duyanh
06-17-2021, 11:51 AM
“Vét” rừng làm sân golf và bản thỉnh nguyện thư hơn 16.000 chữ ký
Cập nhật vào lúc 18h ngày 17/6, tức khoảng 3 ngày kể từ khi khởi động, 16.128 người đã ký thỉnh nguyện kiến nghị giới chức cao cấp của Việt Nam hủy bỏ việc xây dựng sân golf và không xây dựng khu phức hợp tại khu vực rừng thông thuộc thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Vượt xa mốc dự kiến 5.000 chữ ký, bản thỉnh nguyện do nhiều nhân sĩ, trí thức trong các lĩnh vực từ kinh tế đến môi trường, sinh thái, khảo cổ học, vật lý, ngữ văn, lâm nghiệp, y khoa… đứng tên là động thái mới nhất từ phía công luận kể từ ngày 1/4, Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) (Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký) của Công ty cổ phần tập đoàn FLC với quy mô 174,01 ha, trong đó có tới 155,93 ha rừng (chiếm xấp xỉ 90% tổng diện tích dự án).
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa.jpg
Rừng thông Đắk Đoa hơn 40 năm tuổi và thảm cỏ hồng nổi tiếng. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Một dự án quy hoạch trên toàn bộ diện tích rừng
Dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa do UBND huyện Đak Đoa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu biệt thự nhà ở (tỷ lệ 1/500) vào cuối tháng 12/2018, tháng 9/2019 HĐND thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung.
Dự án này được quy hoạch trên các xã Glar, Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, dự kiến quy mô dân số 18.000 người (năm 2035). Dự án có quy mô 517,25 ha, thời hạn thuê đất 50 năm, hiện trạng đất chủ yếu là đất rừng thông do người dân trồng theo chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (1) từ năm 1976.
Trong đó, khu sân golf 197,3 ha; khu liên hợp thể dục thể thao và đồi cỏ hồng 27,43 ha; khu biệt thự nhà ở 105,52 ha; khu du lịch sinh thái và dịch vụ 167,15 ha; đất giao địa phương quản lý và phát triển dân cư 19,85 ha.
Nếu dự án đi vào khởi động xây dựng, hơn 500 ha rừng thông trồng tuyệt đẹp thuộc thị trấn Đắk Đoa, xã Glar, xã Tân Bình của huyện Đắk Đoa sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng sân golf, tổ hợp khách sạn, resort… Diện tích rừng trồng này chiếm tới hơn 83% tổng diện tích rừng trong huyện.
Cuối tháng 11/2020, UBND tỉnh Gia Lai gửi tờ trình lên Tổng cục Lâm nghiệp xin chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng dự án sân golf Đak Đoa. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng tờ trình không có hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án kèm theo nên chưa đủ cơ sở để thẩm định hồ sơ dự án.
Ảnh từ hiện trường chụp chiều 3/5/2021 được một chuyên gia lâm nghiệp nhận định thông đang bị “bức tử”, trong rừng thông Đắk Đoa.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-5-1024x767.jpg
(Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-4-1024x767.jpg
Một giếng khoan mới được đào trong khu rừng thông. (Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-3-1024x767.jpg
Máy phát điện được kéo vào trong rừng thông Đắk Đoa, đầu tháng 5/2021. (Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, khi dự án sân golf được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ phải chuyển mục đích sử dụng khoảng 174ha đất rừng, trong đó gần 156ha rừng trồng thông từ năm 1976, trữ lượng 15.000m3. Đặc biệt, dự án sẽ làm mất đi vĩnh viễn thảm thực vật rừng lớn đã ổn định gần 50 năm, ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái của địa phương. (2)
Tuy nhiên, ngày 1/4/2021, dự án được Chính phủ Việt Nam thông qua với bản ký duyệt của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư với quy mô 174,01 ha, trong đó chuyển mục đích sử dụng 155,93 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án. Điều này đồng nghĩa ít nhất 155,93 ha rừng thông cổ thụ tại Đắk Đoa sẽ biến mất, dù tập đoàn FLC công bố sẽ di thực cây.
