duyanh
05-22-2021, 12:20 PM
Myanmar: Bà Suu Kyi và các nhà lãnh đạo đảng khác bị xem xét tội phản quốc
Ủy ban bầu cử nhà nước Myanmar do quân đội chỉ định đang xem xét buộc tội nhà lãnh đạo tiền nhiệm của đất nước, Aung San Suu Kyi cùng với các nhà lãnh đạo khác của đảng cầm quyền cũ với tội phản quốc, theo người đứng đầu ủy ban, AP đưa tin.
https://media.gettyimages.com/photos/over-one-thousand-burmese-hold-portraits-of-aung-san-suu-kyi-flash-a-picture-id1232653567?s=2048x2048
Đầu tháng 2, quân đội Myanmar đã thực hiện đảo chính lật đổ các nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi. Lãnh đạo quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết việc quân đội lật đổ đảng của bà Suu Kyi là do “gian lận khủng khiếp trong danh sách cử tri.”
“Chúng tôi sẽ điều tra và xem xét liệu đảng có nên bị giải thể hay không, và liệu thủ phạm có nên bị trừng phạt như những kẻ phản quốc hay không”, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh quân sự Thein Soe cho biết trong cuộc họp với các đảng phái chính trị để thảo luận về việc điều chỉnh hệ thống bầu cử.
Đảng NLD đã từ chối tham dự cuộc họp ủy ban hôm thứ Sáu.
Đảng NLD của bà Suu Kyi đã giành được chiến thắng thậm chí với số phiếu lớn hơn trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái so với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2015.
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh được quân đội hậu thuẫn đã đưa ra những cáo buộc tương tự như của tướng Aung Hlaing.
Các nhà quan sát độc lập đến nay vẫn tranh cãi về các cáo buộc gian lận bầu cử.
Ông Soe cho biết việc điều tra về cuộc bầu cử năm ngoái sẽ sớm được hoàn thành, nhưng bước đầu cho thấy đảng NLD của bà Suu Kyi đã làm việc bất hợp pháp với chính phủ để tạo lợi thế cho mình tại các cuộc thăm dò.
Bà Suu Kyi và các thành viên khác trong đảng khẳng định tất cả các cáo buộc chống lại họ đều có động cơ chính trị.
Ban đầu, quân đội tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức lại cuộc bầu cử một năm sau khi nắm quyền, nhưng sau đó lại cho biết thời gian trì hoãn có thể lên đến hai năm.
Trước khi bắt đầu cải cách dân chủ một thập kỷ trước, quân đội đã cai trị Myanmar trong 50 năm.
Sau khi nắm quyền, quân đội đã bãi nhiệm các thành viên cũ của ủy ban bầu cử và bổ nhiệm những người mới. Quân đội cũng bắt giữ một số thành viên của ủy ban cũ, đồng thời gây áp lực buộc họ phải xác nhận có gian lận bầu cử, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông độc lập của Myanmar.
Ủy ban mới tuyên bố kết quả của cuộc bầu cử cuối cùng không hợp lệ.
Trong khi đó, một tổ chức giám sát bầu cử phi đảng phái trong tuần này cho biết kết quả cuộc bỏ phiếu tháng 11 năm ngoái là đại diện cho ý chí của người dân, bác bỏ cáo buộc gian lận của quân đội.
Mạng lưới Bầu cử Tự do Châu Á cho biết trong một báo cáo rằng họ “thiếu thông tin để xác minh độc lập các cáo buộc gian lận danh sách cử tri” bởi vì luật bầu cử không cho phép họ truy cập vào danh sách bỏ phiếu, nhưng họ không thấy bằng chứng đáng tin cậy về bất kỳ bất thường lớn nào.
Tuy nhiên, nhóm này cũng gọi quá trình bầu cử của Myanmar là “về cơ bản là phi dân chủ” vì hiến pháp năm 2008 của nước này, được thực thi dưới sự cai trị của quân đội, tự động trao cho quân đội 25% ghế trong Quốc hội, đủ để ngăn chặn những thay đổi hiến pháp.
