duyanh
05-27-2021, 12:16 PM
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 sẽ giống Thế vận hội Moscow 1980?
Chỉ còn hai tháng nữa là khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo, nhưng do dịch bệnh mà ban tổ chức đang chịu những khó khăn chưa có tiền lệ. Còn Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh (Thế vận hội Mùa đông) sẽ được tổ chức vào tháng Hai năm sau thì đang chìm trong vô số uẩn khúc. Do tức giận tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, khiến tại Mỹ đã có làn sóng kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, tuy nhiên giới chính trị và doanh nghiệp vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về hình thức tẩy chay nên được áp dụng như thế nào. Nhìn lại hơn 40 năm trước, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã tẩy chay Thế vận hội Moscow, liệu bây giờ vấn đề có lặp lại đối với Bắc Kinh?
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/The-van-hoi-mua-dong.jpg
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Shutterstocks)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi đã phát một đoạn video trước phiên điều trần liên đảng tại Quốc hội vào ngày 18/5, kêu gọi lãnh đạo các nước không tham dự Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau để phản đối Trung Quốc vi phạm quyền.
Bà nói: “Nếu chúng ta vẫn sẵn sàng tôn trọng Chính phủ Trung Quốc trong khi họ đã phạm tội diệt chủng, chúng ta còn thẩm quyền đạo đức nào để nói về các vấn đề nhân quyền trên thế giới? Vì vậy, hãy ở nhà ủng hộ các vận động viên của chúng ta. Nếu Thế vận hội Olympic thực sự được tổ chức theo lịch trình, chúng ta cần hành động ngoại giao tẩy chay. Cứ mãi giữ im lặng về vấn đề này là không thể chấp nhận được”.
Ngay từ hai tháng trước, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Romney đã viết bài trên tờ New York Times kêu gọi tẩy chay ngoại giao và kinh tế đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Ông kiến nghị Tổng thống Mỹ không cử các nhà ngoại giao và quan chức Nhà Trắng đến Bắc Kinh trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, thì thay vào đó mời các nhà bất đồng chính, các nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện các dân tộc thiểu số tham dự buổi lễ ở Bắc Kinh.
Cho rằng tài trợ thương mại và vé vào cửa là nguồn thu nhập quan trọng của Thế vận hội, ông Romney kêu gọi các công ty Mỹ không tổ chức cho khách đến Bắc Kinh xem Thế vận hội Mùa đông. Ông nói rằng ngoài các thành viên gia đình của các vận động viên và huấn luyện viên tham gia, những người Mỹ khác nên ở trong nước để tránh chi phí xem thi đấu, khách sạn và mang lại lợi ích khổng lồ cho chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Một số dân biểu Mỹ và các nhóm nhân quyền đã kêu gọi Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, tức là không cử vận động viên tham gia, thúc đẩy để sự kiện thể thao 4 năm một lần này được tổ chức ở nơi khác, nhưng quan điểm này đã bị phản đối từ Ủy ban Olympic Mỹ và nhiều người Mỹ.
Tẩy chay triệt để có thể không phù hợp với chính sách của Biden
Ông Tống Văn Địch (Song Wendi), nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Trung Quốc (CIW) ở Úc, nói với VOA rằng việc tẩy chay một cách triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có thể không phù hợp với chính sách ngoại giao của chính quyền Biden.
Ông nói: “Hình thức tẩy chay Thế vận hội Mùa đông không phù hợp với việc ông Biden hiện nay nhấn mạnh đến việc tăng cường tham gia quốc tế. Hơn nữa, nếu Mỹ tham gia Thế vận hội Mùa đông sẽ có cơ hội thể hiện sức mạnh của Mỹ trong lĩnh vực thể thao và nghiên cứu khoa học liên quan cũng như nhiều khía cạnh khác. Tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có thể không phải là động thái phù hợp nhất đối với định hướng chính sách của Mỹ. Xét cho cùng, ông Biden hiện đang xử lý quan hệ với Trung Quốc theo hướng ‘đấu tranh mà không phá bỏ’”.
