giavui
05-24-2021, 10:54 PM
Phương Tây phẫn nộ về vụ chính quyền Belarus dùng hành vi không tặc buộc máy bay hạ cánh để bắt nhà báo
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1254A/production/_118628057_ryanair_roman.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1254A/production/_118628057_ryanair_roman.jpg)
Các nước phương Tây bày tỏ sự phẫn nộ trước việc chiếc máy bay chở một nhà hoạt động người Belarus buộc phải chuyển hướng hôm Chủ nhật.
Giới lãnh đạo EU dự kiến sẽ thảo luận về phản ứng của họ với điều mà người điều hành liên minh gọi là "không tặc" và bộ ngoại giao Mỹ gọi là "một hành động gây sốc".
Belarus buộc chiếc máy bay đang trên đường đến Lithuania, hạ cánh xuống Minsk, nói rằng máy bay bị dọa đánh bom.
Belarus sau đó bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động người Belarus, Roman Protasevich.
Nhà báo 26 tuổi là một hành khách trên chiếc máy bay Ryanair bay từ Athens. Máy bay dự kiến sẽ hạ cánh ở Vilnius đã bị nhà chức trách Belarus điều động một chiến đấu cơ ép phải bay đến thủ đô của Belarus.
Truyền thông nhà nước Belarus nói Tổng thống Alexander Lukashenko đã đích thân hạ lệnh chuyến bay phải chuyển lộ trình vì tin máy bay sẽ bị bỏ bom, điều sau đó được xác định là một tin đồn thất thiệt.
Máy bay hạ cánh ở Vilnius hơn bảy giờ sau dự kiến.
Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi tháng 8 năm ngoái, ông Lukashenko, 66 tuổi, người cai trị Belarus từ năm 1994, thẳng tay đàn áp những tiếng nói bất đồng. Nhiều nhân vật đối lập đã bị bắt giam, trong khi những người khác phải tìm đường lưu vong.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AB56/production/_118626834_2c082776-6545-42cd-a495-9c9364872850.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AB56/production/_118626834_2c082776-6545-42cd-a495-9c9364872850.jpg)
Nhà báo Roman Protasevich, vào năm 2017, đã bị bắt sau khi máy bay hạ cánh ở Minsk
Các nhà lãnh đạo nói gì?
Sự việc thu hút sự lên án gay gắt từ khắp Liên minh châu Âu, với lãnh đạo các nước thúc giục thả ông Protasevich ngay lập tức và xúc tiến một cuộc điều tra đầy đủ.
Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda, thúc giục EU áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới lên Belarus tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo liên minh hôm thứ Hai.
Ông nói với BBC rằng những bước đi như vậy "có thể gây ra tác động lớn hơn đến hành vi của chế độ Belarus".
Hàng chục quan chức Belarus, kể cả Tổng thống Lukashenko, đã bị EU trừng phạt, gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, được áp đặt để đáp trả sự đàn áp các đối thủ.
Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, nói "hành vi thái quá và bất hợp pháp ... sẽ phải chịu hậu quả". Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi đây là "hành động khủng bố của nhà nước chưa từng có".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lên án "hành động gây sốc" và nói chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang "phối hợp với các đối tác của chúng tôi cho các bước tiếp theo".
Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Bob Menendez, đưa ra tuyên bố chung với một số người đồng cấp trong nghị viện châu Âu tố cáo "hành vi không tặc" của Belarus.
Liệu sự phẫn nộ có được bày tỏ qua hành động?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7320/production/_118627492_bannerjames-landale_tr-nc.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7320/production/_118627492_bannerjames-landale_tr-nc.png)
EU nên phản ứng như thế nào khi một máy bay giữa hai thủ đô của họ buộc phải hạ cánh ở một nước thứ ba, để một người chỉ trích chính phủ có thể bị bắt?
Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo châu Âu phải trả lời khi họ gặp nhau tại Brussels.
Việc bắt giữ Roman Protasevich gây ra một làn sóng phẫn nộ quốc tế nhưng liệu sự phẫn nộ này có được bày tỏ bằng hành động? Một số nhà lãnh đạo - gồm cả thủ tướng Ba Lan - đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt mới đối với chính phủ độc tài của Tổng thống Lukashenko.
Tám chủ tịch ủy ban đối ngoại từ Anh, Mỹ và EU nói các chuyến bay qua và đến Belarus nên bị cấm vì những gì họ mô tả là hành vi cướp biển.
