giahamdzui
05-17-2021, 10:06 PM
Covid-19: Giả thuyết về virus thoát ra từ phòng thí nghiệm nổi cộm trở lại
https://s.rfi.fr/media/display/f99c0d60-b70c-11eb-9b76-005056bff430/w:1280/p:16x9/AP21034253952164.webp (https://s.rfi.fr/media/display/f99c0d60-b70c-11eb-9b76-005056bff430/w:1280/p:16x9/AP21034253952164.webp)
Lối vào Viện Virus Học Vũ Hán được canh giữ nghiêm ngặt nhân chuyến thăm của phái đoàn điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngày 03/02/2021. AP - Ng Han Guan
Tức nước vỡ bờ! Phải chăng là chính thái độ bị cho là thiếu hợp tác, thậm chí là cản trở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus gây dịch Covid-19, đã khiến cho giới khoa học bất bình và làm dấy lên những yêu cầu đòi làm sáng tỏ thêm giả thuyết virus Sars-CoV-2 thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, một giả thuyết từng bị đánh giá là mang nặng tính chất thuyết âm mưu?
Câu hỏi này đang được đặt ra trong thời gian gần đây, với nhiều bức thư ngỏ từ các nhà khoa học tên tuổi trên thế giới, đòi phải đẩy mạnh thêm các nghiên cứu về nguồn gốc con virus đang gây dịch bệnh trên khắp hành tinh, một công việc đã được một phái đoàn điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thực hiện, nhưng bị đánh giá là không thỏa đáng, do các cản lực từ phía Trung Quốc.
Giới khoa học đòi xem xét kỹ hơn giả thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm
Sau một bức thư ngỏ đề ngày 30/04/2021 của khoảng 30 nhà nghiên cứu, nêu bật những cản lực về mặt “cơ chế, thủ tục và dữ liệu phân tích” - do phía Trung Quốc đặt ra - đã khiến cho cuộc điều tra của WHO không đạt kết quả mong muốn, và yêu cầu làm sáng tỏ những điểm còn mơ hồ nói chung, hôm 14/05/2021, gần 20 nhà khoa học khác, đa số là người Mỹ, đã công bố một bức thư mới trên tạp chí Mỹ Science, với một lời kêu gọi rất cụ thể: Xem xét lại một cách nghiêm túc hơn giả thuyết virus Sars-CoV-2 xuất phát từ một sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà theo các tác giả, đã bị nhóm điều tra của WHO xem nhẹ khi chỉ dành 4 trên tổng số 313 trang trong báo cáo của họ cho vấn đề này.
Bức thư ngỏ ngày 14/05 đã thu hút sự chú ý đến giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà Bắc Kinh ra sức bác bỏ vì liên quan trực tiếp đến Viện Virus Học Vũ Hán tại Trung Quốc, mà Vũ Hán lại chính là nơi xuất phát đại dịch Covid-19 đang tàn phá hành tinh.
Trong một bài phân tích ngày 14/05 vừa qua, đài phát thanh Pháp France Info đã đi sâu vào tìm hiểu trở lại căn nguyên của giả thuyết về việc virus gây dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm - cụ thể là ở Vũ Hán - sau một sự cố, và nhất là cách thức mà giả thuyết này phát triển từ khi hình thành cho đến hiện nay.
Tháng 03/2020: Xuất hiện nghi vấn về phòng thí nghiệm Vũ Hán
Theo FranceInfo, ngay từ tháng 03/2020, khi dịch Covid-19 khởi đầu từ Vũ Hán và bắt đầu lan rộng trên thế giới và được Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức gọi là đại dịch, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có một nữ khoa học gia Ấn Độ, đã đặt ra nghi vấn về vai trò đáng ngờ của Viện Virus Học Vũ Hán.
Nhóm khoa học quốc tế, có tên là Drastic, đã được thành lập để truy tìm nguồn gốc con virus gây dịch bệnh. Trong một phóng sự của chương trình “Đặc Phái Viên” của đài truyền hình Pháp France 2 phát ngày 11/03 vừa qua, một người trong nhóm là bà Monali Rahalkar, một nhà vi sinh vật học tại Viện Nghiên Cứu Agharkar (Ấn Độ), đã nhấn mạnh một điểm cơ bản: “Chúng ta biết rằng dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán, và cũng biết rằng virus đến từ một loài dơi. Nhưng tất cả những con dơi đó đều sống ở Vân Nam, miền nam Trung Quốc, cách Vũ Hán hơn 1.000 km.”