Ông cũng cho rằng việc Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh thông qua biện pháp ngoại giao sẽ có lợi hơn việc hòa dịu với nhà cầm quyền Trung Quốc. Ông nói: “Tẩy chay ngoại giao là chính, (cộng thêm) tẩy chay thương mại từng phần. Sức mạnh cuối cùng của tẩy chay thương mại sẽ phụ thuộc vào phản ứng và thái độ của Bắc Kinh. Đây sẽ trở thành con bài mặc cả để Mỹ đàm phán với Trung Quốc”.
Thương hiệu quần áo Thụy Điển H&M thông báo sẽ không mua bông từ Tân Cương, động thái của họ đã làm dấy lên làn sóng tẩy chay ở Trung Quốc vào tháng Ba năm nay. Truyền thông nhà nước Trung Quốc lên án H&M, cho rằng động thái của họ không khác gì từ bỏ thị trường Trung Quốc. Vụ việc cũng khiến cư dân mạng Trung Quốc lên tiếng tẩy chay các thương hiệu quốc tế khác đã lên tiếng về vấn đề Tân Cương.
Các công ty đa quốc gia trong tình thế tiến thoái lưỡng nan
Một số nhà phân tích cho rằng nhiều doanh nghiệp ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan không biết có nên tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh hay không. Một mặt, họ phải thể hiện cho người tiêu dùng bên ngoài Trung Quốc thấy hình ảnh của họ quan tâm đến nhân quyền, mặt khác họ phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh để được lợi từ thị trường Trung Quốc.
Ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu), Tổng thư ký của Hiệp hội Trung Á Đài Loan (ACAS) được Đài VOA phỏng vấn đã chỉ ra rằng tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh là một quyết định khó khăn đối với các thương hiệu quốc tế.
Ông nói: “Tẩy chay kinh tế không phải chính phủ nói là được. Chính phủ phải thảo luận với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có mối liên hệ chặt chẽ lợi ích chính trị và kinh doanh với chính phủ Mỹ và chính phủ của họ. Họ cũng sẽ nêu vấn đề: ‘Làm sao để bù cho thua lỗ của họ?’. Trước đó Mỹ đã áp đặt rất nhiều lệnh trừng phạt liên quan đến thương mại đối với Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương, bao gồm cả vấn đề bông Tân Cương đã được thảo luận cách đây chưa lâu. Nếu nhà sản xuất bị thua lỗ, phải có động thái gì đối với họ. Chắc chắn họ sẽ nói với chính phủ Mỹ: ‘Bạn sẽ trả lại cho tôi cái gì?’ Suy cho cùng, các doanh nhân đang nói về lợi ích kinh doanh, không phải về nhân quyền”.
Trong những năm 1980, liên tiếp có hai cuộc tẩy chay quy mô lớn đối với Thế vận hội Mùa hè. Năm 1980, Mỹ và nhiều nước tẩy chay Thế vận hội Moscow để phản đối việc Liên Xô (cũ) xâm lược Afghanistan. Liên Xô (cũ) khi đó đã đầu tư quá nhiều nguồn lực, nhân lực và vật lực cho Thế vận hội này nhưng cuối cùng chỉ có 80 nước tham dự. Bốn năm sau, Liên Xô (cũ) trả đũa và khiến gần 20 nước trong đó có phe Đông Âu rút khỏi Thế vận hội Los Angeles tại Mỹ.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trở thành bản sao của Moscow?
