duyanh
06-15-2021, 10:48 AM
Hàng nghìn người Philippines bao vây đại sứ quán Trung Quốc nhân ngày Độc lập
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/06/pjimage-3-10-700x366.jpg
Hàng nghìn người Philippines bao vây đại sứ quán Trung Quốc nhân ngày Độc lập (ảnh: Youtube/Ruptly).
Trước bối cảnh tàu dân quân của Trung Quốc lưu trú trong vùng biển Philippines suốt một thời gian dài, khiến chính phủ Philippines tức giận, nhân ngày Độc lập của Philippines (12/6), hàng nghìn người dân Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Philippines. Những người cầm biểu ngữ phản đối ĐCSTQ đã hô vang những khẩu hiệu như “Trung Quốc rời đi” và “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, trang Aboluowang cho hay.
Kể từ tháng 3 năm nay, hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc đã tập trung tại Đá Ba Đầu, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chính phủ Philippines cho biết, những tàu đánh cá này có vũ khí và trang thiết bị, và thuộc sở hữu của lực lượng dân quân Trung Quốc. Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục đệ đơn phản đối ngoại giao lên chính quyền Trung Quốc, yêu cầu các tàu này rời đi.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Bắc Kinh lại cho rằng, những chiếc tàu này đang tránh thời tiết xấu nên chưa thể rút lui. Phía Philippines cho biết, tính đến ngày 12/5, vẫn còn gần 300 tàu dân quân biển của Trung Quốc nằm rải rác ở vùng biển giáp với thị trấn Kalayaan thuộc tỉnh Palawan.
https://www.youtube.com/watch?v=WzusyWIiWfY
Sự xâm nhập của tàu dân quân Trung Quốc đã gây ra căng thẳng trong quan hệ Trung-Philippines, và chủ nghĩa chống ĐCSTQ ở Philippines ngày càng trở nên rầm rộ. Người dân Philippines bày tỏ sự không hài lòng với Tổng thống Rodrigo Duterte và cho rằng ông quá yếu đuối trước ĐCSTQ.
Ngày 12/6, các đoàn thể của phong trào Duterte Wakasan, Nhân dân đệ nhất đảng – Bayan Muna và Liên minh các giáo viên ưu tú (Alliance of Concerned Teachers) đã tổ chức một đoàn xe tuần hành phản đối hành động của các tàu Trung Quốc. Đoàn xe khởi hành từ Quezon và Manila ở Metro Manila, dẫn đầu dòng người ủng hộ dọc đường và bấm còi, cuối cùng tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Makati. Hàng nghìn người biểu tình giơ cao các biển hiệu như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “Trung Quốc hãy ra đi”, “Chấm dứt Duterte”, “Chấm dứt chế độ bù nhìn Trung Quốc” và hô vang “Philippines” bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc.
Cựu đại diện của Philippines, Neri Colmenares tham dự cuộc biểu tình nói với một phóng viên của Thông tấn xã Trung ương rằng, hôm nay là Ngày Độc lập của Philippines, nhưng “chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi độc lập bởi vì Trung Quốc không chỉ kiểm soát Biển Tây Philippines (cách họi gọi một phần biển ĐÔng), mà còn kiểm soát cả nền kinh tế của chúng tôi và thậm chí cả tổng thống của chúng tôi. Trong hoàn cảnh này, một quốc gia như thế nào có thể tuyên bố mình độc lập?”
Ông Neri Colmenares, người triệu tập liên minh đối lập 1SAMBAYAN nhấn mạnh rằng, 1SAMBAYAN hy vọng đoàn kết phe đối lập để cùng nhau chọn ra một nhóm ứng cử viên cho chức tổng thống và phó tổng thống có thể cứng rắn với ĐCSTQ để tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.d
Theo Hiến pháp Philippines, nhiệm kỳ của Tổng thống là 6 năm mà không cần bầu cử lại. Hiện tại, trong số các ứng cử viên có thể tranh cử tổng thống, con gái lớn của ông Duterte – Sara Duterte, là người nhận được sự ủng hộ hàng đầu và có thể sẽ đắc cử tổng thống vào năm tới.
