duyanh
05-24-2021, 12:14 PM
Nông thôn Ấn Độ: Tình trạng “xóa sổ thôn” vì COVID-19 dường như rất gần
Mặc dù dịch bệnh tại khu vực thành thị ở Ấn Độ có dấu hiệu chững lại, nhưng đối với ⅔ cư dân sinh sống ở nông thôn mà nói thì dịch bệnh mới thực sự tấn công tới. Do thiếu kênh thông tin với bên ngoài và phần lớn thiếu kiến thức, đồng thời nguồn vật tư y điều trị y tế đắt đỏ, nên một số vùng nông thôn thậm chí có ¾ nông dân nhiễm dịch, chưa kịp “xác nhận lây nhiễm” đã tử vong. Những thi thể tùy tiện vứt xuống sông lại càng bộc lộ cảnh khó khăn của những vùng này, tình trạng “xóa sổ thôn” dường như rất gần.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/05/shutterstock_1965397393.jpg
COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ (Nguồn: Shutterstock)
Thôn Basi, một thông cách thủ đô Ấn Độ chỉ 1,5 giờ đi xe, thôn này có hơn 5.400 người có hơn ¾ người đều xuất hiện triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên, địa phương không có thiết bị điều trị y tế và bác sĩ, thậm chí ngay cả một bình oxy cũng không có. Trong 3 tuần qua, thôn này đã có hơn 30 người tử vong vì thiếu oxy.
Tuy nhiên, thôn Basi không phải là một trường hợp đặc biệt. Anh Kumar, 30 tuổi, cho biết quê của anh là bang nghèo nhất Ấn Độ – bang Bihar. Tuyệt đại đa số người dân ở quê anh chưa từng sử dụng mạng internet, cũng không có bất cứ kênh nào để liên lạc với bên ngoài, cho nên không cách nào đặt lịch tiêm chủng vắc-xin.
Kumar cho biết, hiện trong thôn cứ mỗi 3 hộ gia đình, thì có một 1 người xuất hiện triệu chứng tương tự COVID-19, nhưng không cách nào kiểm tra. Ngoài ra, trong 4 triệu người dân ở khu vực này cũng chỉ có 3 bệnh viện, trong đó cũng chỉ có 210 giường bệnh phân bổ cho bệnh nhân COVID-19. Nếu cần đưa vào chăm sóc đặc biệt, thì giường bệnh, máy thở hoặc huyết tương cũng đều không có. Mặc dù có 2 – 3 máy thở, nhưng cũng không có ai biết cách sử dụng nó thế nào.
Anh nói, đến hiện tại, khoảng 3% người Ấn Độ đã tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19, tuy nhiên tỷ lệ tiêm tại nông thôn rất thấp, cộng thêm hệ thống đặt lịch tiêm chủng của chính phủ lại chỉ có tiếng Anh, việc này đối với những người vùng nông thôn không thông thạo ngôn ngữ và không có mạng máy tính mà nói, muốn phòng dịch thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại tình hình ở nông thôn rất tồi tệ, anh dự đoán ít nhất có khoảng 85% người lây nhiễm và không có làm qua xét nghiệm, càng chưa cần nói đến tiêm chủng vắc-xin.
Những thi thể trôi trên sông Hằng cũng bộc lộ khó khăn về phương diện phòng dịch vùng nông thôn. Abhimanyu Singh, một nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận ở thôn Chausa bang Bihar tiết lộ, do nhà cung cấp củi ở địa phương nhân cơ hội để tăng giá, khiến cho những người không có khả năng về kinh tế đành phải quăng thi thể trực tiếp xuống sông. Đây cũng là một cách làm truyền thống của người dân, nhưng điều xót xa hơn là rất khó biết ai trong số những người ở đây chết vì COVID-19, bởi vì người ở đây rất ít khi tìm kiếm trợ giúp điều trị y tế.
Theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước, cứ mỗi 1000 người thì nên có một bác sĩ, nhưng nhìn lại có ⅔ dân số Ấn Độ cư trú ở vùng nông thôn, vật tư điều trị y tế thiếu thốn, tương đương với 10.000 người mới có 1 bác sĩ. Ông Yogesh Kalkonde, chuyên gia y tế cộng đồng nông thôn ở miền trung Ấn Độ chỉ ra, người ở khu vực nông thôn đã quen với cái chết, điều này có thể nói là một phần trong cuộc sống của họ. Rất nhiều vùng nông thôn Ấn Độ, cái chết là một thứ gì đó rất dễ chấp nhận.