Vào tháng Hai năm nay, 180 tổ chức nhân quyền trên thế giới đã thành lập một liên minh quốc tế để kêu gọi tất cả các nước chú ý đến tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Liên minh quốc tế đó tuyên bố, năm 2015 Ủy ban Olympic Quốc tế đã trao quyền cho Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa đông, cho rằng như vậy sẽ trở thành chất xúc tác cho sự tiến bộ của Bắc Kinh. Nhưng tình hình thực tế dường như không cho thấy như vậy. Một số nhà quan sát đã trích dẫn việc nhà cầm quyền Trung Quốc vây bắt những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, hàng ngàn tù nhân chính trị Tây Tạng ở Tây Tạng đối mặt với tra tấn, giam giữ ít nhất 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các trại lao động… cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không có ý định cải thiện nhân quyền trong nước.
Những tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ mọi tầng lớp xã hội đã làm dấy lên lo ngại về việc liệu Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có phải là một bản sao của Thế vận hội Moscow hay không.
Liên minh nhân quyền kêu gọi tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh
Ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu) cho rằng các nước phương Tây mà điển hình là các nước Bắc Âu là cường quốc chính về thể thao mùa đông, rất khó để các vận động viên những nước đó sẽ hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Ông nói: “Thực ra vẫn còn nghi vấn liệu Mỹ có thể vận động các vận động viên xuất sắc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh hay không. Mỹ sẽ không thành công nếu các nước liên quan đó không hưởng ứng. Nếu Mỹ không thể thành công tẩy chay Thế vận hội Mùa đông, thì thà không nên làm. Phát biểu của Mỹ (bà Pelosi) có lẽ đang đi theo hướng tẩy chay không mang tính triệt để”.
Los Angeles Mỹ sẽ lại tổ chức Thế vận hội Mùa hè vào năm 2028. Ông Tô Từ Vân (Su Ziyun), Trưởng Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan, cho rằng bất kể Mỹ có tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, hay tẩy chay dưới bất kỳ hình thức nào, tin rằng Thế vận hội Los Angeles sau đó 7 năm không phải là một yếu tố để xem xét.
Ông trả lời Đài VOA: “Bởi vì trước đây (những năm 1980) là thời Chiến tranh Lạnh, thế giới về cơ bản được chia thành hai phe chính. Khi đó Liên Xô (cũ) là anh cả phe Cộng sản và có tiếng nói cuối cùng trong phe. Bối cảnh thế giới hiện nay không như vậy, dù Trung Quốc có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng cứng của họ bây giờ có thể không bằng Liên Xô (cũ) trước đây. Ngay cả khi Mỹ tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, sau đó Bắc Kinh muốn trả đũa, thì số nước mà ngày nay họ kêu gọi được có thể kém xa quy mô hồi năm 1984 khi Liên Xô (cũ) tẩy chay Thế vận hội Los Angeles”.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ khai mạc vào ngày 4/2 năm sau. Bắc Kinh sẽ trở thành thành phố đầu tiên đăng cai liên tiếp Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Bắc Kinh chủ yếu tổ chức các sự kiện băng, trong khi các sự kiện tuyết được tổ chức ở huyện Diên Khánh và thành phố Trương Gia Khẩu tỉnh Hà Bắc.
Nếu kêu gọi tẩy chay ngoại giao của bà Pelosi được áp dụng thì điều gì sẽ xảy ra ở Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh?
Tẩy chay ngoại giao có tốt hơn trả đũa lẫn nhau?
Nhà nghiên cứu tại CIW, ông Tống Văn Địch ước tính tại lễ khai mạc ở “Tổ chim”, có thể có một phái đoàn Mỹ khác với trước đây.
Ông cho biết trên VOA: “Thông qua các phương pháp cứng rắn để tạo ra con bài đàm phán, sau đó tạo ra vấn đề để khiến Bắc Kinh thay đổi chính sách… (Mỹ) có thể để cho các nhà lãnh đạo dư luận, nhà đấu tranh nhân quyền của xã hội dân sự Mỹ, hoặc giới phóng viên (tham gia lễ khai mạc). Đây là một hướng đi khả thi”.
