thách thức làm suy yếu sự vận hành công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu … giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trong khuôn khổ COP26 với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhập cuộc (Lưu ý: COP25 đã thất bại vì Chính quyền Trump từ chối tham dự) …. kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản liên quan đến Tân Cương và Hồng Kông (Lưu ý: EU không đồng ý các biện pháp trừng phạt gay gắt) … cam kết một tỷ liều vắc xin Covid-19 cho các nước nghèo (nhưng, WHO cho rằng cần tới 11 tỷ).
Trong bài “G7 no longer able to order world around” đăng trên The Globle Times ngày 8 tháng 6 năm 2021, tác giả Martin Jacques từng làm nghiên cứu tại Đại học Cambridge và Phục Đán viết “Hoa Kỳ hứa xuất cảng 80 triệu liều vaccine cuối năm nay so với Trung Quốc có 770 triệu liều đã được tiêm trong nước và xuất cảng trên 300 triệu liều vaccine cho các nước đang phát triển. Quá nửa số tiêm chủng tại châu Mỹ La tinh là dùng nguồn Trung Quốc. (Lưu ý: Brazil và Ba Lan sử dụng vắc xin của Trung Quốc có tỷ lệ chết cao. Bắc Kinh không cho phép tự do điều tra nguồn gốc Virus Vũ Hán).
G-7 ở Anh Quốc cam kết “tăng cường và điều phối năng lực sản xuất toàn cầu ở tất cả các lục địa; cải tiến hệ thống cảnh báo sớm; và hỗ trợ khoa học trong sứ mệnh rút ngắn chu kỳ phát triển vắc xin, phương pháp điều trị và thử nghiệm an toàn và hiệu quả từ 300 đến 100 ngày”. (Lưu ý: Đứng trước sự bùng phát của virus SARS và Ebola nên G7 năm 2016 giao nhiệm vụ cho Tổ chức Y tế Thế giới dẫn đầu trong việc “phát hiện, ngăn chặn và kiểm soát kịp thời các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng” và phát triển vắc xin. (Lưu ý: Tổng giám đốc WHO toa rập với Tập Cận Bình gây thảm hoạ).
Năm 2016, G7 cũng nhất trí thúc đẩy phát triển bền vững đi đôi với tạo ra tăng trưởng, việc làm và quản trị tốt, tất cả phù hợp với hạn chế biến đổi khí hậu, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo tồn đa dạng sinh học. (Lưu ý: Bây giờ chỉ khuyến cáo không được tài trợ cho việc dùng than đá).
G-7 năm 2016, cam kết “thực hiện các biện pháp dứt khoát và mạnh mẽ, chặt chẽ chống lại việc sử dụng độc hại không gian mạng. G-7 năm nay lập lại vì Nga và Trung Quốc không ký vào Công ước quốc tế Budapest về tội phạm mạng nên tội phạm ransomware tiếp tục gia tăng.
Sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn (Build Back Better World - (B3W) project) là nhằm cạnh tranh trực tiếp với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Đây là điều khá mơ hồ: (1) Thống kê của Refinitiv cho thấy tính đến giữa năm 2020, đã có 2,600 dự án trị giá hơn 3,700 tỷ USD liên quan đến 100 quốc gia được Tập Cận Bình phát động từ năm 2013. (2) Không có một chi tiết vào liên quan đến biện pháp và ngân sách thực hiện được đề cập (3) Liệu các quốc gia đã dính líu tới Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc sẽ từ bỏ để chịu bồi thường hay sao? (4) Kế hoạch, ngân sách từ đâu, ai chịu trách nhiệm và khi nào khởi công?
Chuyến công du Châu Âu đầu tiên của Tổng thống Joe Biden qua Hội nghị G7, tiếp xúc với giới lãnh đạo EU, với NATO đều mang tính chất “hô khẩu hiệu” hơn là thiết lập các kế hoạch cụ thể và khả thi.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
Lots of tone, little substance at G7 (Asia Times)
Biden's G7 Gaffes Don't Go Unnoticed in Some Media (Newsmax)
At NATO, Biden Says Defense of Europe 'Sacred Obligation' (Newsmax)
G7 showed that post-Trump, the world has shifted (Asia Times)
NATO adopts tough line on China at Biden’s debut summit with alliance (Reuters)
What the G-7 Summit in Cornwall Means for Asia (Diplomat)