Chưa có công bố chính thức FLC được trao quyền chủ đầu tư dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa (dự án được chính quyền tỉnh bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất), song trang web của tập đoàn FLC công bố “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai” có tổng diện tích khoảng 500 ha, nằm tại thị trấn Đak Đo và các xã Glar, Tân Bình (huyện Đắk Đoa), “trải dài bên rừng thông Đắk Đoa và đồi cỏ hồng Glar – những thắng cảnh độc đáo bậc nhất của Gia Lai”. Các hạng mục công trình bao gồm sân golf, trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, khu nhà ở biệt thự và liền kề, khu vui chơi – thể thao ngoài trời, safari, trường học liên cấp v.v…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/dak-doa.jpg
Phối cảnh dự án “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai” diện tích khoảng 500 ha tại huyện Đắk Đoa của FLC. (Nguồn: flc.vn)
‘Di thực’ rừng hay ‘tư nhân hóa cảnh quan’ làm sân golf, khu phức hợp?
Các ý kiến cho hay theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND do HĐND Đắk Đoa ban hành ngày 26/04/2019, cả thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar hoàn toàn không còn được quy hoạch diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Theo số liệu năm 2017, khu vực thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar hiện chỉ có hơn 601 ha rừng trồng, trong đó rừng thông chiếm 543 ha. Hơn 83% diện tích rừng trên sẽ bị xóa sổ khi Dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa chính thức được triển khai.
Rừng thông cổ thụ hơn 40 năm tuổi tại Đắk Đoa được xếp vào loại hình rừng sản xuất, từ đó cho phép được chuyển đổi làm thành đất sân golf. Tuy nhiên, “thực tế cho thấy khu rừng này có vai trò đặc biệt trong phòng hộ nguồn nước cộng đồng địa phương.” – bản kiến nghị chỉ ra. Nhiều nguồn báo dẫn thông tin, người dân địa phương khẳng định “rừng thông được trồng với mục đích phòng hộ, với các tác dụng quan trọng như chống xói lở và duy trì nguồn nước”. Điều này phù hợp với khái niệm “Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung” quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017.
Với khái niệm “Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng” – điều này chỉ phù hợp khi rừng thông Đắk Đoa đã bị “chuyển đổi” thành công thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, với các công trình sân golf, tổ hợp khách sạn, resort…
Việc chuyển đổi đất rừng sang làm sân golf và dự án khu biệt thự nhà ở thực chất là phá bỏ giá trị đa dạng sinh học ở đây (dù có di thực cây cổ thụ), và thực tế nó sẽ chỉ phục vụ cho một nhóm người có điều kiện kinh tế.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa-2.jpg
Quần thể thông hơn 40 năm tuổi được trồng và đang bảo vệ sinh thái đất, nước, không khí trong vùng. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Bản kiến nghị cho hay trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án tại xã Glar, xã Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nhà đầu tư FLC cam kết “đảm bảo giữ lại ít nhất 50% diện tích rừng hiện trạng.”
Tuy nhiên, theo Quyết định số 4191/QĐ-UBND của UBND huyện Đắk Đoa ban hành ngày 24/12/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng sân golf thuộc khu phức hợp tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai tỷ lệ 1/500, tỷ lệ diện tích đất rừng thông trong quy hoạch chỉ là 0,54%. Đồng thời, phối cảnh dự án hiện nay do FLC thực hiện cũng cho thấy việc giữ lại 50% diện tích rừng là không khả thi.
“Cam kết di thực cây của tập đoàn FLC cũng dấy lên nhiều lo ngại. Thông tin về di thực cây chỉ có trong phát biểu của các cán bộ tỉnh Gia Lai được trích dẫn trên báo chí chứ không có trong các văn bản quyết định pháp lý đã được công khai liên quan đến dự án. Ngay cả nếu di thực, những cây thông bonsai ở Đak Đoa có kích thước lớn, tán xòe rộng, khi đánh chuyển, phần lớn tán cây sẽ phải bị cắt, để khôi phục lại chức năng phòng hộ hoặc cảnh đẹp sẽ mất nhiều năm” – bản kiến nghị đặt ra nghi ngờ về các phát ngôn.
Ngay cả khi bỏ qua tính khả thi vốn rất thấp, vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về quá trình thực hiện và giám sát việc di thực, cam kết và trách nhiệm về tỷ lệ cây sống sót từ phía chủ đầu tư…
Về phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, đơn giá hiện nay chỉ dao động trong khoảng 85-90 triệu đồng/ha. Trong khi đó, giá trị một cây thông cổ thụ đã 50 năm tuổi có thể lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể đến giá trị về cảnh quan, môi trường sinh thái mà một cây non mới trồng không thể nào so sánh được.