Trong khi ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu) của ACAS Đài Loan không loại trừ tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ có những cảnh kịch tính trên bục trao giải. Ông nói: “Tôi đã nghe một số nước châu Âu nói chuyện riêng rằng có thể họ sẽ có đề nghị giới vận động viên, nếu những vận động viên này cũng cảm thấy rằng các vấn đề và giá trị nhân quyền là một phần sứ mệnh của họ trong tham gia Thế vận hội, họ có thể thể hiện sự không hài lòng trong thi đấu trên sân hoặc khi họ nhận giải thưởng, cho dù đó là thông qua lời nói hoặc một số nghi thức tượng trưng ở trang phục. Nhưng những điều đó sẽ không ảnh hưởng đến Thế vận hội Mùa đông, mà ở một mức độ nhất định sẽ thu hút sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới”.
Còn chuyên gia Tô Tố Vân của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan cho rằng, so với tẩy chay một cách triệt để thì tẩy chay ngoại giao tương đối ôn hòa có thể tác động hay hơn đến suy nghĩ của người dân Trung Quốc.
Ông nói: “Có tham gia, nhưng không để cho Trung Quốc hoàn thành nghi thức tốt đẹp như mong đợi của họ thì có ý nghĩa hơn tẩy chay triệt để để rồi diễn biến thành trò ăn miếng trả miếng. Ngoài ra còn (ý nghĩa) sâu sắc hơn là ‘cuộc chiến tuyên truyền trong lòng Trung Quốc’ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Chúng ta có thể hình dung một tình huống, tại Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, người dân Trung Quốc sẽ thấy rằng đây không phải là một Thế vận hội hoàn chỉnh, tức là giới chức các nước mà đứng đầu là Mỹ có thể đoàn kết tẩy chay ngoại giao, điều đó làm cho người dân Trung Quốc hiểu tại sao các nước phương Tây lại có thái độ như vậy đối với họ”.
Cao Phong, VOA
Chỉ còn hai tháng nữa là khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo, nhưng do dịch bệnh mà ban tổ chức đang chịu những khó khăn chưa có tiền lệ. Còn Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh (Thế vận hội Mùa đông) sẽ được tổ chức vào tháng Hai năm sau thì đang chìm trong vô số uẩn khúc. Do tức giận tình hình nhân quyền ở Trung Quốc, khiến tại Mỹ đã có làn sóng kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, tuy nhiên giới chính trị và doanh nghiệp vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về hình thức tẩy chay nên được áp dụng như thế nào. Nhìn lại hơn 40 năm trước, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã tẩy chay Thế vận hội Moscow, liệu bây giờ vấn đề có lặp lại đối với Bắc Kinh?
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/02/The-van-hoi-mua-dong.jpg
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 (Ảnh: Shutterstocks)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi đã phát một đoạn video trước phiên điều trần liên đảng tại Quốc hội vào ngày 18/5, kêu gọi lãnh đạo các nước không tham dự Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau để phản đối Trung Quốc vi phạm quyền.
Bà nói: “Nếu chúng ta vẫn sẵn sàng tôn trọng Chính phủ Trung Quốc trong khi họ đã phạm tội diệt chủng, chúng ta còn thẩm quyền đạo đức nào để nói về các vấn đề nhân quyền trên thế giới? Vì vậy, hãy ở nhà ủng hộ các vận động viên của chúng ta. Nếu Thế vận hội Olympic thực sự được tổ chức theo lịch trình, chúng ta cần hành động ngoại giao tẩy chay. Cứ mãi giữ im lặng về vấn đề này là không thể chấp nhận được”.
Ngay từ hai tháng trước, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Romney đã viết bài trên tờ New York Times kêu gọi tẩy chay ngoại giao và kinh tế đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Ông kiến nghị Tổng thống Mỹ không cử các nhà ngoại giao và quan chức Nhà Trắng đến Bắc Kinh trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông, thì thay vào đó mời các nhà bất đồng chính, các nhà lãnh đạo tôn giáo và đại diện các dân tộc thiểu số tham dự buổi lễ ở Bắc Kinh.