Ông Neri Colmenares chia sẻ, nhiều người cho rằng nếu con ông Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, điều đó có nghĩa là “Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm lược Biển Tây Philippines, cũng như các vấn đề chính trị và kinh tế của chúng tôi trong sáu năm tới”.
Tuy nhiên, những người ngoài cuộc lại nhận thấy, ông Duterte ban đầu không muốn kích động quá mức Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ vì lợi ích kinh tế, nhưng gần đây ông cũng bắt đầu tỏ ra cứng rắn với ĐCSTQ.
Vừa qua, trước việc Trung Quốc phản đối quân đội Philippines cử thêm tàu chiến để tuần tra vùng biển nơi các tàu dân quân Trung Quốc đang lưu trú, ông Duterte mạnh mẽ nói rằng: “Chúng tôi có lập trường của mình, và tôi muốn nói rõ ở đây … chúng tôi sẽ không lùi bước”.
Hãng thông tấn trung ương nhận định rằng, trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các đối thủ của ông Duterte đã chỉ trích gay gắt lập trường quá yếu ớt của ông đối với ĐCSTQ, điều này đã buộc ông Duterte gần đây phải thay đổi thái độ.
Gino, đồng triệu tập của Liên minh Trà sữa Philippines (một liên minh những người bảo vệ dân chủ và chống lại Trung Quốc ở các nước châu á như Hồng Kông, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, thậm chí có cả Úc và Hàn Quốc) người đã tham gia biểu tình vào ngày 12 “Chúng tôi đã chứng kiến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên khắp châu Á”. Bây giờ, chúng tôi không chỉ đấu tranh cho chủ quyền của Philippines ở Biển Đông mà còn đứng lên để chống lại chủ nghĩa độc tài ở châu Á và trên thế giới.
Hành vi bắt nạt của ĐCSTQ ở Biển Đông đã kéo dài nhiều năm, gây bất mãn cho các nước láng giềng. Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết rằng, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không tuân theo phán quyết và tiếp tục bành trướng ở Biển Đông.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/06/pjimage-3-10-700x366.jpg
Hàng nghìn người Philippines bao vây đại sứ quán Trung Quốc nhân ngày Độc lập (ảnh: Youtube/Ruptly).
Trước bối cảnh tàu dân quân của Trung Quốc lưu trú trong vùng biển Philippines suốt một thời gian dài, khiến chính phủ Philippines tức giận, nhân ngày Độc lập của Philippines (12/6), hàng nghìn người dân Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Philippines. Những người cầm biểu ngữ phản đối ĐCSTQ đã hô vang những khẩu hiệu như “Trung Quốc rời đi” và “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, trang Aboluowang cho hay.
Kể từ tháng 3 năm nay, hơn 200 tàu đánh cá Trung Quốc đã tập trung tại Đá Ba Đầu, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Chính phủ Philippines cho biết, những tàu đánh cá này có vũ khí và trang thiết bị, và thuộc sở hữu của lực lượng dân quân Trung Quốc. Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ tiếp tục đệ đơn phản đối ngoại giao lên chính quyền Trung Quốc, yêu cầu các tàu này rời đi.
Tuy nhiên, các nhà chức trách Bắc Kinh lại cho rằng, những chiếc tàu này đang tránh thời tiết xấu nên chưa thể rút lui. Phía Philippines cho biết, tính đến ngày 12/5, vẫn còn gần 300 tàu dân quân biển của Trung Quốc nằm rải rác ở vùng biển giáp với thị trấn Kalayaan thuộc tỉnh Palawan.
https://www.youtube.com/watch?v=WzusyWIiWfY
Sự xâm nhập của tàu dân quân Trung Quốc đã gây ra căng thẳng trong quan hệ Trung-Philippines, và chủ nghĩa chống ĐCSTQ ở Philippines ngày càng trở nên rầm rộ. Người dân Philippines bày tỏ sự không hài lòng với Tổng thống Rodrigo Duterte và cho rằng ông quá yếu đuối trước ĐCSTQ.
