duyanh
05-23-2021, 12:06 PM
“Việc Biden ủng hộ từ bỏ quyền SHTT đối với vắc-xin là món quà dành cho Trung Quốc”
Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đang thúc giục chính quyền Biden đảo ngược quyết định “tai hại” trao công nghệ y tế chống COVID-19 cùng với bản quyền của Hoa Kỳ cho Trung Quốc thông qua “việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại” hiện đang gây tranh cãi.
Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến thương mại đầu tiên do Ấn Độ và Nam Phi đề xuất. Việc từ bỏ này sẽ đình chỉ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và công nghệ cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19 trong thời gian đại dịch, bao gồm cả vắc-xin.
https://media.gettyimages.com/photos/trade-representative-katherine-tai-speaks-during-a-hearing-with-the-picture-id1317822956?s=2048x2048
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai (Ảnh: Getty Images)
Hôm 5/5, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã phát hành một thông báo thay mặt cho chính quyền Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, hơn một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hiện đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về việc từ bỏ gây tranh cãi này. Các thượng nghị sĩ tuyên bố rằng việc từ bỏ sẽ không giúp gì cho việc chấm dứt đại dịch toàn cầu, mà thay vào đó sẽ “thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không hợp tác”.
Ngày 20/5, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Roger Wicker (bang Mississippi), Tom Cotton (bang Arkansas) và Thom Tillis (bang North Carolina) đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, yêu cầu họ đảo ngược quyết định ủng hộ đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ của chính quyền Biden.
Trong bức thư với từ ngữ mạnh mẽ, các thượng nghị sĩ lập luận rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm suy yếu “vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ, thuốc men và các phương pháp điều trị trong tương lai” đồng thời “tạo điều kiện thúc đẩy ‘chính sách ngoại giao vắc-xin’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc” cũng như giúp Bắc Kinh cắt bớt vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc phân phối vắc-xin đến các nước đang phát triển.
Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh rằng các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã “tuyên bố sai” về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp đẩy nhanh việc phát triển năng lực vắc-xin mới. Họ cũng chỉ ra rằng việc thiếu năng lực công nghệ trong chuỗi cung ứng là lý do cơ bản giải thích tại sao hiện không có đủ liều vắc-xin.
Các thượng nghị sĩ viết trong bức thư: “Việc sản xuất vắc-xin là một quy trình kỹ thuật và logistic phức tạp, với nguồn lực kỹ thuật hạn chế (ví dụ: các nhà khoa học và các kỹ thuật viên lành nghề tại các công ty). Trong điều kiện lạc quan nhất, việc Tổng thống Biden trao tặng [quyền sở hữu trí tuệ] cho Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác sẽ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không hợp tác, khi các quốc gia này nhảy vào cố gắng cưỡng bức việc chuyển giao công nghệ và sản xuất tại địa phương.”
Bức thư đã được 13 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác ký.
Các thượng nghị sĩ viết tiếp: “Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi muốn đánh cấp tài sản trí tuệ và công nghệ y tế của chúng ta.”
“Điều đáng ngạc nhiên là một tổng thống Mỹ, đặc biệt tự xưng là một tổng thống của ‘việc làm’, lại ép buộc các công ty Mỹ phải trao công nghệ y tế và quy trình sản xuất của họ cho các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đặt lợi ích của nước Mỹ xuống cuối cùng và đặt lợi ích của Trung Quốc lên hàng đầu.”
Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh rằng họ có một số “quan ngại nghiêm trọng” về việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu được biết tổng thống đã đưa ra kết luận này [ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ] như thế nào.
Các thượng nghị sĩ yêu cầu chính quyền Biden trả lời một loạt câu hỏi không muộn hơn ngày 19/6/2021, bao gồm những bằng chứng mà chính quyền dựa vào để kết luận rằng quyền sở hữu trí tuệ là rào cản đối với việc sản xuất vắc-xin và lợi ích của việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớn hơn chi phí tiềm năng.