Từ những điều trên, bản kiến nghị chỉ ra “cam kết không làm mất rừng là không đáng tin cậy”. Và “Việc giao đất rừng thông cổ thụ gần 50 năm với đồi cỏ hồng nổi tiếng cũng cho thấy dấu hiệu đang diễn ra việc tư nhân hóa cảnh quan công cộng; quyền lợi của người dân với tài sản công có nguy cơ bị xâm phạm.” – bản thỉnh nguyện thư đặt ra nghi vấn.
Rừng mất, nước mất, đất biến màu – lời kêu gọi cho lương tri
Những người thỉnh nguyện cho hay theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án sân golf Đak Đoa do Bộ TN&MT phê duyệt ngày 23/8/2019:
“Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án công suất 890m3/ngày đêm, Hệ thống xử lý nước có lẫn hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật công suất 860m3/ngày đêm.”
Như vậy, ước tính nhu cầu sử dụng nước chỉ riêng dự án sân golf có thể lên tới 1.750m3/ngày đêm. Theo quy hoạch, ngoài việc nâng cấp các trạm cấp nước hiện tại, chính quyền còn phải mở rộng đường ống các giếng khoan hiện có và sử dụng nước từ đập thủy lợi 3-1 Tân Bình hiện đang dùng cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực để phục vụ dự án.
Chỉ tính riêng huyện Đắk Đoa, nơi đây đã xảy ra hạn hán nghiêm trọng gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp vào các năm 2015, 2016, 2019, 2020 và gần nhất là tháng 3/2021.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa-1.jpg
Khu rừng thông cung cấp nguồn nước ngầm quan trọng cho sự sống nơi huyện Đắk Đoa. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Khu vực rừng thông Đắk Đoa được quy hoạch để làm sân golf hiện nay nằm sát bên cánh đồng An Mỹ, nơi canh tác lúa và hoa màu của người dân các thôn 1, 2, 3 xã Tân Bình. Quanh rừng thông có những mạch nước ngầm nằm gần mặt đất mà người dân địa phương gọi là giọt nước.
Các giọt nước này là nguồn nước uống của một bộ phận không nhỏ người dân xã Glar và xã Tân Bình, đặc biệt là đồng bào dân tộc Bahnar. Nếu phá bỏ rừng thông để xây dựng sân golf, lượng hóa chất dùng cho sân golf chắc chắn sẽ gây ô nhiễm cả diện tích đất trồng trọt lẫn nguồn nước giọt của cộng đồng địa phương. Việc phê duyệt dự án đã tính đến những ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm lên đời sống và sức khỏe người dân Đắk Đoa hay chưa?
Chưa hết việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư đã được quy định bắt buộc tại Điều 21, Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Hầu hết các bài tường thuật của báo chí khi phỏng vấn người dân địa phương đều cho thấy những ý kiến phản đối dự án và các lo ngại về nguồn nước, ô nhiễm, mất không gian công cộng v.v…
Theo đó, những người thỉnh nguyện cùng kiến nghị: “Trong bối cảnh chất lượng và diện tích rừng của huyện Đak Đoa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung đều thấp, rừng thông Đak Đoa cần được giữ lại làm rừng phòng hộ”.
Điều này là phù hợp với chức năng của khu rừng và nhu cầu cần thiết của người dân địa phương, khi rừng thông Đắk Đoa đáp ứng tiêu chí số 2 về rừng phòng hộ – Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: “Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.” (3)
Ngoài ra, bản kiến nghị yêu cầu công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sân golf Đak Đoa; hủy bỏ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đoa Đoa và không phê duyệt chủ trương đầu tư khu phức hợp Đak Đoa, hủy bỏ việc xây dựng sân golf và khu phức hợp; nghiên cứu và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu vực rừng thông.
Về tiến trình xây dựng luật, hiện Bộ TN&MT đang trong quá trình soạn thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), những người thỉnh nguyện đề nghị các văn bản này cần đảm bảo yêu cầu công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo thực chất quyền được tham vấn của người dân trong cộng đồng địa phương.
