duyanh
06-04-2021, 01:00 PM
Anh Quốc mở “Tòa án Duy Ngô Nhĩ” về cáo buộc ĐCSTQ diệt chủng ở Tân Cương
Một “Tòa án Duy Ngô Nhĩ” điều tra các cáo buộc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và phạm tội ác diệt chủng ở khu vực Tân Cương đã được mở ra ở London vào hôm thứ Sáu.
https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uyghur-community-hold-the-flag-adopted-by-the-east-picture-id1232456150?s=2048x2048 (https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uyghur-community-hold-the-flag-adopted-by-the-east-picture-id1232456150?s=2048x2048)
Cuộc điều trần đã được yêu cầu bởi Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới có trụ sở tại Đức, là nhóm vận động hành lang Duy Ngô Nhĩ do Hoa Kỳ tài trợ nhằm “điều tra những hành vi tàn bạo và có thể cả diệt chủng đang diễn ra” ở vùng viễn tây Trung Quốc.
Các phiên điều trần sẽ kéo dài trong bốn ngày và được lên kế hoạch tiếp tục trong tháng Chín.
Cuộc điều tra độc lập này không có quyền lực thực thi, nhưng các nhà tổ chức hy vọng sẽ bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cách đối xử của họ với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. Trung Quốc cho biết các cuộc điều trần như vậy là “không hợp pháp và không đáng tin cậy”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết hôm thứ Năm: “Đó lại là một trò hề khác chống Trung Quốc do một vài cá nhân dựng nên.”
Tòa án sẽ được triệu tập bởi luật sư nhân quyền nổi tiếng Geoffrey Nice, người từng là phó công tố viên tại phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của cựu quân nhân Serbia Slobodan Milosevic.
Tám thành viên hội đồng còn bao gồm Nick Vetch, nhà sáng lập của công ty lưu trữ Big Yellow Group của Vương quốc Anh, và bác sĩ nổi tiếng Dame Parveen Kumar.
Đã có các báo cáo của phương Tây về hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các cơ sở giống như nhà tù ở Tân Cương cũng như các cáo buộc cưỡng bức phá thai, tra tấn, đàn áp văn hóa và lao động nô lệ.
Cả Hoa Kỳ và Quốc hội Canada đều gán cho các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương là “tội diệt chủng”. EU và Vương quốc Anh đã dẫn đầu một đợt trừng phạt nhắm vào các quan chức Trung Quốc. Cũng đã có những lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc diệt chủng và đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với các chính trị gia và học giả phương Tây. Bắc Kinh đã bảo vệ các chính sách của mình, gọi các cơ sở giam giữ là “trung tâm dạy nghề” và rằng họ đang cố gắng quản lý các căng thẳng sắc tộc, chống lại chủ nghĩa cực đoan và giảm nghèo trong khu vực.
Cuộc điều tra sẽ nghe lời khai từ các nhân chứng, bao gồm những người Duy Ngô Nhĩ từng được cho là bị lạm dụng hoặc người có các thành viên trong gia đình đang bị giam giữ.
Các chuyên gia cũng sẽ xem xét việc sử dụng giám sát kỹ thuật số ở Tân Cương, nơi được mô tả là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thời đại công nghệ cao”.
https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uighur-community-and-human-rights-activists-outside-picture-id1232458353?s=2048x2048
“Người Duy Ngô Nhĩ xứng đáng có ngày này tại tòa án. Điều này không chỉ là đạo đức mà còn có tầm quan trọng về mặt pháp lý”, Jaya Pathek, đồng giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Yet Again, một chiến dịch tuổi trẻ chống lại sự tàn bạo của chính phủ, cho biết.
Quốc hội Anh vào tháng 4 đã thông qua một kiến nghị không ràng buộc tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đang “gánh chịu tội ác chống lại loài người và diệt chủng”.
Tuy vậy, chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson do muốn thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, đã không ủng hộ động thái kêu gọi chính phủ Anh “thực hiện các nghĩa vụ của mình” theo các công ước liên quan của Liên hợp quốc “để chấm dứt tình trạng này”.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Dominic Raab kêu gọi Trung Quốc cho phép một phái bộ độc lập của Liên hợp quốc kết luận liệu một vụ diệt chủng có đang diễn ra hay không.
Khi cuộc bỏ phiếu được thông qua, Nigel Adams, Bộ trưởng Châu Á của Vương quốc Anh, nói với Quốc hội rằng tuyên bố diệt chủng là “vấn đề của các tòa án” như Tòa án Hình sự Quốc tế hoặc Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Hai ý kiến pháp lý, một ở Mỹ và một ý kiến khác của các luật sư tại Tòa án Essex Court Chambers có trụ sở tại London, đã xác định rằng một cuộc diệt chủng đang diễn ra. Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối với công ty luật này.
Các chuyên gia nhân quyền cho rằng với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có thể phủ quyết một vụ việc được đưa ra trước ICJ.
London trước đây đã tổ chức các cuộc điều tra độc lập về Trung Quốc, bao gồm một lần vào năm 2019 để điều tra hoạt động thu hoạch nội tạng đối với học viên Pháp Luân Công.
Ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.