Một số quan chức thậm chí còn đề nghị xe hơi và xe vận tải có thể bị chặn từ Belarus vào EU. Ông Lukashenko đã cho thấy ông sẵn sàng mạnh tay như thế nào trong việc trấn áp phe đối lập sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái. EU hiện phải quyết định mức giá mà họ chuẩn bị để buộc Lukashenko phải trả.
Lộ trình chuyến bay bị đổi như thế nào?
Chuyến bay FR4978 chuyển về phía đông đến Minsk ngay trước khi nó đến biên giới Litva. Hy Lạp và Lithuania cho rằng có 171 hành khách trên máy bay.
Trong một tuyên bố, Ryanair cho biết phi hành đoàn đã được "Cơ quan Kiểm soát Không lưu Belarus thông báo về mối đe dọa an ninh tiềm ẩn trên máy bay và được điều khiển chuyển hướng đến sân bay gần nhất, Minsk".
Đường bay, hiển thị trên trang web Flightradar24, cho thấy máy bay thực sự gần Vilnius hơn Minsk khi nó quay đầu.
Ryanair cho biết các cuộc kiểm tra ở Minsk không tìm thấy gì "không ổn", nhưng không đề cập đến nhà báo Protasevich. Máy bay cuối cùng đã hạ cánh xuống Vilnius lúc 21:25 giờ địa phương.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E508/production/_118623685_athens_flight_diverted_2x640-nc.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E508/production/_118623685_athens_flight_diverted_2x640-nc.png)
Một số hành khách tả rằng nhà báo Protasevich trông có vẻ lo lắng khi máy bay chuyển hướng. Monika Simkiene, 40 tuổi, người Lithuania, nói với hãng tin AFP: "Anh ấy chỉ quay sang mọi người và nói anh đang phải đối mặt với án tử hình.''
Nexta là cơ quan truyền thông đưa tin về việc Protasevich bị bắt. Nexta cho biết máy bay và hành khách đã bị khám xét, sau đó ông Protasevich đã được đưa đi.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus, Svetlana Tikhanovskaya, người bị ông Lukashenko đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái, bị tố cáo rộng rãi là gian lận, nằm trong số những người yêu cầu ông Protasevich được thả.
Bà Tikhanovskaya nói nhà báo Protasevich đã rời Belarus năm 2019 và đưa tin về diễn tiến cuộc bầu cử tổng thống với Nexta, và sau đó đã phải đối đầu với cáo buộc hình sự ở Belarus.
Nexta là cơ quan truyền thông với kênh Telegram và có khả năng hiển thị trên Twitter và YouTube. Nexta đóng một vai trò quan trọng cho phe đối lập Belarus trong suốt cuộc bầu cử và đã tiếp tục như vậy trong thời gian sau đó, đặc biệt là khi chính phủ áp đặt các lệnh cấm đưa tin.
Các nhà lãnh đạo phương Tây ủng hộ bà Tikhanovskaya, người tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử trước khi bà buộc phải rời đến Lithuania. Bà Tikhanovskaya trở thành một ứng cử viên sau khi chồng bà bị bỏ tù và bị cấm tranh cử.
Tức giận trước tuyên bố chiến thắng của ông Lukashenko, hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung thủ đô Minsk trong nhiều tháng vào năm ngoái. Đã có rất nhiều báo cáo về sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát, và khoảng 2.700 người đã bị truy tố chỉ trong năm nay.
---------------
Belarus bị cáo buộc có hành vi “không tặc cấp nhà nước”
https://s.rfi.fr/media/display/ee61bb26-bc01-11eb-b7e1-005056a917b9/w:1280/p:16x9/2021-05-23T185226Z_2042930126_RC2ZQV8SBTM3_RTRMADP_3_BELAR US-POLITICS.webp (https://s.rfi.fr/media/display/ee61bb26-bc01-11eb-b7e1-005056a917b9/w:1280/p:16x9/2021-05-23T185226Z_2042930126_RC2ZQV8SBTM3_RTRMADP_3_BELAR US-POLITICS.webp)
Nhà báo và blogger Roman Protasevich, (áo nâu) là một trong những hành khách chuyến bay bị Belarus ép hạ cánh xuống phi trường Minks ngày 23/05/2021. © REUTERS/Str
Ngay từ hôm 23/05/2021, sau vụ chuyến bay Athens-Vilnius của hãng hàng không Ryanair khi qua không phận Belarus đã bị chiến đấu cơ nước này chặn đường buộc đáp xuống phi trường Minsk, chính quyền Loukachenko đã lập tức bị nhiều nước tố cáo là đã có hành vi không tặc cấp nhà nước, thâm chí là “khủng bố Nhà nước”. Những cáo buộc này dĩ nhiên đã bị Belarus và Nga bác bỏ.