Bản thỉnh nguyện đề nghị cân nhắc hủy bỏ việc xây dựng sân golf và không xây dựng khu phức hợp tại khu vực rừng thông thuộc thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai được nhiều trí thức nổi tiếng tham gia góp tiếng nói như: Nhà văn Nguyên Ngọc; Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan; GS Ngô Bảo Châu; TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu; TS địa chất biển, chuyên gia địa chất, sinh thái, môi trường Lê Xuân Thuyên; Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm sáng tạo xanh (GreenID), người Việt Nam đầu tiên đạt giải môi trường quốc tế Goldman; Kĩ sư Doãn Mạnh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư kí Hội Khoa học Kĩ thuật và Kinh tế Biển TP.HCM (2006 – 2019); PGS. TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia về thuỷ học môi trường và biến đổi khí hậu; GS Vật lý Phạm Xuân Yêm; Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), Nhà hoạt động xã hội, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống Bền vững (Quỹ Sống); TS, chuyên gia về phát triển Đặng Hoàng Giang… cùng hàng ngàn người khác.
Xem link ký thỉnh nguyện: tại đây (https://secure.avaaz.org/community_petitions/en/tong_bi_thu_bchtu_dang_csvn_chu_tich_nuoc_thu_tuon _kien_nghi_huy_bo_xay_dung_san_golf_va_khong_xay_d ung_khu_phuc_hop_dak_doa_gia_lai/?fbclid=IwAR3Lt3ZbSWlA0DrhJ3cXLCM6lLBqLpUqLOp8-MwE937L2RusdCfOE0XnD8c).
Vĩnh Long
Chú thích:
(1) Nghị quyết 180/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về thông qua nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu phức hợp Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai đến năm 2035.
(2) Tuổi Trẻ ngày 18/12/2020, Rừng Đak Đoa 174ha thông cổ thụ đẹp như mơ có nên biến thành sân golf?
https://tuoitre.vn/rung-dak-doa-174ha-thong-co-thu-dep-nhu-mo-co-nen-bien-thanh-san-golf-20201218082339472.htm
(3) Nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 16/11/2018, Chương II, Mục 1, Điều 6.
Cập nhật vào lúc 18h ngày 17/6, tức khoảng 3 ngày kể từ khi khởi động, 16.128 người đã ký thỉnh nguyện kiến nghị giới chức cao cấp của Việt Nam hủy bỏ việc xây dựng sân golf và không xây dựng khu phức hợp tại khu vực rừng thông thuộc thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Vượt xa mốc dự kiến 5.000 chữ ký, bản thỉnh nguyện do nhiều nhân sĩ, trí thức trong các lĩnh vực từ kinh tế đến môi trường, sinh thái, khảo cổ học, vật lý, ngữ văn, lâm nghiệp, y khoa… đứng tên là động thái mới nhất từ phía công luận kể từ ngày 1/4, Chính phủ Việt Nam phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) (Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký) của Công ty cổ phần tập đoàn FLC với quy mô 174,01 ha, trong đó có tới 155,93 ha rừng (chiếm xấp xỉ 90% tổng diện tích dự án).
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa.jpg
Rừng thông Đắk Đoa hơn 40 năm tuổi và thảm cỏ hồng nổi tiếng. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Một dự án quy hoạch trên toàn bộ diện tích rừng
Dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa do UBND huyện Đak Đoa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu biệt thự nhà ở (tỷ lệ 1/500) vào cuối tháng 12/2018, tháng 9/2019 HĐND thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung.
Dự án này được quy hoạch trên các xã Glar, Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, dự kiến quy mô dân số 18.000 người (năm 2035). Dự án có quy mô 517,25 ha, thời hạn thuê đất 50 năm, hiện trạng đất chủ yếu là đất rừng thông do người dân trồng theo chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (1) từ năm 1976.
Trong đó, khu sân golf 197,3 ha; khu liên hợp thể dục thể thao và đồi cỏ hồng 27,43 ha; khu biệt thự nhà ở 105,52 ha; khu du lịch sinh thái và dịch vụ 167,15 ha; đất giao địa phương quản lý và phát triển dân cư 19,85 ha.
Nếu dự án đi vào khởi động xây dựng, hơn 500 ha rừng thông trồng tuyệt đẹp thuộc thị trấn Đắk Đoa, xã Glar, xã Tân Bình của huyện Đắk Đoa sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng sân golf, tổ hợp khách sạn, resort… Diện tích rừng trồng này chiếm tới hơn 83% tổng diện tích rừng trong huyện.
Cuối tháng 11/2020, UBND tỉnh Gia Lai gửi tờ trình lên Tổng cục Lâm nghiệp xin chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để xây dựng dự án sân golf Đak Đoa. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng tờ trình không có hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án kèm theo nên chưa đủ cơ sở để thẩm định hồ sơ dự án.