Cho rằng tài trợ thương mại và vé vào cửa là nguồn thu nhập quan trọng của Thế vận hội, ông Romney kêu gọi các công ty Mỹ không tổ chức cho khách đến Bắc Kinh xem Thế vận hội Mùa đông. Ông nói rằng ngoài các thành viên gia đình của các vận động viên và huấn luyện viên tham gia, những người Mỹ khác nên ở trong nước để tránh chi phí xem thi đấu, khách sạn và mang lại lợi ích khổng lồ cho chế độ Cộng sản Trung Quốc.
Một số dân biểu Mỹ và các nhóm nhân quyền đã kêu gọi Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, tức là không cử vận động viên tham gia, thúc đẩy để sự kiện thể thao 4 năm một lần này được tổ chức ở nơi khác, nhưng quan điểm này đã bị phản đối từ Ủy ban Olympic Mỹ và nhiều người Mỹ.
Tẩy chay triệt để có thể không phù hợp với chính sách của Biden
Ông Tống Văn Địch (Song Wendi), nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Trung Quốc (CIW) ở Úc, nói với VOA rằng việc tẩy chay một cách triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có thể không phù hợp với chính sách ngoại giao của chính quyền Biden.
Ông nói: “Hình thức tẩy chay Thế vận hội Mùa đông không phù hợp với việc ông Biden hiện nay nhấn mạnh đến việc tăng cường tham gia quốc tế. Hơn nữa, nếu Mỹ tham gia Thế vận hội Mùa đông sẽ có cơ hội thể hiện sức mạnh của Mỹ trong lĩnh vực thể thao và nghiên cứu khoa học liên quan cũng như nhiều khía cạnh khác. Tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có thể không phải là động thái phù hợp nhất đối với định hướng chính sách của Mỹ. Xét cho cùng, ông Biden hiện đang xử lý quan hệ với Trung Quốc theo hướng ‘đấu tranh mà không phá bỏ’”.
Ông cũng cho rằng việc Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh thông qua biện pháp ngoại giao sẽ có lợi hơn việc hòa dịu với nhà cầm quyền Trung Quốc. Ông nói: “Tẩy chay ngoại giao là chính, (cộng thêm) tẩy chay thương mại từng phần. Sức mạnh cuối cùng của tẩy chay thương mại sẽ phụ thuộc vào phản ứng và thái độ của Bắc Kinh. Đây sẽ trở thành con bài mặc cả để Mỹ đàm phán với Trung Quốc”.
Thương hiệu quần áo Thụy Điển H&M thông báo sẽ không mua bông từ Tân Cương, động thái của họ đã làm dấy lên làn sóng tẩy chay ở Trung Quốc vào tháng Ba năm nay. Truyền thông nhà nước Trung Quốc lên án H&M, cho rằng động thái của họ không khác gì từ bỏ thị trường Trung Quốc. Vụ việc cũng khiến cư dân mạng Trung Quốc lên tiếng tẩy chay các thương hiệu quốc tế khác đã lên tiếng về vấn đề Tân Cương.
Các công ty đa quốc gia trong tình thế tiến thoái lưỡng nan
Một số nhà phân tích cho rằng nhiều doanh nghiệp ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan không biết có nên tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh hay không. Một mặt, họ phải thể hiện cho người tiêu dùng bên ngoài Trung Quốc thấy hình ảnh của họ quan tâm đến nhân quyền, mặt khác họ phải tránh làm mất lòng Bắc Kinh để được lợi từ thị trường Trung Quốc.
Ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu), Tổng thư ký của Hiệp hội Trung Á Đài Loan (ACAS) được Đài VOA phỏng vấn đã chỉ ra rằng tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh là một quyết định khó khăn đối với các thương hiệu quốc tế.