Đối với Hy Lạp, điểm xuất phát của chuyến bay Athens-Vilnius, sự cố quả đúng là một hành vi không tặc, do một Nhà nước tiến hành. Bộ Ngoại Giao Hy Lạp đã chỉ trích nặng nề một hành động “không tặc cấp Nhà nước”.
Tại Litva, điểm đến của chiếc phi cơ, tổng thống Gitanas Nauseda cũng gọi đây là một vụ “không tặc” và là một cuộc “tấn công chưa từng có tiền lệ”, đòi hỏi cả Liên Âu lẫn NATO phản có phản ứng ngay lập tức.
Nước Pháp, qua lời quốc vụ khanh đặc trách Liên Âu Clément Beaune vào sáng nay, cũng không nói gì khác hơn khi cho rằng việc làm của Belarus là “một hành động không tặc cấp Nhà nước không thể không bị trừng phạt”. Ngay từ tối hôm qua, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian đã nói đến một vụ không tặc do một Nhà nước tiến hành, đòi hỏi toàn khối Liên Âu phải có phản ứng đáp trả thống nhất và đích đáng.
Về phần mình, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki còn nhấn mạnh đến vụ Belarus chận chiếc máy bay dân dụng để vụ bắt giữ một nhà đối lập, xem đấy là một “hành vi khủng bố Nhà nước”.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Hoa Kỳ cũng bày tỏ thái độ cực kỳ phẫn nộ. Theo ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, chính quyền Loukachenko đã có một “hành động trơ trẽn và không thể chấp nhận được” khi dùng máy bay quân sự để buộc một chuyến bay dân sự đổi hướng và bắt giữ một nhà báo”. Ông Blinken đã lên tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế, tương tự như tổng thư ký khối NATO .
Dĩ nhiên là chính quyền Belarus đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc của phương Tây. Bộ Ngoại Giao nước này khẳng định trong một thông cáo trên trang Web của họ rằng hành động của các cơ quan chức năng Belarus đều phù hợp với các nguyên tắc quốc tế. Đài truyền hình Nhà nước Belarus thì cho rằng chiếc phi cơ chở khách đã phải hạ cánh xuống Minsk vì “báo động có bom”, còn nhà báo đối lập là một kẻ khủng bố chỉ bị lực lượng an ninh chú ý khi qua cửa kiểm soát ở phi trường.
Tất cả những lập luận trên đây là nhằm bác bỏ các thông tin được phe đối lập Belarus loan tải, theo đó việc buộc máy bay hạ cánh có mục tiêu bắt giữ nhà đối lập Roman Protassevitch, người có mặt trên máy bay, là nhân viên cơ quan KGB của Belarus đã theo chân nhà đối lập này từ Athens, sau đó gây sự cố trên máy bay khi phi cơ đi vào không phận Belarus, tạo cớ cho hành vi can thiệp thô bạo.
Vai trò của tổng thống Loukachenko rất đáng ngờ, vì theo chính các nguồn tin từ Belarus và Nga, ông là người ra lệnh cho chiếc chiến đấu cơ Mig-29 bay lên để chận bắt chiếc máy bay của hãng Ryanair.
Một số nhà quan sát còn bác bỏ lập luận chính thức của Belarus là khi có tin về “sự cố”, chiếc phi cơ chở khách gần Vilnius hơn là Minsk, nhưng vẫn bị bắt buộc phải đáp xuống phi trường thủ đô Belarus.
Dẫu sao thì hành động của chính quyền Belarus đã làm cho các tổ chức hàng không dân dụng quốc tế rất quan ngại. Trong một thông cáo công bố hôm qua, 23/05, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế ICAO cho biết là sự cố đã vi phạm Công Ước về hàng không dân dụng quốc tế, tức là Công Ước Chicago năm 1944.
Theo Reuters, một tổ chức khác là Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Belarus, bị cho là “không phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế”.