Ảnh từ hiện trường chụp chiều 3/5/2021 được một chuyên gia lâm nghiệp nhận định thông đang bị “bức tử”, trong rừng thông Đắk Đoa.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-5-1024x767.jpg
(Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-4-1024x767.jpg
Một giếng khoan mới được đào trong khu rừng thông. (Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/san-golf-rung-dakdoa-3-1024x767.jpg
Máy phát điện được kéo vào trong rừng thông Đắk Đoa, đầu tháng 5/2021. (Ảnh và nguồn tin: Jang Kều/Facebook)
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, khi dự án sân golf được xây dựng và đưa vào hoạt động sẽ phải chuyển mục đích sử dụng khoảng 174ha đất rừng, trong đó gần 156ha rừng trồng thông từ năm 1976, trữ lượng 15.000m3. Đặc biệt, dự án sẽ làm mất đi vĩnh viễn thảm thực vật rừng lớn đã ổn định gần 50 năm, ảnh hưởng đến cân bằng môi trường sinh thái của địa phương. (2)
Tuy nhiên, ngày 1/4/2021, dự án được Chính phủ Việt Nam thông qua với bản ký duyệt của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án sân golf Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư với quy mô 174,01 ha, trong đó chuyển mục đích sử dụng 155,93 ha rừng sản xuất sang mục đích khác để thực hiện dự án. Điều này đồng nghĩa ít nhất 155,93 ha rừng thông cổ thụ tại Đắk Đoa sẽ biến mất, dù tập đoàn FLC công bố sẽ di thực cây.
Chưa có công bố chính thức FLC được trao quyền chủ đầu tư dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa (dự án được chính quyền tỉnh bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất), song trang web của tập đoàn FLC công bố “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai” có tổng diện tích khoảng 500 ha, nằm tại thị trấn Đak Đo và các xã Glar, Tân Bình (huyện Đắk Đoa), “trải dài bên rừng thông Đắk Đoa và đồi cỏ hồng Glar – những thắng cảnh độc đáo bậc nhất của Gia Lai”. Các hạng mục công trình bao gồm sân golf, trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, khu nhà ở biệt thự và liền kề, khu vui chơi – thể thao ngoài trời, safari, trường học liên cấp v.v…
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/dak-doa.jpg
Phối cảnh dự án “Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai” diện tích khoảng 500 ha tại huyện Đắk Đoa của FLC. (Nguồn: flc.vn)
‘Di thực’ rừng hay ‘tư nhân hóa cảnh quan’ làm sân golf, khu phức hợp?
Các ý kiến cho hay theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND do HĐND Đắk Đoa ban hành ngày 26/04/2019, cả thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar hoàn toàn không còn được quy hoạch diện tích rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Theo số liệu năm 2017, khu vực thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar hiện chỉ có hơn 601 ha rừng trồng, trong đó rừng thông chiếm 543 ha. Hơn 83% diện tích rừng trên sẽ bị xóa sổ khi Dự án Khu phức hợp huyện Đắk Đoa chính thức được triển khai.
Rừng thông cổ thụ hơn 40 năm tuổi tại Đắk Đoa được xếp vào loại hình rừng sản xuất, từ đó cho phép được chuyển đổi làm thành đất sân golf. Tuy nhiên, “thực tế cho thấy khu rừng này có vai trò đặc biệt trong phòng hộ nguồn nước cộng đồng địa phương.” – bản kiến nghị chỉ ra. Nhiều nguồn báo dẫn thông tin, người dân địa phương khẳng định “rừng thông được trồng với mục đích phòng hộ, với các tác dụng quan trọng như chống xói lở và duy trì nguồn nước”. Điều này phù hợp với khái niệm “Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung” quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017.
Với khái niệm “Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng” – điều này chỉ phù hợp khi rừng thông Đắk Đoa đã bị “chuyển đổi” thành công thành khu nghỉ dưỡng, giải trí, với các công trình sân golf, tổ hợp khách sạn, resort…
Việc chuyển đổi đất rừng sang làm sân golf và dự án khu biệt thự nhà ở thực chất là phá bỏ giá trị đa dạng sinh học ở đây (dù có di thực cây cổ thụ), và thực tế nó sẽ chỉ phục vụ cho một nhóm người có điều kiện kinh tế.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa-2.jpg
Quần thể thông hơn 40 năm tuổi được trồng và đang bảo vệ sinh thái đất, nước, không khí trong vùng. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Bản kiến nghị cho hay trong Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án tại xã Glar, xã Tân Bình và thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), nhà đầu tư FLC cam kết “đảm bảo giữ lại ít nhất 50% diện tích rừng hiện trạng.”