Sau một số nghiên cứu, bà Rahalkar đã nhanh chóng nhận ra rằng trong nhiều năm, các nhà khoa học tại Viện Virus Học Vũ Hán (WIV) đã nhiều lần đến Vân Nam này để lấy mẫu các loại virus corona. Câu hỏi đặt ra là phải chăng con virus gây dịch đã được đưa từ Vân Nam về Vũ Hán trong những chuyến đi lấy mẫu.
Ngoài ra, chính bà Thạch Chánh Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc Viện Virus Học Vũ Hán, ngay từ năm 2013, đã phát hiện ra môt mẫu virus corona thu thập tại Vân Nam rất gần với Sars-CoV-2. Theo bà Thạch, loại virus đó - được đặt tên là RaTG13 - giống với virus gây bệnh Covid-19 đến 96%.
Virus thất thoát tại Vũ Hán do bất cẩn?
Ngay sau khi nghiên cứu của bà Thạch Chánh Lệ được nêu bật, một số nhà khoa học đã tự hỏi là phải chăng một sự bất cẩn đã tạo điều kiện cho virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm và lây lan ở thành phố Vũ Hán.
Trả lời nhóm làm phóng sự về virus Vũ Hán của đài truyền hình Pháp, giáo sư Nikolai Petrovsky, thuộc Đại học Úc Flinders, cho rằng không thể bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này.
Ông nói: “Khi liên kết tất cả các sự kiện với nhau, ta không thể không đặt ra câu hỏi này. Tôi mong rằng giả thuyết đó hoàn toàn không đúng sự thật, nhưng càng xem xét kỹ, ta càng thấy rằng thật vô trách nhiệm khi nói rằng khả năng đó hoàn toàn không thể xẩy ra.”
Vào tháng 5 năm 2020, trong một cuộc họp báo. tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là đã nhìn thấy bằng chứng liên kết virus gây dịch với một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi mà nó có thể đã thoát ra ngoài một cách tình cờ. Tuy nhiên, ông Trump không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào, chỉ nói rằng Mỹ đang tiếp tục điều tra.
Trước đó ít lâu, ngày 14/04/2020, nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ rằng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã nhiều lần cử các nhà ngoại giao đến thăm Viện Virus Học Vũ Hán, từ tháng 01 đến tháng 03/2018. Sau đó, các phái viên Mỹ đã gửi hai bức điện về Washington để cảnh báo về những thiếu sót của phòng thí nghiệm Vũ Hán về mặt an toàn và quản lý.
Các quan sát của họ cho thấy là công việc của các nhân viên phòng thí nghiệm tạo ra nguy cơ virus corona từ dơi lây truyền sang người để gây ra một đại dịch tương tự như dịch viêm phổi cấp tính Sars.
Tháng 01/2021: Điều tra của WHO ở Vũ Hán "loại" khả năng sự cố trong phòng thí nghiệm
Sau nhiều tháng đàm phán với chính phủ Trung Quốc, một nhóm gồm mười nhà khoa học (đến từ các quốc gia khác nhau) do WHO chỉ định đã đến Trung Quốc vào cuối tháng 01/2021 để tiến hành một cuộc điều tra. Mục tiêu của họ là tìm cách xác định nguồn gốc của đại dịch. Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia về bệnh đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm, virus học, dịch tễ học và các chuyên gia làm việc về sự lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Tại chỗ, nhóm đã bị Trung Quốc làm khó, chỉ cho truy cập hạn chế vào các dữ liệu nhạy cảm, những nơi được đến thăm cũng bị giới hạn. Cuối cùng họ cũng đến được khu chợ Vũ Hán và phòng thí nghiệm virus học nổi tiếng, nhưng luôn bị giám sát.
Sau hai tuần nghiên cứu thực địa, WHO cuối cùng đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 09/02 để đánh dấu sự kết thúc của cuộc điều tra tại Vũ Hán. Trưởng đoàn là ông Peter Ben Embarek khi ấy cho rằng “ giả thuyết về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm rất khó xảy ra”.
Tuyên bố này khiến nhiều nhà khoa học ngỡ ngàng: Họ nhấn mạnh rằng nhóm của WHO không có quyền truy cập trực tiếp vào các dữ liệu thiết yếu như mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân đầu tiên, hồ sơ đầy đủ của các phòng thí nghiệm... Về phần mình, Hoa Kỳ đã cho biết sẽ không chấp nhận những kết luận khi chưa xác minh được.
Trên thực tế, theo Franceinfo, nội dung các phát biểu của phái đoàn điều tra của WHO đã được đàm phán từ trước với các nhà khoa học Trung Quốc.