RFI
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1254A/production/_118628057_ryanair_roman.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/1254A/production/_118628057_ryanair_roman.jpg)
Các nước phương Tây bày tỏ sự phẫn nộ trước việc chiếc máy bay chở một nhà hoạt động người Belarus buộc phải chuyển hướng hôm Chủ nhật.
Giới lãnh đạo EU dự kiến sẽ thảo luận về phản ứng của họ với điều mà người điều hành liên minh gọi là "không tặc" và bộ ngoại giao Mỹ gọi là "một hành động gây sốc".
Belarus buộc chiếc máy bay đang trên đường đến Lithuania, hạ cánh xuống Minsk, nói rằng máy bay bị dọa đánh bom.
Belarus sau đó bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động người Belarus, Roman Protasevich.
Nhà báo 26 tuổi là một hành khách trên chiếc máy bay Ryanair bay từ Athens. Máy bay dự kiến sẽ hạ cánh ở Vilnius đã bị nhà chức trách Belarus điều động một chiến đấu cơ ép phải bay đến thủ đô của Belarus.
Truyền thông nhà nước Belarus nói Tổng thống Alexander Lukashenko đã đích thân hạ lệnh chuyến bay phải chuyển lộ trình vì tin máy bay sẽ bị bỏ bom, điều sau đó được xác định là một tin đồn thất thiệt.
Máy bay hạ cánh ở Vilnius hơn bảy giờ sau dự kiến.
Kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi tháng 8 năm ngoái, ông Lukashenko, 66 tuổi, người cai trị Belarus từ năm 1994, thẳng tay đàn áp những tiếng nói bất đồng. Nhiều nhân vật đối lập đã bị bắt giam, trong khi những người khác phải tìm đường lưu vong.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AB56/production/_118626834_2c082776-6545-42cd-a495-9c9364872850.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/AB56/production/_118626834_2c082776-6545-42cd-a495-9c9364872850.jpg)
Nhà báo Roman Protasevich, vào năm 2017, đã bị bắt sau khi máy bay hạ cánh ở Minsk
Các nhà lãnh đạo nói gì?
Sự việc thu hút sự lên án gay gắt từ khắp Liên minh châu Âu, với lãnh đạo các nước thúc giục thả ông Protasevich ngay lập tức và xúc tiến một cuộc điều tra đầy đủ.
Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda, thúc giục EU áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới lên Belarus tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo liên minh hôm thứ Hai.
Ông nói với BBC rằng những bước đi như vậy "có thể gây ra tác động lớn hơn đến hành vi của chế độ Belarus".
Hàng chục quan chức Belarus, kể cả Tổng thống Lukashenko, đã bị EU trừng phạt, gồm lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản, được áp đặt để đáp trả sự đàn áp các đối thủ.
Ursula von der Leyen, người đứng đầu Ủy ban châu Âu, nói "hành vi thái quá và bất hợp pháp ... sẽ phải chịu hậu quả". Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi đây là "hành động khủng bố của nhà nước chưa từng có".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken lên án "hành động gây sốc" và nói chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang "phối hợp với các đối tác của chúng tôi cho các bước tiếp theo".
Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, Bob Menendez, đưa ra tuyên bố chung với một số người đồng cấp trong nghị viện châu Âu tố cáo "hành vi không tặc" của Belarus.
Liệu sự phẫn nộ có được bày tỏ qua hành động?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7320/production/_118627492_bannerjames-landale_tr-nc.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7320/production/_118627492_bannerjames-landale_tr-nc.png)
EU nên phản ứng như thế nào khi một máy bay giữa hai thủ đô của họ buộc phải hạ cánh ở một nước thứ ba, để một người chỉ trích chính phủ có thể bị bắt?
Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo châu Âu phải trả lời khi họ gặp nhau tại Brussels.
Việc bắt giữ Roman Protasevich gây ra một làn sóng phẫn nộ quốc tế nhưng liệu sự phẫn nộ này có được bày tỏ bằng hành động? Một số nhà lãnh đạo - gồm cả thủ tướng Ba Lan - đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt mới đối với chính phủ độc tài của Tổng thống Lukashenko.
Tám chủ tịch ủy ban đối ngoại từ Anh, Mỹ và EU nói các chuyến bay qua và đến Belarus nên bị cấm vì những gì họ mô tả là hành vi cướp biển.