Tuy nhiên, theo Quyết định số 4191/QĐ-UBND của UBND huyện Đắk Đoa ban hành ngày 24/12/2018 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng sân golf thuộc khu phức hợp tại huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai tỷ lệ 1/500, tỷ lệ diện tích đất rừng thông trong quy hoạch chỉ là 0,54%. Đồng thời, phối cảnh dự án hiện nay do FLC thực hiện cũng cho thấy việc giữ lại 50% diện tích rừng là không khả thi.
“Cam kết di thực cây của tập đoàn FLC cũng dấy lên nhiều lo ngại. Thông tin về di thực cây chỉ có trong phát biểu của các cán bộ tỉnh Gia Lai được trích dẫn trên báo chí chứ không có trong các văn bản quyết định pháp lý đã được công khai liên quan đến dự án. Ngay cả nếu di thực, những cây thông bonsai ở Đak Đoa có kích thước lớn, tán xòe rộng, khi đánh chuyển, phần lớn tán cây sẽ phải bị cắt, để khôi phục lại chức năng phòng hộ hoặc cảnh đẹp sẽ mất nhiều năm” – bản kiến nghị đặt ra nghi ngờ về các phát ngôn.
Ngay cả khi bỏ qua tính khả thi vốn rất thấp, vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ về quá trình thực hiện và giám sát việc di thực, cam kết và trách nhiệm về tỷ lệ cây sống sót từ phía chủ đầu tư…
Về phương án nộp tiền trồng rừng thay thế, đơn giá hiện nay chỉ dao động trong khoảng 85-90 triệu đồng/ha. Trong khi đó, giá trị một cây thông cổ thụ đã 50 năm tuổi có thể lên tới vài chục đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể đến giá trị về cảnh quan, môi trường sinh thái mà một cây non mới trồng không thể nào so sánh được.
Từ những điều trên, bản kiến nghị chỉ ra “cam kết không làm mất rừng là không đáng tin cậy”. Và “Việc giao đất rừng thông cổ thụ gần 50 năm với đồi cỏ hồng nổi tiếng cũng cho thấy dấu hiệu đang diễn ra việc tư nhân hóa cảnh quan công cộng; quyền lợi của người dân với tài sản công có nguy cơ bị xâm phạm.” – bản thỉnh nguyện thư đặt ra nghi vấn.
Rừng mất, nước mất, đất biến màu – lời kêu gọi cho lương tri
Những người thỉnh nguyện cho hay theo Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án sân golf Đak Đoa do Bộ TN&MT phê duyệt ngày 23/8/2019:
“Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của dự án công suất 890m3/ngày đêm, Hệ thống xử lý nước có lẫn hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật công suất 860m3/ngày đêm.”
Như vậy, ước tính nhu cầu sử dụng nước chỉ riêng dự án sân golf có thể lên tới 1.750m3/ngày đêm. Theo quy hoạch, ngoài việc nâng cấp các trạm cấp nước hiện tại, chính quyền còn phải mở rộng đường ống các giếng khoan hiện có và sử dụng nước từ đập thủy lợi 3-1 Tân Bình hiện đang dùng cho sản xuất nông nghiệp trong khu vực để phục vụ dự án.
Chỉ tính riêng huyện Đắk Đoa, nơi đây đã xảy ra hạn hán nghiêm trọng gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho sản xuất nông nghiệp vào các năm 2015, 2016, 2019, 2020 và gần nhất là tháng 3/2021.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/06/rung-thong-dak-doa-1.jpg
Khu rừng thông cung cấp nguồn nước ngầm quan trọng cho sự sống nơi huyện Đắk Đoa. (Ảnh: Nguyen Dinh Trong/Facebook)
Khu vực rừng thông Đắk Đoa được quy hoạch để làm sân golf hiện nay nằm sát bên cánh đồng An Mỹ, nơi canh tác lúa và hoa màu của người dân các thôn 1, 2, 3 xã Tân Bình. Quanh rừng thông có những mạch nước ngầm nằm gần mặt đất mà người dân địa phương gọi là giọt nước.