Ngày 12/6, các đoàn thể của phong trào Duterte Wakasan, Nhân dân đệ nhất đảng – Bayan Muna và Liên minh các giáo viên ưu tú (Alliance of Concerned Teachers) đã tổ chức một đoàn xe tuần hành phản đối hành động của các tàu Trung Quốc. Đoàn xe khởi hành từ Quezon và Manila ở Metro Manila, dẫn đầu dòng người ủng hộ dọc đường và bấm còi, cuối cùng tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Makati. Hàng nghìn người biểu tình giơ cao các biển hiệu như “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “Trung Quốc hãy ra đi”, “Chấm dứt Duterte”, “Chấm dứt chế độ bù nhìn Trung Quốc” và hô vang “Philippines” bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc.
Cựu đại diện của Philippines, Neri Colmenares tham dự cuộc biểu tình nói với một phóng viên của Thông tấn xã Trung ương rằng, hôm nay là Ngày Độc lập của Philippines, nhưng “chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi độc lập bởi vì Trung Quốc không chỉ kiểm soát Biển Tây Philippines (cách họi gọi một phần biển ĐÔng), mà còn kiểm soát cả nền kinh tế của chúng tôi và thậm chí cả tổng thống của chúng tôi. Trong hoàn cảnh này, một quốc gia như thế nào có thể tuyên bố mình độc lập?”
Ông Neri Colmenares, người triệu tập liên minh đối lập 1SAMBAYAN nhấn mạnh rằng, 1SAMBAYAN hy vọng đoàn kết phe đối lập để cùng nhau chọn ra một nhóm ứng cử viên cho chức tổng thống và phó tổng thống có thể cứng rắn với ĐCSTQ để tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.d
Theo Hiến pháp Philippines, nhiệm kỳ của Tổng thống là 6 năm mà không cần bầu cử lại. Hiện tại, trong số các ứng cử viên có thể tranh cử tổng thống, con gái lớn của ông Duterte – Sara Duterte, là người nhận được sự ủng hộ hàng đầu và có thể sẽ đắc cử tổng thống vào năm tới.
Ông Neri Colmenares chia sẻ, nhiều người cho rằng nếu con ông Duterte giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, điều đó có nghĩa là “Trung Quốc sẽ tiếp tục xâm lược Biển Tây Philippines, cũng như các vấn đề chính trị và kinh tế của chúng tôi trong sáu năm tới”.
Tuy nhiên, những người ngoài cuộc lại nhận thấy, ông Duterte ban đầu không muốn kích động quá mức Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ vì lợi ích kinh tế, nhưng gần đây ông cũng bắt đầu tỏ ra cứng rắn với ĐCSTQ.
Vừa qua, trước việc Trung Quốc phản đối quân đội Philippines cử thêm tàu chiến để tuần tra vùng biển nơi các tàu dân quân Trung Quốc đang lưu trú, ông Duterte mạnh mẽ nói rằng: “Chúng tôi có lập trường của mình, và tôi muốn nói rõ ở đây … chúng tôi sẽ không lùi bước”.
Hãng thông tấn trung ương nhận định rằng, trước khi cuộc bầu cử diễn ra, các đối thủ của ông Duterte đã chỉ trích gay gắt lập trường quá yếu ớt của ông đối với ĐCSTQ, điều này đã buộc ông Duterte gần đây phải thay đổi thái độ.
Gino, đồng triệu tập của Liên minh Trà sữa Philippines (một liên minh những người bảo vệ dân chủ và chống lại Trung Quốc ở các nước châu á như Hồng Kông, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, thậm chí có cả Úc và Hàn Quốc) người đã tham gia biểu tình vào ngày 12 “Chúng tôi đã chứng kiến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên khắp châu Á”. Bây giờ, chúng tôi không chỉ đấu tranh cho chủ quyền của Philippines ở Biển Đông mà còn đứng lên để chống lại chủ nghĩa độc tài ở châu Á và trên thế giới.
Hành vi bắt nạt của ĐCSTQ ở Biển Đông đã kéo dài nhiều năm, gây bất mãn cho các nước láng giềng. Năm 2016, Tòa án Trọng tài Quốc tế đã ra phán quyết rằng, tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không tuân theo phán quyết và tiếp tục bành trướng ở Biển Đông.
DKN