duyanh
05-28-2021, 11:51 AM
Mỹ tái cấu trúc chuỗi cung ứng với Hàn Quốc và Đài Loan để tách khỏi ĐCSTQ
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/05/pjimage-146-700x366.jpg
Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Toà Bạch Ốc (ảnh: Youtube/DKN.TV).
Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Toà Bạch Ốc. Cùng ngày, hai nhà lãnh đạo ra tuyên bố chung nêu rõ Washington và Seoul sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, vắc-xin, vấn đề khí hậu, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc khẳng định sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt, đồng thời làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực không gian và mạng, bảo đảm một hệ sinh thái công nghệ và kỹ thuật số đáng tin cậy và định hướng giá trị. Hai bên cam kết tăng cường đầu tư lẫn nhau, bao gồm chất bán dẫn và chip, cũng như hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), mạng truyền thông thế hệ tiếp theo (6G), công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác.
Nhà phân tích tài chính Hồng Kông Katherine Jiang Tianming cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng Hoa Kỳ đang dẫn đầu việc tách chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc. Nhìn lại các biện pháp mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong những năm gần đây, có ba phần. Chuỗi cung ứng linh hoạt giữa Mỹ và Hàn Quốc là phần thứ ba trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu tách khỏi Trung Quốc.
Khi các chuỗi cung ứng toàn cầu tách rời, nền kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ ngày càng lâm vào tình thế khó khăn.
Phần 1: Thiết lập cơ chế tách biệt trong lĩnh vực pháp lý
Vào ngày 15/5/2019, cựu Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng công nghệ và dịch vụ thông tin và truyền thông, cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này đặt cơ sở cho việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Huawei khỏi chuỗi cung ứng viễn thông của Hoa Kỳ.
Vào ngày 16/5/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào Danh sách thực thể và ban hành quy định cấm vào tháng 5/2020, rằng bất kỳ công ty nào cũng phải có được giấy phép từ chính phủ Hoa Kỳ để bán thiết bị bán dẫn cho Huawei. Điều này đã hạn chế đáng kể khả năng mua các thành phần quan trọng như chip của Huawei tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 11/5/2021, ông Biden đã gia hạn hạn chế của ông Trump đối với Huawei. Đây là một biện pháp đối phó kinh tế hơn nữa của chính phủ Hoa Kỳ chống lại ĐCSTQ, sau quá trình đánh giá chuỗi cung ứng kéo dài 100 ngày của ông Biden về chip, dược phẩm, đất hiếm và các ngành công nghiệp khác được ban hành vào ngày 24/2/2021, và Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021 được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 21/4/2021. Vào ngày 12/5/2021, Thượng viện đã thông qua Đạo luật Biên giới Vô tận nhằm tăng cường đầu tư của Hoa Kỳ vào công nghệ trong một bước nữa nhằm chống lại ĐCSTQ.
Chuyên gia Jiang tin rằng việc ký các lệnh hành pháp này và việc thông qua các Đạo luật này đã tạo thành một cơ chế quản lý và pháp lý để tách khỏi Trung Quốc.
Phần 2: Tái cấu trúc chuỗi cung ứng với quốc gia quan trọng về mặt chiến lược — Đài Loan
Vào ngày 6/5, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã tổ chức một sự kiện ra mắt cuốn sách “Lộ trình tạo ra các chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi”. Lời nói đầu của cuốn sách này không chỉ ghi tên của TAITRA mà còn có cả Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan.
Chuyên gia Jiang nói: “Điều này báo hiệu rõ ràng cho thế giới rằng Hoa Kỳ và Đài Loan đang cùng nhau tái cấu trúc chuỗi cung ứng”.
Vị này cho biết mô hình chuỗi cung ứng trước đây là Đài Loan nhận đơn đặt hàng trước, sau đó gia công hàng hóa trung gian như linh kiện, rồi chuyển sang Trung Quốc lắp ráp và xuất khẩu thành phẩm sang các nước phát triển. Tuy nhiên, mô hình sẽ thay đổi. Trong các ngành công nghiệp nói chung, chẳng hạn như may mặc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn đóng vai trò “lắp ráp” trong toàn bộ chuỗi công nghiệp, nhưng các nước Đông Nam Á sẽ tham gia và chia sẻ miếng bánh.
Đối với các ngành công nghiệp quan trọng chiến lược, ĐCSTQ sẽ bị loại khỏi toàn bộ chuỗi công nghiệp và Đài Loan sẽ hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng về sản xuất và công nghệ. Các ngành công nghiệp chủ chốt này bao gồm chất bán dẫn, thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), xe điện.