Một số quan chức thậm chí còn đề nghị xe hơi và xe vận tải có thể bị chặn từ Belarus vào EU. Ông Lukashenko đã cho thấy ông sẵn sàng mạnh tay như thế nào trong việc trấn áp phe đối lập sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái. EU hiện phải quyết định mức giá mà họ chuẩn bị để buộc Lukashenko phải trả.
Lộ trình chuyến bay bị đổi như thế nào?
Chuyến bay FR4978 chuyển về phía đông đến Minsk ngay trước khi nó đến biên giới Litva. Hy Lạp và Lithuania cho rằng có 171 hành khách trên máy bay.
Trong một tuyên bố, Ryanair cho biết phi hành đoàn đã được "Cơ quan Kiểm soát Không lưu Belarus thông báo về mối đe dọa an ninh tiềm ẩn trên máy bay và được điều khiển chuyển hướng đến sân bay gần nhất, Minsk".
Đường bay, hiển thị trên trang web Flightradar24, cho thấy máy bay thực sự gần Vilnius hơn Minsk khi nó quay đầu.
Ryanair cho biết các cuộc kiểm tra ở Minsk không tìm thấy gì "không ổn", nhưng không đề cập đến nhà báo Protasevich. Máy bay cuối cùng đã hạ cánh xuống Vilnius lúc 21:25 giờ địa phương.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E508/production/_118623685_athens_flight_diverted_2x640-nc.png (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E508/production/_118623685_athens_flight_diverted_2x640-nc.png)
Một số hành khách tả rằng nhà báo Protasevich trông có vẻ lo lắng khi máy bay chuyển hướng. Monika Simkiene, 40 tuổi, người Lithuania, nói với hãng tin AFP: "Anh ấy chỉ quay sang mọi người và nói anh đang phải đối mặt với án tử hình.''
Nexta là cơ quan truyền thông đưa tin về việc Protasevich bị bắt. Nexta cho biết máy bay và hành khách đã bị khám xét, sau đó ông Protasevich đã được đưa đi.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus, Svetlana Tikhanovskaya, người bị ông Lukashenko đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm ngoái, bị tố cáo rộng rãi là gian lận, nằm trong số những người yêu cầu ông Protasevich được thả.
Bà Tikhanovskaya nói nhà báo Protasevich đã rời Belarus năm 2019 và đưa tin về diễn tiến cuộc bầu cử tổng thống với Nexta, và sau đó đã phải đối đầu với cáo buộc hình sự ở Belarus.
Nexta là cơ quan truyền thông với kênh Telegram và có khả năng hiển thị trên Twitter và YouTube. Nexta đóng một vai trò quan trọng cho phe đối lập Belarus trong suốt cuộc bầu cử và đã tiếp tục như vậy trong thời gian sau đó, đặc biệt là khi chính phủ áp đặt các lệnh cấm đưa tin.
Các nhà lãnh đạo phương Tây ủng hộ bà Tikhanovskaya, người tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử trước khi bà buộc phải rời đến Lithuania. Bà Tikhanovskaya trở thành một ứng cử viên sau khi chồng bà bị bỏ tù và bị cấm tranh cử.
Tức giận trước tuyên bố chiến thắng của ông Lukashenko, hàng chục nghìn người biểu tình đã tập trung thủ đô Minsk trong nhiều tháng vào năm ngoái. Đã có rất nhiều báo cáo về sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát, và khoảng 2.700 người đã bị truy tố chỉ trong năm nay.
---------------
Belarus bị cáo buộc có hành vi “không tặc cấp nhà nước”
https://s.rfi.fr/media/display/ee61bb26-bc01-11eb-b7e1-005056a917b9/w:1280/p:16x9/2021-05-23T185226Z_2042930126_RC2ZQV8SBTM3_RTRMADP_3_BELAR US-POLITICS.webp (https://s.rfi.fr/media/display/ee61bb26-bc01-11eb-b7e1-005056a917b9/w:1280/p:16x9/2021-05-23T185226Z_2042930126_RC2ZQV8SBTM3_RTRMADP_3_BELAR US-POLITICS.webp)
Nhà báo và blogger Roman Protasevich, (áo nâu) là một trong những hành khách chuyến bay bị Belarus ép hạ cánh xuống phi trường Minks ngày 23/05/2021. © REUTERS/Str
Ngay từ hôm 23/05/2021, sau vụ chuyến bay Athens-Vilnius của hãng hàng không Ryanair khi qua không phận Belarus đã bị chiến đấu cơ nước này chặn đường buộc đáp xuống phi trường Minsk, chính quyền Loukachenko đã lập tức bị nhiều nước tố cáo là đã có hành vi không tặc cấp nhà nước, thâm chí là “khủng bố Nhà nước”. Những cáo buộc này dĩ nhiên đã bị Belarus và Nga bác bỏ.