Ông nói: “Tẩy chay kinh tế không phải chính phủ nói là được. Chính phủ phải thảo luận với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có mối liên hệ chặt chẽ lợi ích chính trị và kinh doanh với chính phủ Mỹ và chính phủ của họ. Họ cũng sẽ nêu vấn đề: ‘Làm sao để bù cho thua lỗ của họ?’. Trước đó Mỹ đã áp đặt rất nhiều lệnh trừng phạt liên quan đến thương mại đối với Trung Quốc vì vấn đề Tân Cương, bao gồm cả vấn đề bông Tân Cương đã được thảo luận cách đây chưa lâu. Nếu nhà sản xuất bị thua lỗ, phải có động thái gì đối với họ. Chắc chắn họ sẽ nói với chính phủ Mỹ: ‘Bạn sẽ trả lại cho tôi cái gì?’ Suy cho cùng, các doanh nhân đang nói về lợi ích kinh doanh, không phải về nhân quyền”.
Trong những năm 1980, liên tiếp có hai cuộc tẩy chay quy mô lớn đối với Thế vận hội Mùa hè. Năm 1980, Mỹ và nhiều nước tẩy chay Thế vận hội Moscow để phản đối việc Liên Xô (cũ) xâm lược Afghanistan. Liên Xô (cũ) khi đó đã đầu tư quá nhiều nguồn lực, nhân lực và vật lực cho Thế vận hội này nhưng cuối cùng chỉ có 80 nước tham dự. Bốn năm sau, Liên Xô (cũ) trả đũa và khiến gần 20 nước trong đó có phe Đông Âu rút khỏi Thế vận hội Los Angeles tại Mỹ.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trở thành bản sao của Moscow?
Vào tháng Hai năm nay, 180 tổ chức nhân quyền trên thế giới đã thành lập một liên minh quốc tế để kêu gọi tất cả các nước chú ý đến tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Liên minh quốc tế đó tuyên bố, năm 2015 Ủy ban Olympic Quốc tế đã trao quyền cho Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa đông, cho rằng như vậy sẽ trở thành chất xúc tác cho sự tiến bộ của Bắc Kinh. Nhưng tình hình thực tế dường như không cho thấy như vậy. Một số nhà quan sát đã trích dẫn việc nhà cầm quyền Trung Quốc vây bắt những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kông, hàng ngàn tù nhân chính trị Tây Tạng ở Tây Tạng đối mặt với tra tấn, giam giữ ít nhất 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các trại lao động… cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc không có ý định cải thiện nhân quyền trong nước.
Những tiếng nói phản đối mạnh mẽ từ mọi tầng lớp xã hội đã làm dấy lên lo ngại về việc liệu Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh có phải là một bản sao của Thế vận hội Moscow hay không.
Liên minh nhân quyền kêu gọi tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh
Ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu) cho rằng các nước phương Tây mà điển hình là các nước Bắc Âu là cường quốc chính về thể thao mùa đông, rất khó để các vận động viên những nước đó sẽ hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh.
Ông nói: “Thực ra vẫn còn nghi vấn liệu Mỹ có thể vận động các vận động viên xuất sắc tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh hay không. Mỹ sẽ không thành công nếu các nước liên quan đó không hưởng ứng. Nếu Mỹ không thể thành công tẩy chay Thế vận hội Mùa đông, thì thà không nên làm. Phát biểu của Mỹ (bà Pelosi) có lẽ đang đi theo hướng tẩy chay không mang tính triệt để”.
Los Angeles Mỹ sẽ lại tổ chức Thế vận hội Mùa hè vào năm 2028. Ông Tô Từ Vân (Su Ziyun), Trưởng Viện Nghiên cứu Tài nguyên và Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan, cho rằng bất kể Mỹ có tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, hay tẩy chay dưới bất kỳ hình thức nào, tin rằng Thế vận hội Los Angeles sau đó 7 năm không phải là một yếu tố để xem xét.