Hoa Kỳ gần đây đã tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất Đài Loan. Ngày 20/5 theo giờ Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina M.
Raimondo một lần nữa tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về chất bán dẫn , trong đó một trong những vấn đề trọng tâm là tình trạng thiếu chip bán dẫn ô tô. Lãnh đạo TSMC của Đài Loan được mời tham dự và thông báo rằng, để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, TSMC tăng vi điều khiển (MCU) lên 60 phần trăm so với mức của năm ngoái.
TSMC năm ngoái đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư hơn 10 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Arizona. Truyền thông Đài Loan Central News Agency ( CNA ) và Liberty Times Finance từng đưa tin châu Âu và Nhật Bản cũng muốn mời TSMC xây dựng nhà máy ở đó.
Phần 3: Tăng cường hợp tác với Hàn Quốc
Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền công nghệ tiên tiến toàn cầu. Theo TrendForce, công ty Hàn Quốc, Samsung Electronics là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu sau TSMC.
Samsung đã đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế của Trung Quốc. Theo báo cáo thường niên 2020 của Samsung, tính đến ngày 31/12/2020, Samsung đã thành lập 33 công ty con, bao gồm một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào năm 2020, doanh thu bán hàng của Samsung tại Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời vượt qua Hàn Quốc và các khu vực Châu Phi và Châu Á..
Vào ngày 21/5, Tổng thống Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Toà Bạch Ốc ra một tuyên bố chung, nêu rõ hai bên sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt trong công nghệ tiên tiến dựa trên một giá trị chung là bảo vệ thị trường mở, nền dân chủ, nhân quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Hoa Kỳ đang đi trước trong việc tách chuỗi cung ứng của mình khỏi ĐCSTQ. Hàn Quốc hiện đang tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và nước này đã thiết lập các cơ chế tách biệt trong các lĩnh vực quản lý và luật pháp của mình, nên có khả năng Hàn Quốc cũng sẽ dần tách khỏi ĐCSTQ.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/05/pjimage-146-700x366.jpg
Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Toà Bạch Ốc (ảnh: Youtube/DKN.TV).
Ngày 21/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại Toà Bạch Ốc. Cùng ngày, hai nhà lãnh đạo ra tuyên bố chung nêu rõ Washington và Seoul sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, vắc-xin, vấn đề khí hậu, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc khẳng định sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh mẽ và linh hoạt, đồng thời làm sâu sắc hơn hợp tác trong lĩnh vực không gian và mạng, bảo đảm một hệ sinh thái công nghệ và kỹ thuật số đáng tin cậy và định hướng giá trị. Hai bên cam kết tăng cường đầu tư lẫn nhau, bao gồm chất bán dẫn và chip, cũng như hợp tác nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo (AI), mạng truyền thông thế hệ tiếp theo (6G), công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác.
Nhà phân tích tài chính Hồng Kông Katherine Jiang Tianming cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng Hoa Kỳ đang dẫn đầu việc tách chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc. Nhìn lại các biện pháp mà Hoa Kỳ đã thực hiện trong những năm gần đây, có ba phần. Chuỗi cung ứng linh hoạt giữa Mỹ và Hàn Quốc là phần thứ ba trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Mỹ dẫn đầu tách khỏi Trung Quốc.
Khi các chuỗi cung ứng toàn cầu tách rời, nền kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ ngày càng lâm vào tình thế khó khăn.
Phần 1: Thiết lập cơ chế tách biệt trong lĩnh vực pháp lý
Vào ngày 15/5/2019, cựu Tổng thống Donald Trump đã ký một lệnh hành pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng công nghệ và dịch vụ thông tin và truyền thông, cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này đặt cơ sở cho việc loại trừ gã khổng lồ công nghệ Huawei khỏi chuỗi cung ứng viễn thông của Hoa Kỳ.
Vào ngày 16/5/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào Danh sách thực thể và ban hành quy định cấm vào tháng 5/2020, rằng bất kỳ công ty nào cũng phải có được giấy phép từ chính phủ Hoa Kỳ để bán thiết bị bán dẫn cho Huawei. Điều này đã hạn chế đáng kể khả năng mua các thành phần quan trọng như chip của Huawei tại Hoa Kỳ.