Các giọt nước này là nguồn nước uống của một bộ phận không nhỏ người dân xã Glar và xã Tân Bình, đặc biệt là đồng bào dân tộc Bahnar. Nếu phá bỏ rừng thông để xây dựng sân golf, lượng hóa chất dùng cho sân golf chắc chắn sẽ gây ô nhiễm cả diện tích đất trồng trọt lẫn nguồn nước giọt của cộng đồng địa phương. Việc phê duyệt dự án đã tính đến những ảnh hưởng lâu dài của ô nhiễm lên đời sống và sức khỏe người dân Đắk Đoa hay chưa?
Chưa hết việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư đã được quy định bắt buộc tại Điều 21, Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Hầu hết các bài tường thuật của báo chí khi phỏng vấn người dân địa phương đều cho thấy những ý kiến phản đối dự án và các lo ngại về nguồn nước, ô nhiễm, mất không gian công cộng v.v…
Theo đó, những người thỉnh nguyện cùng kiến nghị: “Trong bối cảnh chất lượng và diện tích rừng của huyện Đak Đoa nói riêng và của tỉnh Gia Lai nói chung đều thấp, rừng thông Đak Đoa cần được giữ lại làm rừng phòng hộ”.
Điều này là phù hợp với chức năng của khu rừng và nhu cầu cần thiết của người dân địa phương, khi rừng thông Đắk Đoa đáp ứng tiêu chí số 2 về rừng phòng hộ – Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: “Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.” (3)
Ngoài ra, bản kiến nghị yêu cầu công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án sân golf Đak Đoa; hủy bỏ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đoa Đoa và không phê duyệt chủ trương đầu tư khu phức hợp Đak Đoa, hủy bỏ việc xây dựng sân golf và khu phức hợp; nghiên cứu và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu vực rừng thông.
Về tiến trình xây dựng luật, hiện Bộ TN&MT đang trong quá trình soạn thảo các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường 2020 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), những người thỉnh nguyện đề nghị các văn bản này cần đảm bảo yêu cầu công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo thực chất quyền được tham vấn của người dân trong cộng đồng địa phương.
Bản thỉnh nguyện đề nghị cân nhắc hủy bỏ việc xây dựng sân golf và không xây dựng khu phức hợp tại khu vực rừng thông thuộc thị trấn Đak Đoa, xã Tân Bình và xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai được nhiều trí thức nổi tiếng tham gia góp tiếng nói như: Nhà văn Nguyên Ngọc; Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan; GS Ngô Bảo Châu; TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu; TS địa chất biển, chuyên gia địa chất, sinh thái, môi trường Lê Xuân Thuyên; Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm sáng tạo xanh (GreenID), người Việt Nam đầu tiên đạt giải môi trường quốc tế Goldman; Kĩ sư Doãn Mạnh Dũng, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng thư kí Hội Khoa học Kĩ thuật và Kinh tế Biển TP.HCM (2006 – 2019); PGS. TS Lê Anh Tuấn, chuyên gia về thuỷ học môi trường và biến đổi khí hậu; GS Vật lý Phạm Xuân Yêm; Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều), Nhà hoạt động xã hội, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống Bền vững (Quỹ Sống); TS, chuyên gia về phát triển Đặng Hoàng Giang… cùng hàng ngàn người khác.
Xem link ký thỉnh nguyện: tại đây (https://secure.avaaz.org/community_petitions/en/tong_bi_thu_bchtu_dang_csvn_chu_tich_nuoc_thu_tuon _kien_nghi_huy_bo_xay_dung_san_golf_va_khong_xay_d ung_khu_phuc_hop_dak_doa_gia_lai/?fbclid=IwAR3Lt3ZbSWlA0DrhJ3cXLCM6lLBqLpUqLOp8-MwE937L2RusdCfOE0XnD8c).
Vĩnh Long
Chú thích:
(1) Nghị quyết 180/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về thông qua nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu phức hợp Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai đến năm 2035.
(2) Tuổi Trẻ ngày 18/12/2020, Rừng Đak Đoa 174ha thông cổ thụ đẹp như mơ có nên biến thành sân golf?
https://tuoitre.vn/rung-dak-doa-174ha-thong-co-thu-dep-nhu-mo-co-nen-bien-thanh-san-golf-20201218082339472.htm
(3) Nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 16/11/2018, Chương II, Mục 1, Điều 6.