Các thượng nghị sĩ cũng muốn biết liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có yêu cầu chính quyền Biden chấp thuận việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ khi ông ấy nói chuyện với ông Biden vào tháng 3 hay không, việc từ bỏ sẽ được thực hiện như thế nào và liệu các công ty tư nhân có bị từ chối khả năng bảo vệ hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các tòa án Hoa Kỳ hay không.
Các câu hỏi khác bao gồm liệu chính quyền Biden có kế hoạch từ bỏ luật sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng như việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc thực thi chống lại hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại hay không.
Các thượng nghị chất vấn: “Theo tình huống này, điều gì sẽ xảy ra nếu một công dân Trung Quốc bị phát hiện đáng cắp bí mật thương mại? Do việc từ bỏ [quyền sở hữu trí tuệ], nếu được thông qua, họ có bị truy tố hay không? Và, điều gì sẽ xảy ra đối với các công dân Trung Quốc hiện đang bị truy tố? Những trường hợp bây giờ sẽ được bỏ qua?
Hôm thứ Năm (20/5), Dân biểu Đảng Cộng hòa Earl L. “Buddy” Carter (bang Georgia) cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với bức thư khi ông viết trên Twitter rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ gây tranh cãi là một “món quà trao cho Trung Quốc.”
Ông viết: “Việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các vắc-xin COVID-19 là một món quà dành cho Trung Quốc, quốc gia đã dành cả năm qua để cố gắng đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta, [việc từ bỏ] đi ngược lại với hệ thống bản quyền của chúng ta và sẽ ngăn cản sự đổi mới các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh bằng cách loại bỏ các khuyến khích đầu tư.”
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội vào tháng 4, ông Biden đã nói về mối quan hệ Mỹ – Trung, đặc biệt coi vấn đề sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề quan trọng của chính quyền ông.
Tổng thống Biden hứa sẽ tiếp tục “chống lại các hành vi thương mại không công bằng [của Trung Quốc] vốn làm cắt giảm số người lao động Mỹ và các ngành công nghiệp Mỹ, như việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như việc đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ”.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Một số thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đang thúc giục chính quyền Biden đảo ngược quyết định “tai hại” trao công nghệ y tế chống COVID-19 cùng với bản quyền của Hoa Kỳ cho Trung Quốc thông qua “việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại” hiện đang gây tranh cãi.
Việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) liên quan đến thương mại đầu tiên do Ấn Độ và Nam Phi đề xuất. Việc từ bỏ này sẽ đình chỉ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm và công nghệ cần thiết cho cuộc chiến chống COVID-19 trong thời gian đại dịch, bao gồm cả vắc-xin.
https://media.gettyimages.com/photos/trade-representative-katherine-tai-speaks-during-a-hearing-with-the-picture-id1317822956?s=2048x2048
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai (Ảnh: Getty Images)
Hôm 5/5, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã phát hành một thông báo thay mặt cho chính quyền Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, hơn một chục thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hiện đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về việc từ bỏ gây tranh cãi này. Các thượng nghị sĩ tuyên bố rằng việc từ bỏ sẽ không giúp gì cho việc chấm dứt đại dịch toàn cầu, mà thay vào đó sẽ “thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không hợp tác”.
Ngày 20/5, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Roger Wicker (bang Mississippi), Tom Cotton (bang Arkansas) và Thom Tillis (bang North Carolina) đã gửi một bức thư cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai, yêu cầu họ đảo ngược quyết định ủng hộ đề xuất từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ của chính quyền Biden.
Trong bức thư với từ ngữ mạnh mẽ, các thượng nghị sĩ lập luận rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm suy yếu “vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ, thuốc men và các phương pháp điều trị trong tương lai” đồng thời “tạo điều kiện thúc đẩy ‘chính sách ngoại giao vắc-xin’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc” cũng như giúp Bắc Kinh cắt bớt vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc phân phối vắc-xin đến các nước đang phát triển.
Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh rằng các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã “tuyên bố sai” về việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp đẩy nhanh việc phát triển năng lực vắc-xin mới. Họ cũng chỉ ra rằng việc thiếu năng lực công nghệ trong chuỗi cung ứng là lý do cơ bản giải thích tại sao hiện không có đủ liều vắc-xin.