Ông trả lời Đài VOA: “Bởi vì trước đây (những năm 1980) là thời Chiến tranh Lạnh, thế giới về cơ bản được chia thành hai phe chính. Khi đó Liên Xô (cũ) là anh cả phe Cộng sản và có tiếng nói cuối cùng trong phe. Bối cảnh thế giới hiện nay không như vậy, dù Trung Quốc có ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng cứng của họ bây giờ có thể không bằng Liên Xô (cũ) trước đây. Ngay cả khi Mỹ tẩy chay triệt để Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, sau đó Bắc Kinh muốn trả đũa, thì số nước mà ngày nay họ kêu gọi được có thể kém xa quy mô hồi năm 1984 khi Liên Xô (cũ) tẩy chay Thế vận hội Los Angeles”.
Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ khai mạc vào ngày 4/2 năm sau. Bắc Kinh sẽ trở thành thành phố đầu tiên đăng cai liên tiếp Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Bắc Kinh chủ yếu tổ chức các sự kiện băng, trong khi các sự kiện tuyết được tổ chức ở huyện Diên Khánh và thành phố Trương Gia Khẩu tỉnh Hà Bắc.
Nếu kêu gọi tẩy chay ngoại giao của bà Pelosi được áp dụng thì điều gì sẽ xảy ra ở Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh?
Tẩy chay ngoại giao có tốt hơn trả đũa lẫn nhau?
Nhà nghiên cứu tại CIW, ông Tống Văn Địch ước tính tại lễ khai mạc ở “Tổ chim”, có thể có một phái đoàn Mỹ khác với trước đây.
Ông cho biết trên VOA: “Thông qua các phương pháp cứng rắn để tạo ra con bài đàm phán, sau đó tạo ra vấn đề để khiến Bắc Kinh thay đổi chính sách… (Mỹ) có thể để cho các nhà lãnh đạo dư luận, nhà đấu tranh nhân quyền của xã hội dân sự Mỹ, hoặc giới phóng viên (tham gia lễ khai mạc). Đây là một hướng đi khả thi”.
Trong khi ông Đới Kiến Vũ (Shi Jianyu) của ACAS Đài Loan không loại trừ tại Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh sẽ có những cảnh kịch tính trên bục trao giải. Ông nói: “Tôi đã nghe một số nước châu Âu nói chuyện riêng rằng có thể họ sẽ có đề nghị giới vận động viên, nếu những vận động viên này cũng cảm thấy rằng các vấn đề và giá trị nhân quyền là một phần sứ mệnh của họ trong tham gia Thế vận hội, họ có thể thể hiện sự không hài lòng trong thi đấu trên sân hoặc khi họ nhận giải thưởng, cho dù đó là thông qua lời nói hoặc một số nghi thức tượng trưng ở trang phục. Nhưng những điều đó sẽ không ảnh hưởng đến Thế vận hội Mùa đông, mà ở một mức độ nhất định sẽ thu hút sự chú ý của mọi người trên toàn thế giới”.
Còn chuyên gia Tô Tố Vân của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan cho rằng, so với tẩy chay một cách triệt để thì tẩy chay ngoại giao tương đối ôn hòa có thể tác động hay hơn đến suy nghĩ của người dân Trung Quốc.
Ông nói: “Có tham gia, nhưng không để cho Trung Quốc hoàn thành nghi thức tốt đẹp như mong đợi của họ thì có ý nghĩa hơn tẩy chay triệt để để rồi diễn biến thành trò ăn miếng trả miếng. Ngoài ra còn (ý nghĩa) sâu sắc hơn là ‘cuộc chiến tuyên truyền trong lòng Trung Quốc’ đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Chúng ta có thể hình dung một tình huống, tại Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, người dân Trung Quốc sẽ thấy rằng đây không phải là một Thế vận hội hoàn chỉnh, tức là giới chức các nước mà đứng đầu là Mỹ có thể đoàn kết tẩy chay ngoại giao, điều đó làm cho người dân Trung Quốc hiểu tại sao các nước phương Tây lại có thái độ như vậy đối với họ”.
Cao Phong, VOA