Tiến Minh (theo Newsweek)
Một “Tòa án Duy Ngô Nhĩ” điều tra các cáo buộc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền và phạm tội ác diệt chủng ở khu vực Tân Cương đã được mở ra ở London vào hôm thứ Sáu.
https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uyghur-community-hold-the-flag-adopted-by-the-east-picture-id1232456150?s=2048x2048 (https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uyghur-community-hold-the-flag-adopted-by-the-east-picture-id1232456150?s=2048x2048)
Cuộc điều trần đã được yêu cầu bởi Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới có trụ sở tại Đức, là nhóm vận động hành lang Duy Ngô Nhĩ do Hoa Kỳ tài trợ nhằm “điều tra những hành vi tàn bạo và có thể cả diệt chủng đang diễn ra” ở vùng viễn tây Trung Quốc.
Các phiên điều trần sẽ kéo dài trong bốn ngày và được lên kế hoạch tiếp tục trong tháng Chín.
Cuộc điều tra độc lập này không có quyền lực thực thi, nhưng các nhà tổ chức hy vọng sẽ bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về cách đối xử của họ với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác. Trung Quốc cho biết các cuộc điều trần như vậy là “không hợp pháp và không đáng tin cậy”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết hôm thứ Năm: “Đó lại là một trò hề khác chống Trung Quốc do một vài cá nhân dựng nên.”
Tòa án sẽ được triệu tập bởi luật sư nhân quyền nổi tiếng Geoffrey Nice, người từng là phó công tố viên tại phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh của cựu quân nhân Serbia Slobodan Milosevic.
Tám thành viên hội đồng còn bao gồm Nick Vetch, nhà sáng lập của công ty lưu trữ Big Yellow Group của Vương quốc Anh, và bác sĩ nổi tiếng Dame Parveen Kumar.
Đã có các báo cáo của phương Tây về hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các cơ sở giống như nhà tù ở Tân Cương cũng như các cáo buộc cưỡng bức phá thai, tra tấn, đàn áp văn hóa và lao động nô lệ.
Cả Hoa Kỳ và Quốc hội Canada đều gán cho các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương là “tội diệt chủng”. EU và Vương quốc Anh đã dẫn đầu một đợt trừng phạt nhắm vào các quan chức Trung Quốc. Cũng đã có những lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022.
Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc diệt chủng và đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt của riêng mình đối với các chính trị gia và học giả phương Tây. Bắc Kinh đã bảo vệ các chính sách của mình, gọi các cơ sở giam giữ là “trung tâm dạy nghề” và rằng họ đang cố gắng quản lý các căng thẳng sắc tộc, chống lại chủ nghĩa cực đoan và giảm nghèo trong khu vực.
Cuộc điều tra sẽ nghe lời khai từ các nhân chứng, bao gồm những người Duy Ngô Nhĩ từng được cho là bị lạm dụng hoặc người có các thành viên trong gia đình đang bị giam giữ.
Các chuyên gia cũng sẽ xem xét việc sử dụng giám sát kỹ thuật số ở Tân Cương, nơi được mô tả là “cuộc diệt chủng đầu tiên của thời đại công nghệ cao”.
https://media.gettyimages.com/photos/members-of-the-uighur-community-and-human-rights-activists-outside-picture-id1232458353?s=2048x2048
“Người Duy Ngô Nhĩ xứng đáng có ngày này tại tòa án. Điều này không chỉ là đạo đức mà còn có tầm quan trọng về mặt pháp lý”, Jaya Pathek, đồng giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ Yet Again, một chiến dịch tuổi trẻ chống lại sự tàn bạo của chính phủ, cho biết.
Quốc hội Anh vào tháng 4 đã thông qua một kiến nghị không ràng buộc tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đang “gánh chịu tội ác chống lại loài người và diệt chủng”.
Tuy vậy, chính phủ Bảo thủ của Thủ tướng Boris Johnson do muốn thúc đẩy thương mại với Trung Quốc, đã không ủng hộ động thái kêu gọi chính phủ Anh “thực hiện các nghĩa vụ của mình” theo các công ước liên quan của Liên hợp quốc “để chấm dứt tình trạng này”.
Thay vào đó, Ngoại trưởng Dominic Raab kêu gọi Trung Quốc cho phép một phái bộ độc lập của Liên hợp quốc kết luận liệu một vụ diệt chủng có đang diễn ra hay không.
Khi cuộc bỏ phiếu được thông qua, Nigel Adams, Bộ trưởng Châu Á của Vương quốc Anh, nói với Quốc hội rằng tuyên bố diệt chủng là “vấn đề của các tòa án” như Tòa án Hình sự Quốc tế hoặc Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Hai ý kiến pháp lý, một ở Mỹ và một ý kiến khác của các luật sư tại Tòa án Essex Court Chambers có trụ sở tại London, đã xác định rằng một cuộc diệt chủng đang diễn ra. Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt đối với công ty luật này.
Các chuyên gia nhân quyền cho rằng với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc có thể phủ quyết một vụ việc được đưa ra trước ICJ.
London trước đây đã tổ chức các cuộc điều tra độc lập về Trung Quốc, bao gồm một lần vào năm 2019 để điều tra hoạt động thu hoạch nội tạng đối với học viên Pháp Luân Công.
Ngày 17/6/2019, Tòa án độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã công bố một Tuyên án dài 60 trang, kết luận về tội ác Chống lại loài người của chính quyền Trung Quốc trong việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng phục vụ cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng nở rộ tại quốc gia này.
Tiến Minh (theo Newsweek)