Các thượng nghị sĩ viết trong bức thư: “Việc sản xuất vắc-xin là một quy trình kỹ thuật và logistic phức tạp, với nguồn lực kỹ thuật hạn chế (ví dụ: các nhà khoa học và các kỹ thuật viên lành nghề tại các công ty). Trong điều kiện lạc quan nhất, việc Tổng thống Biden trao tặng [quyền sở hữu trí tuệ] cho Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác sẽ thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc vắc-xin không hợp tác, khi các quốc gia này nhảy vào cố gắng cưỡng bức việc chuyển giao công nghệ và sản xuất tại địa phương.”
Bức thư đã được 13 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác ký.
Các thượng nghị sĩ viết tiếp: “Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi muốn đánh cấp tài sản trí tuệ và công nghệ y tế của chúng ta.”
“Điều đáng ngạc nhiên là một tổng thống Mỹ, đặc biệt tự xưng là một tổng thống của ‘việc làm’, lại ép buộc các công ty Mỹ phải trao công nghệ y tế và quy trình sản xuất của họ cho các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đặt lợi ích của nước Mỹ xuống cuối cùng và đặt lợi ích của Trung Quốc lên hàng đầu.”
Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh rằng họ có một số “quan ngại nghiêm trọng” về việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ và yêu cầu được biết tổng thống đã đưa ra kết luận này [ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ] như thế nào.
Các thượng nghị sĩ yêu cầu chính quyền Biden trả lời một loạt câu hỏi không muộn hơn ngày 19/6/2021, bao gồm những bằng chứng mà chính quyền dựa vào để kết luận rằng quyền sở hữu trí tuệ là rào cản đối với việc sản xuất vắc-xin và lợi ích của việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lớn hơn chi phí tiềm năng.
Các thượng nghị sĩ cũng muốn biết liệu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có yêu cầu chính quyền Biden chấp thuận việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ khi ông ấy nói chuyện với ông Biden vào tháng 3 hay không, việc từ bỏ sẽ được thực hiện như thế nào và liệu các công ty tư nhân có bị từ chối khả năng bảo vệ hoặc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các tòa án Hoa Kỳ hay không.
Các câu hỏi khác bao gồm liệu chính quyền Biden có kế hoạch từ bỏ luật sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng như việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc thực thi chống lại hành vi trộm cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại hay không.
Các thượng nghị chất vấn: “Theo tình huống này, điều gì sẽ xảy ra nếu một công dân Trung Quốc bị phát hiện đáng cắp bí mật thương mại? Do việc từ bỏ [quyền sở hữu trí tuệ], nếu được thông qua, họ có bị truy tố hay không? Và, điều gì sẽ xảy ra đối với các công dân Trung Quốc hiện đang bị truy tố? Những trường hợp bây giờ sẽ được bỏ qua?
Hôm thứ Năm (20/5), Dân biểu Đảng Cộng hòa Earl L. “Buddy” Carter (bang Georgia) cũng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với bức thư khi ông viết trên Twitter rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ gây tranh cãi là một “món quà trao cho Trung Quốc.”
Ông viết: “Việc chính quyền Biden ủng hộ việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các vắc-xin COVID-19 là một món quà dành cho Trung Quốc, quốc gia đã dành cả năm qua để cố gắng đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta, [việc từ bỏ] đi ngược lại với hệ thống bản quyền của chúng ta và sẽ ngăn cản sự đổi mới các loại thuốc và phương pháp chữa bệnh bằng cách loại bỏ các khuyến khích đầu tư.”
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội vào tháng 4, ông Biden đã nói về mối quan hệ Mỹ – Trung, đặc biệt coi vấn đề sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề quan trọng của chính quyền ông.
Tổng thống Biden hứa sẽ tiếp tục “chống lại các hành vi thương mại không công bằng [của Trung Quốc] vốn làm cắt giảm số người lao động Mỹ và các ngành công nghiệp Mỹ, như việc trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước cũng như việc đánh cắp công nghệ và tài sản trí tuệ của Mỹ”.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)