Tháng 02/2021: WHO điều chỉnh kết luận sau khi bị chỉ trích
Đối mặt với những lời chỉ trích, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã buộc phải xem xét lại các kết luận của phái đoàn điều tra. Ngày 12/02, sau khi nói chuyện với nhóm điều tra, ông công khai xác định: “ Mọi giả thuyết đều để ngỏ và cần được nghiên cứu thêm”.
Bản thân trưởng đoàn điều tra Peter Ben Embarek cũng xác nhận rằng phái đoàn quốc tế không thể khẳng định điều gì chắc chắn vì chưa thực hiện kiểm tra toàn bộ phòng thí nghiệm: “Chúng tôi đã bỏ giả thuyết đó - (tức là khả năng virus thất thoát khỏi phòng thí nghiệm) - nhưng nó vẫn còn trong vòng nghiên cứu. Chúng tôi không hề nói rằng đây là một khả năng không thể xẩy ra”
. Sau “trục trặc” ngoại giao kể trên, 26 nhà khoa học đã ký một bức thư ngỏ, được báo Pháp Le Monde đăng tải, kêu gọi một cuộc điều tra mới "sâu rộng và đáng tin cậy" hơn, không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào. Họ cũng yêu cầu được truy cập trực tiếp vào các mẫu và hồ sơ có liên quan để hiểu điều gì đã xảy ra.
Tháng 05/2021: Giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm nổi cộm lại
Trong bức thư đăng trên tạp chí Science của Mỹ, các nhà khoa học đã kêu gọi kiểm tra lại giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiêm một cách “khách quan” và “minh bạch”. Theo các chuyên gia này, một cuộc điều tra như vậy nên được một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện để “giảm thiểu tác động của các xung đột lợi ích”.
Bức thư được công bố chỉ vài hôm sau tiết lộ trên mạng Twitter về ba công trình nghiên cứu được thực hiện ngay tại Viện Virus Học Vũ Hán. Theo nhật báo Le Monde ngày 14/05, đó là “ba luận án, lần lượt được bảo vệ vào năm 2014, 2017 và 2019, mà cho đến nay chưa bao giờ được công bố”.
Được đăng trên tài khoản Twitter của một nhà khoa học ẩn danh lấy tên là The Seeker (“Người Tìm Kiếm”), các công trình này đặc biệt cho thấy những bất cập trong các dữ liệu do viện cung cấp kể từ khi bắt đầu đại dịch
- “về số lượng và bản chất của virus corona” được lưu giữ trong phòng thí nghiệm,
- “về các thí nghiệm được tiến hành” trên các virus này và
- “về tính toàn vẹn của các chuỗi gene virus đã được công bố”.
Các nghi ngờ đặc biệt liên quan đến loại virus RaTG13.
Vào tháng 7 năm 2020, một vài tháng sau khi công bố trình tự gien của loại virus này, nhà virus học Thạch Chánh Lệ đã khẳng định trên tạp chí Science rằng đó thực sự là một loại virus đã được biết đến: Ra4991, mà bộ gen đã được chia sẻ vào năm 2016.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vừa được tiết lộ trên Twitter đã phản bác ý kiến đó. Sự khác biệt được thấy trên protein Spike, cho phép virus xâm nhập vào các tế bào của vật chủ, như nhận xét của nhà virus học Etienne Decroly trên báo Le Monde.
Ngoài ra, vào tháng 11 năm 2020, phòng thí nghiệm Vũ Hán tuyên bố có lưu trữ tám đoạn gen được thu thập cùng lúc với RaTG13 tại một khu mỏ bỏ hoang ở tỉnh Vân Nam, những chuỗi gen hiện vẫn chưa được công bố. Thế nhưng, theo Le Monde, “ba bản luận án cho thấy ít nhất là còn có một loại virus corona khác mà sự tồn tại chưa được tiết lộ, được lưu giữ tại WIV”.
Sau cùng, Viện Virus Học Vũ Hán đã khẳng định rằng nguyên nhân khiến cho 3 công nhân bị chết trong chuyến nghiên cứu bắt đầu vào năm 2012 đến từ một loại nấm gây bệnh. Theo Le Monde, thông tin này đã bị các luận án được tiết lộ phản bác, khi cho thấy Viện Virus Vũ Hán đã làm nhiều phân tích hơn là số được chính thức loan báo.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/f99c0d60-b70c-11eb-9b76-005056bff430/w:1280/p:16x9/AP21034253952164.webp (https://s.rfi.fr/media/display/f99c0d60-b70c-11eb-9b76-005056bff430/w:1280/p:16x9/AP21034253952164.webp)
Lối vào Viện Virus Học Vũ Hán được canh giữ nghiêm ngặt nhân chuyến thăm của phái đoàn điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngày 03/02/2021. AP - Ng Han Guan
Tức nước vỡ bờ! Phải chăng là chính thái độ bị cho là thiếu hợp tác, thậm chí là cản trở cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus gây dịch Covid-19, đã khiến cho giới khoa học bất bình và làm dấy lên những yêu cầu đòi làm sáng tỏ thêm giả thuyết virus Sars-CoV-2 thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, một giả thuyết từng bị đánh giá là mang nặng tính chất thuyết âm mưu?