Đối với Hy Lạp, điểm xuất phát của chuyến bay Athens-Vilnius, sự cố quả đúng là một hành vi không tặc, do một Nhà nước tiến hành. Bộ Ngoại Giao Hy Lạp đã chỉ trích nặng nề một hành động “không tặc cấp Nhà nước”.
Tại Litva, điểm đến của chiếc phi cơ, tổng thống Gitanas Nauseda cũng gọi đây là một vụ “không tặc” và là một cuộc “tấn công chưa từng có tiền lệ”, đòi hỏi cả Liên Âu lẫn NATO phản có phản ứng ngay lập tức.
Nước Pháp, qua lời quốc vụ khanh đặc trách Liên Âu Clément Beaune vào sáng nay, cũng không nói gì khác hơn khi cho rằng việc làm của Belarus là “một hành động không tặc cấp Nhà nước không thể không bị trừng phạt”. Ngay từ tối hôm qua, ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian đã nói đến một vụ không tặc do một Nhà nước tiến hành, đòi hỏi toàn khối Liên Âu phải có phản ứng đáp trả thống nhất và đích đáng.
Về phần mình, thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki còn nhấn mạnh đến vụ Belarus chận chiếc máy bay dân dụng để vụ bắt giữ một nhà đối lập, xem đấy là một “hành vi khủng bố Nhà nước”.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Hoa Kỳ cũng bày tỏ thái độ cực kỳ phẫn nộ. Theo ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, chính quyền Loukachenko đã có một “hành động trơ trẽn và không thể chấp nhận được” khi dùng máy bay quân sự để buộc một chuyến bay dân sự đổi hướng và bắt giữ một nhà báo”. Ông Blinken đã lên tiếng yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế, tương tự như tổng thư ký khối NATO .
Dĩ nhiên là chính quyền Belarus đã bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc của phương Tây. Bộ Ngoại Giao nước này khẳng định trong một thông cáo trên trang Web của họ rằng hành động của các cơ quan chức năng Belarus đều phù hợp với các nguyên tắc quốc tế. Đài truyền hình Nhà nước Belarus thì cho rằng chiếc phi cơ chở khách đã phải hạ cánh xuống Minsk vì “báo động có bom”, còn nhà báo đối lập là một kẻ khủng bố chỉ bị lực lượng an ninh chú ý khi qua cửa kiểm soát ở phi trường.
Tất cả những lập luận trên đây là nhằm bác bỏ các thông tin được phe đối lập Belarus loan tải, theo đó việc buộc máy bay hạ cánh có mục tiêu bắt giữ nhà đối lập Roman Protassevitch, người có mặt trên máy bay, là nhân viên cơ quan KGB của Belarus đã theo chân nhà đối lập này từ Athens, sau đó gây sự cố trên máy bay khi phi cơ đi vào không phận Belarus, tạo cớ cho hành vi can thiệp thô bạo.
Vai trò của tổng thống Loukachenko rất đáng ngờ, vì theo chính các nguồn tin từ Belarus và Nga, ông là người ra lệnh cho chiếc chiến đấu cơ Mig-29 bay lên để chận bắt chiếc máy bay của hãng Ryanair.
Một số nhà quan sát còn bác bỏ lập luận chính thức của Belarus là khi có tin về “sự cố”, chiếc phi cơ chở khách gần Vilnius hơn là Minsk, nhưng vẫn bị bắt buộc phải đáp xuống phi trường thủ đô Belarus.
Dẫu sao thì hành động của chính quyền Belarus đã làm cho các tổ chức hàng không dân dụng quốc tế rất quan ngại. Trong một thông cáo công bố hôm qua, 23/05, Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế ICAO cho biết là sự cố đã vi phạm Công Ước về hàng không dân dụng quốc tế, tức là Công Ước Chicago năm 1944.
Theo Reuters, một tổ chức khác là Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc Tế IATA cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Belarus, bị cho là “không phù hợp với các quy định luật pháp quốc tế”.
RFI