duyanh
06-14-2021, 12:48 PM
TNS Marco Rubio chỉ trích Apple, Amazon, Nike “làm ngơ” trước việc lao động cưỡng bức ở TQ
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio mới đây đã lên tiếng chỉ trích các công ty Mỹ, bao gồm Amazon Inc., Apple Inc. và Nike Inc. vì đã làm ngơ trước các cáo buộc về tình trạng lao động cưỡng bức đang diễn ra ở Trung Quốc, trong đó ông cho rằng những tập đoàn này đang khiến người tiêu dùng Mỹ trở thành “đồng phạm” với các chính sách đàn áp của Bắc Kinh.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/07/4-chinh-tri-gia-Hoa-Ky-bi-Bac-Kinh-tra-dua-02.jpg
Thượng nghị sĩ Marco Rubio. (Ảnh: Matt Johnson/Wikipedia)
Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương, thuộc miền Tây Trung Quốc, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio cho biết nhiều công ty Mỹ đã không tỉnh táo và lý trí khi thực hiện việc “trục lợi” từ sự ngược đãi của chính phủ Trung Quốc.
“Các công ty như Nike, Apple, Amazon và Coca-Cola đã sử dụng lao động cưỡng bức quá lâu rồi. Họ được hưởng lợi từ lao động cưỡng bức hoặc tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức”, Thượng nghị sĩ Rubio cho hay. “Đáng buồn thay, những công ty đó đã khiến tất cả chúng ta trở thành đồng phạm với những tội ác này”.
Thượng nghị sĩ Ed Markey, người chủ trì phiên điều trần cùng với đảng viên Dân chủ Tim Kaine, cho biết một số công ty công nghệ Mỹ đã thu lợi từ “ngành công nghiệp giám sát độc tài” của chính phủ Trung Quốc và nhiều sản phẩm của họ “hiện đang được sử dụng ở Tân Cương”.
Công ty Thermo Fisher Scientific cho biết vào năm 2019 rằng họ sẽ ngừng bán thiết bị giải trình tự gen cho Tân Cương sau khi các nhóm bảo vệ quyền và phương tiện truyền thông ghi lại cách thức mà các nhà chức trách ở đó xây dựng cơ sở dữ liệu DNA đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dẫu vậy, các nhà phê bình nói rằng động thái này chưa đủ cứng rắn.
Người phát ngôn của Amazon cho biết: “Bất cứ khi nào chúng tôi nhận được bằng chứng về lao động cưỡng bức, chúng tôi sẽ hành động và tạm dừng các đặc quyền bán hàng”.
Coca-Cola từ chối bình luận về sự việc này. Các công ty khác được đề cập đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi của Reuters.
Các nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách thông qua luật cấm nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại Tân Cương do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức.
Các nhóm nhân quyền, các nhà nghiên cứu, cư dân trước đây và một số nhà lập pháp phương Tây cho biết chính quyền Tân Cương đã tạo điều kiện cho việc lao động cưỡng bức bằng cách giam giữ phi pháp khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi khác trong một mạng lưới trại giam kể từ năm 2016.
Chính phủ Mỹ và quốc hội các nước, trong đó có Anh và Canada, đã mô tả các chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ là hành động diệt chủng. Trung Quốc đã phủ nhận các hành vi ngược đãi khi nói rằng các trại này là nơi để đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với hội đồng Thượng viện rằng “sự đàn áp và giám sát cực đoan” của Bắc Kinh khiến cho việc thẩm tra về nhân quyền đối với các công ty trở thành điều bất khả thi.
“Các thanh tra viên không thể đến thăm các cơ sở mà không báo trước hoặc nói chuyện với công nhân mà không lo bị trả thù. Một số công ty dường như không muốn hoặc không thể xác định thông tin một cách chính xác về chuỗi cung ứng của chính mình”, bà nói.
Theo The Epoch Times
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio mới đây đã lên tiếng chỉ trích các công ty Mỹ, bao gồm Amazon Inc., Apple Inc. và Nike Inc. vì đã làm ngơ trước các cáo buộc về tình trạng lao động cưỡng bức đang diễn ra ở Trung Quốc, trong đó ông cho rằng những tập đoàn này đang khiến người tiêu dùng Mỹ trở thành “đồng phạm” với các chính sách đàn áp của Bắc Kinh.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/07/4-chinh-tri-gia-Hoa-Ky-bi-Bac-Kinh-tra-dua-02.jpg
Thượng nghị sĩ Marco Rubio. (Ảnh: Matt Johnson/Wikipedia)
Phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện về việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương, thuộc miền Tây Trung Quốc, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio cho biết nhiều công ty Mỹ đã không tỉnh táo và lý trí khi thực hiện việc “trục lợi” từ sự ngược đãi của chính phủ Trung Quốc.
“Các công ty như Nike, Apple, Amazon và Coca-Cola đã sử dụng lao động cưỡng bức quá lâu rồi. Họ được hưởng lợi từ lao động cưỡng bức hoặc tìm nguồn cung ứng từ các nhà cung cấp bị nghi ngờ sử dụng lao động cưỡng bức”, Thượng nghị sĩ Rubio cho hay. “Đáng buồn thay, những công ty đó đã khiến tất cả chúng ta trở thành đồng phạm với những tội ác này”.
Thượng nghị sĩ Ed Markey, người chủ trì phiên điều trần cùng với đảng viên Dân chủ Tim Kaine, cho biết một số công ty công nghệ Mỹ đã thu lợi từ “ngành công nghiệp giám sát độc tài” của chính phủ Trung Quốc và nhiều sản phẩm của họ “hiện đang được sử dụng ở Tân Cương”.
Công ty Thermo Fisher Scientific cho biết vào năm 2019 rằng họ sẽ ngừng bán thiết bị giải trình tự gen cho Tân Cương sau khi các nhóm bảo vệ quyền và phương tiện truyền thông ghi lại cách thức mà các nhà chức trách ở đó xây dựng cơ sở dữ liệu DNA đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dẫu vậy, các nhà phê bình nói rằng động thái này chưa đủ cứng rắn.
Người phát ngôn của Amazon cho biết: “Bất cứ khi nào chúng tôi nhận được bằng chứng về lao động cưỡng bức, chúng tôi sẽ hành động và tạm dừng các đặc quyền bán hàng”.
Coca-Cola từ chối bình luận về sự việc này. Các công ty khác được đề cập đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi của Reuters.
Các nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách thông qua luật cấm nhập khẩu hàng hóa sản xuất tại Tân Cương do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức.
Các nhóm nhân quyền, các nhà nghiên cứu, cư dân trước đây và một số nhà lập pháp phương Tây cho biết chính quyền Tân Cương đã tạo điều kiện cho việc lao động cưỡng bức bằng cách giam giữ phi pháp khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi khác trong một mạng lưới trại giam kể từ năm 2016.
Chính phủ Mỹ và quốc hội các nước, trong đó có Anh và Canada, đã mô tả các chính sách của Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ là hành động diệt chủng. Trung Quốc đã phủ nhận các hành vi ngược đãi khi nói rằng các trại này là nơi để đào tạo nghề và chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với hội đồng Thượng viện rằng “sự đàn áp và giám sát cực đoan” của Bắc Kinh khiến cho việc thẩm tra về nhân quyền đối với các công ty trở thành điều bất khả thi.
“Các thanh tra viên không thể đến thăm các cơ sở mà không báo trước hoặc nói chuyện với công nhân mà không lo bị trả thù. Một số công ty dường như không muốn hoặc không thể xác định thông tin một cách chính xác về chuỗi cung ứng của chính mình”, bà nói.
Theo The Epoch Times