PDA

View Full Version : Mỹ tập huấn cho Việt Nam phân biệt vaccine Pfizer COVID-19 thật giả



giahamdzui
06-16-2021, 10:08 PM
Mỹ tập huấn cho Việt Nam phân biệt vaccine Pfizer COVID-19 thật giả


https://gdb.voanews.com/0468929B-C9CA-4624-B224-E26BEE366CE4_cx0_cy11_cw0_w1023_r1_s.jpg

Hãng dược Pfizer của Mỹ hướng dẫn lực lượng quản lý thị trường Việt Nam phân biệt vaccine thật và giả thông qua quy cách, đóng gói sản phẩm và các đặc điểm an ninh khác.

Ngày 16/6, Cơ quan điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ (HIS) phối hợp với Tổng cục quản lý thị trường của Việt Nam và hãng dược Pfizer để tập huấn cho lực lượng quản lý thị trường phân biệt giữa vaccine ngừa COVID-19 thật và giả.

Truyền thông Việt Nam trong đó có Dân Trí và Tuổi Trẻ cho biết cơ quan của Mỹ đã chia sẻ công tác điều tra của HIS liên quan đến trang thiết bị, vật tư y tế và tình trạng buôn bán vaccine COVID-19 giả trên toàn cầu.

Hãng dược Pfizer của Mỹ cũng hướng dẫn lực lượng quản lý thị trường Việt Nam phân biệt các sản phẩm vaccine thật và giả thông qua việc nhận biết quy cách, đóng gói sản phẩm và các đặc điểm an ninh khác.

Trước đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra cảnh báo người dân và doanh nghiệp tránh nguy cơ bị lừa đảo tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 giả mạo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, không an toàn.

Cảnh báo được đưa ra khi Việt Nam đang thiếu nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 giữa bối cảnh làn sóng dịch mới đang bùng phát mạnh và lây lan ra nhiều tỉnh thành. Một số tổ chức và cá nhân đang tự tiếp cận nguồn vaccine của các hãng sản xuất hoặc mua lại ở những nơi có vaccine dư thừa.

Tính đến tối 16/6, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 11.635 ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 8.000 ca mới ghi nhận kể từ đợt dịch bắt đầu từ ngày 27/4.

Pfizer là hãng dược đầu tiên của Mỹ nhận cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam. Vaccine của hãng này vừa được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch bệnh COVID-19 vào ngày 12/6.
Trước đó, Việt Nam đã phê duyệt các loại vaccine AstraZeneca của Anh, Sputnik V của Nga và Sinopharm của Trung Quốc.



VOA