Vương Quân, Vision Times
Mặc dù dịch bệnh tại khu vực thành thị ở Ấn Độ có dấu hiệu chững lại, nhưng đối với ⅔ cư dân sinh sống ở nông thôn mà nói thì dịch bệnh mới thực sự tấn công tới. Do thiếu kênh thông tin với bên ngoài và phần lớn thiếu kiến thức, đồng thời nguồn vật tư y điều trị y tế đắt đỏ, nên một số vùng nông thôn thậm chí có ¾ nông dân nhiễm dịch, chưa kịp “xác nhận lây nhiễm” đã tử vong. Những thi thể tùy tiện vứt xuống sông lại càng bộc lộ cảnh khó khăn của những vùng này, tình trạng “xóa sổ thôn” dường như rất gần.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/05/shutterstock_1965397393.jpg
COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ (Nguồn: Shutterstock)
Thôn Basi, một thông cách thủ đô Ấn Độ chỉ 1,5 giờ đi xe, thôn này có hơn 5.400 người có hơn ¾ người đều xuất hiện triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên, địa phương không có thiết bị điều trị y tế và bác sĩ, thậm chí ngay cả một bình oxy cũng không có. Trong 3 tuần qua, thôn này đã có hơn 30 người tử vong vì thiếu oxy.
Tuy nhiên, thôn Basi không phải là một trường hợp đặc biệt. Anh Kumar, 30 tuổi, cho biết quê của anh là bang nghèo nhất Ấn Độ – bang Bihar. Tuyệt đại đa số người dân ở quê anh chưa từng sử dụng mạng internet, cũng không có bất cứ kênh nào để liên lạc với bên ngoài, cho nên không cách nào đặt lịch tiêm chủng vắc-xin.
Kumar cho biết, hiện trong thôn cứ mỗi 3 hộ gia đình, thì có một 1 người xuất hiện triệu chứng tương tự COVID-19, nhưng không cách nào kiểm tra. Ngoài ra, trong 4 triệu người dân ở khu vực này cũng chỉ có 3 bệnh viện, trong đó cũng chỉ có 210 giường bệnh phân bổ cho bệnh nhân COVID-19. Nếu cần đưa vào chăm sóc đặc biệt, thì giường bệnh, máy thở hoặc huyết tương cũng đều không có. Mặc dù có 2 – 3 máy thở, nhưng cũng không có ai biết cách sử dụng nó thế nào.
Anh nói, đến hiện tại, khoảng 3% người Ấn Độ đã tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19, tuy nhiên tỷ lệ tiêm tại nông thôn rất thấp, cộng thêm hệ thống đặt lịch tiêm chủng của chính phủ lại chỉ có tiếng Anh, việc này đối với những người vùng nông thôn không thông thạo ngôn ngữ và không có mạng máy tính mà nói, muốn phòng dịch thì cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại tình hình ở nông thôn rất tồi tệ, anh dự đoán ít nhất có khoảng 85% người lây nhiễm và không có làm qua xét nghiệm, càng chưa cần nói đến tiêm chủng vắc-xin.
Những thi thể trôi trên sông Hằng cũng bộc lộ khó khăn về phương diện phòng dịch vùng nông thôn. Abhimanyu Singh, một nhân viên của tổ chức phi lợi nhuận ở thôn Chausa bang Bihar tiết lộ, do nhà cung cấp củi ở địa phương nhân cơ hội để tăng giá, khiến cho những người không có khả năng về kinh tế đành phải quăng thi thể trực tiếp xuống sông. Đây cũng là một cách làm truyền thống của người dân, nhưng điều xót xa hơn là rất khó biết ai trong số những người ở đây chết vì COVID-19, bởi vì người ở đây rất ít khi tìm kiếm trợ giúp điều trị y tế.
Theo kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, ở các nước, cứ mỗi 1000 người thì nên có một bác sĩ, nhưng nhìn lại có ⅔ dân số Ấn Độ cư trú ở vùng nông thôn, vật tư điều trị y tế thiếu thốn, tương đương với 10.000 người mới có 1 bác sĩ. Ông Yogesh Kalkonde, chuyên gia y tế cộng đồng nông thôn ở miền trung Ấn Độ chỉ ra, người ở khu vực nông thôn đã quen với cái chết, điều này có thể nói là một phần trong cuộc sống của họ. Rất nhiều vùng nông thôn Ấn Độ, cái chết là một thứ gì đó rất dễ chấp nhận.
Vương Quân, Vision Times