Vào ngày 11/5/2021, ông Biden đã gia hạn hạn chế của ông Trump đối với Huawei. Đây là một biện pháp đối phó kinh tế hơn nữa của chính phủ Hoa Kỳ chống lại ĐCSTQ, sau quá trình đánh giá chuỗi cung ứng kéo dài 100 ngày của ông Biden về chip, dược phẩm, đất hiếm và các ngành công nghiệp khác được ban hành vào ngày 24/2/2021, và Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021 được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua vào ngày 21/4/2021. Vào ngày 12/5/2021, Thượng viện đã thông qua Đạo luật Biên giới Vô tận nhằm tăng cường đầu tư của Hoa Kỳ vào công nghệ trong một bước nữa nhằm chống lại ĐCSTQ.
Chuyên gia Jiang tin rằng việc ký các lệnh hành pháp này và việc thông qua các Đạo luật này đã tạo thành một cơ chế quản lý và pháp lý để tách khỏi Trung Quốc.
Phần 2: Tái cấu trúc chuỗi cung ứng với quốc gia quan trọng về mặt chiến lược — Đài Loan
Vào ngày 6/5, Hội đồng Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) đã tổ chức một sự kiện ra mắt cuốn sách “Lộ trình tạo ra các chuỗi cung ứng có khả năng phục hồi”. Lời nói đầu của cuốn sách này không chỉ ghi tên của TAITRA mà còn có cả Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan.
Chuyên gia Jiang nói: “Điều này báo hiệu rõ ràng cho thế giới rằng Hoa Kỳ và Đài Loan đang cùng nhau tái cấu trúc chuỗi cung ứng”.
Vị này cho biết mô hình chuỗi cung ứng trước đây là Đài Loan nhận đơn đặt hàng trước, sau đó gia công hàng hóa trung gian như linh kiện, rồi chuyển sang Trung Quốc lắp ráp và xuất khẩu thành phẩm sang các nước phát triển. Tuy nhiên, mô hình sẽ thay đổi. Trong các ngành công nghiệp nói chung, chẳng hạn như may mặc, nền kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn đóng vai trò “lắp ráp” trong toàn bộ chuỗi công nghiệp, nhưng các nước Đông Nam Á sẽ tham gia và chia sẻ miếng bánh.
Đối với các ngành công nghiệp quan trọng chiến lược, ĐCSTQ sẽ bị loại khỏi toàn bộ chuỗi công nghiệp và Đài Loan sẽ hợp tác với các quốc gia cùng chí hướng về sản xuất và công nghệ. Các ngành công nghiệp chủ chốt này bao gồm chất bán dẫn, thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), xe điện.
Hoa Kỳ gần đây đã tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất Đài Loan. Ngày 20/5 theo giờ Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina M.
Raimondo một lần nữa tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về chất bán dẫn , trong đó một trong những vấn đề trọng tâm là tình trạng thiếu chip bán dẫn ô tô. Lãnh đạo TSMC của Đài Loan được mời tham dự và thông báo rằng, để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, TSMC tăng vi điều khiển (MCU) lên 60 phần trăm so với mức của năm ngoái.
TSMC năm ngoái đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư hơn 10 tỷ USD để xây dựng một nhà máy ở Arizona. Truyền thông Đài Loan Central News Agency ( CNA ) và Liberty Times Finance từng đưa tin châu Âu và Nhật Bản cũng muốn mời TSMC xây dựng nhà máy ở đó.
Phần 3: Tăng cường hợp tác với Hàn Quốc
Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền công nghệ tiên tiến toàn cầu. Theo TrendForce, công ty Hàn Quốc, Samsung Electronics là nhà sản xuất lớn thứ hai trên thị trường chất bán dẫn toàn cầu sau TSMC.
Samsung đã đầu tư rất nhiều vào nền kinh tế của Trung Quốc. Theo báo cáo thường niên 2020 của Samsung, tính đến ngày 31/12/2020, Samsung đã thành lập 33 công ty con, bao gồm một nhà máy sản xuất chất bán dẫn ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Vào năm 2020, doanh thu bán hàng của Samsung tại Trung Quốc chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Châu Âu, đồng thời vượt qua Hàn Quốc và các khu vực Châu Phi và Châu Á..
Vào ngày 21/5, Tổng thống Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã gặp nhau tại Toà Bạch Ốc ra một tuyên bố chung, nêu rõ hai bên sẽ xây dựng một chuỗi cung ứng linh hoạt trong công nghệ tiên tiến dựa trên một giá trị chung là bảo vệ thị trường mở, nền dân chủ, nhân quyền và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Hoa Kỳ đang đi trước trong việc tách chuỗi cung ứng của mình khỏi ĐCSTQ. Hàn Quốc hiện đang tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ và nước này đã thiết lập các cơ chế tách biệt trong các lĩnh vực quản lý và luật pháp của mình, nên có khả năng Hàn Quốc cũng sẽ dần tách khỏi ĐCSTQ.
DKN