Lê Xuân
Ủy ban bầu cử nhà nước Myanmar do quân đội chỉ định đang xem xét buộc tội nhà lãnh đạo tiền nhiệm của đất nước, Aung San Suu Kyi cùng với các nhà lãnh đạo khác của đảng cầm quyền cũ với tội phản quốc, theo người đứng đầu ủy ban, AP đưa tin.
https://media.gettyimages.com/photos/over-one-thousand-burmese-hold-portraits-of-aung-san-suu-kyi-flash-a-picture-id1232653567?s=2048x2048
Đầu tháng 2, quân đội Myanmar đã thực hiện đảo chính lật đổ các nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi. Lãnh đạo quân đội, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết việc quân đội lật đổ đảng của bà Suu Kyi là do “gian lận khủng khiếp trong danh sách cử tri.”
“Chúng tôi sẽ điều tra và xem xét liệu đảng có nên bị giải thể hay không, và liệu thủ phạm có nên bị trừng phạt như những kẻ phản quốc hay không”, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Liên minh quân sự Thein Soe cho biết trong cuộc họp với các đảng phái chính trị để thảo luận về việc điều chỉnh hệ thống bầu cử.
Đảng NLD đã từ chối tham dự cuộc họp ủy ban hôm thứ Sáu.
Đảng NLD của bà Suu Kyi đã giành được chiến thắng thậm chí với số phiếu lớn hơn trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 năm ngoái so với chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2015.
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên minh được quân đội hậu thuẫn đã đưa ra những cáo buộc tương tự như của tướng Aung Hlaing.
Các nhà quan sát độc lập đến nay vẫn tranh cãi về các cáo buộc gian lận bầu cử.
Ông Soe cho biết việc điều tra về cuộc bầu cử năm ngoái sẽ sớm được hoàn thành, nhưng bước đầu cho thấy đảng NLD của bà Suu Kyi đã làm việc bất hợp pháp với chính phủ để tạo lợi thế cho mình tại các cuộc thăm dò.
Bà Suu Kyi và các thành viên khác trong đảng khẳng định tất cả các cáo buộc chống lại họ đều có động cơ chính trị.
Ban đầu, quân đội tuyên bố rằng họ sẽ tổ chức lại cuộc bầu cử một năm sau khi nắm quyền, nhưng sau đó lại cho biết thời gian trì hoãn có thể lên đến hai năm.
Trước khi bắt đầu cải cách dân chủ một thập kỷ trước, quân đội đã cai trị Myanmar trong 50 năm.
Sau khi nắm quyền, quân đội đã bãi nhiệm các thành viên cũ của ủy ban bầu cử và bổ nhiệm những người mới. Quân đội cũng bắt giữ một số thành viên của ủy ban cũ, đồng thời gây áp lực buộc họ phải xác nhận có gian lận bầu cử, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông độc lập của Myanmar.
Ủy ban mới tuyên bố kết quả của cuộc bầu cử cuối cùng không hợp lệ.
Trong khi đó, một tổ chức giám sát bầu cử phi đảng phái trong tuần này cho biết kết quả cuộc bỏ phiếu tháng 11 năm ngoái là đại diện cho ý chí của người dân, bác bỏ cáo buộc gian lận của quân đội.
Mạng lưới Bầu cử Tự do Châu Á cho biết trong một báo cáo rằng họ “thiếu thông tin để xác minh độc lập các cáo buộc gian lận danh sách cử tri” bởi vì luật bầu cử không cho phép họ truy cập vào danh sách bỏ phiếu, nhưng họ không thấy bằng chứng đáng tin cậy về bất kỳ bất thường lớn nào.
Tuy nhiên, nhóm này cũng gọi quá trình bầu cử của Myanmar là “về cơ bản là phi dân chủ” vì hiến pháp năm 2008 của nước này, được thực thi dưới sự cai trị của quân đội, tự động trao cho quân đội 25% ghế trong Quốc hội, đủ để ngăn chặn những thay đổi hiến pháp.
Lê Xuân