Câu hỏi này đang được đặt ra trong thời gian gần đây, với nhiều bức thư ngỏ từ các nhà khoa học tên tuổi trên thế giới, đòi phải đẩy mạnh thêm các nghiên cứu về nguồn gốc con virus đang gây dịch bệnh trên khắp hành tinh, một công việc đã được một phái đoàn điều tra của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thực hiện, nhưng bị đánh giá là không thỏa đáng, do các cản lực từ phía Trung Quốc.
Giới khoa học đòi xem xét kỹ hơn giả thuyết virus thoát khỏi phòng thí nghiệm
Sau một bức thư ngỏ đề ngày 30/04/2021 của khoảng 30 nhà nghiên cứu, nêu bật những cản lực về mặt “cơ chế, thủ tục và dữ liệu phân tích” - do phía Trung Quốc đặt ra - đã khiến cho cuộc điều tra của WHO không đạt kết quả mong muốn, và yêu cầu làm sáng tỏ những điểm còn mơ hồ nói chung, hôm 14/05/2021, gần 20 nhà khoa học khác, đa số là người Mỹ, đã công bố một bức thư mới trên tạp chí Mỹ Science, với một lời kêu gọi rất cụ thể: Xem xét lại một cách nghiêm túc hơn giả thuyết virus Sars-CoV-2 xuất phát từ một sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà theo các tác giả, đã bị nhóm điều tra của WHO xem nhẹ khi chỉ dành 4 trên tổng số 313 trang trong báo cáo của họ cho vấn đề này.
Bức thư ngỏ ngày 14/05 đã thu hút sự chú ý đến giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiệm, một giả thuyết mà Bắc Kinh ra sức bác bỏ vì liên quan trực tiếp đến Viện Virus Học Vũ Hán tại Trung Quốc, mà Vũ Hán lại chính là nơi xuất phát đại dịch Covid-19 đang tàn phá hành tinh.
Trong một bài phân tích ngày 14/05 vừa qua, đài phát thanh Pháp France Info đã đi sâu vào tìm hiểu trở lại căn nguyên của giả thuyết về việc virus gây dịch Covid-19 thoát ra từ phòng thí nghiệm - cụ thể là ở Vũ Hán - sau một sự cố, và nhất là cách thức mà giả thuyết này phát triển từ khi hình thành cho đến hiện nay.
Tháng 03/2020: Xuất hiện nghi vấn về phòng thí nghiệm Vũ Hán
Theo FranceInfo, ngay từ tháng 03/2020, khi dịch Covid-19 khởi đầu từ Vũ Hán và bắt đầu lan rộng trên thế giới và được Tổ Chức Y Tế Thế Giới chính thức gọi là đại dịch, một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế, trong đó có một nữ khoa học gia Ấn Độ, đã đặt ra nghi vấn về vai trò đáng ngờ của Viện Virus Học Vũ Hán.
Nhóm khoa học quốc tế, có tên là Drastic, đã được thành lập để truy tìm nguồn gốc con virus gây dịch bệnh. Trong một phóng sự của chương trình “Đặc Phái Viên” của đài truyền hình Pháp France 2 phát ngày 11/03 vừa qua, một người trong nhóm là bà Monali Rahalkar, một nhà vi sinh vật học tại Viện Nghiên Cứu Agharkar (Ấn Độ), đã nhấn mạnh một điểm cơ bản: “Chúng ta biết rằng dịch bệnh bắt đầu ở Vũ Hán, và cũng biết rằng virus đến từ một loài dơi. Nhưng tất cả những con dơi đó đều sống ở Vân Nam, miền nam Trung Quốc, cách Vũ Hán hơn 1.000 km.”
Sau một số nghiên cứu, bà Rahalkar đã nhanh chóng nhận ra rằng trong nhiều năm, các nhà khoa học tại Viện Virus Học Vũ Hán (WIV) đã nhiều lần đến Vân Nam này để lấy mẫu các loại virus corona. Câu hỏi đặt ra là phải chăng con virus gây dịch đã được đưa từ Vân Nam về Vũ Hán trong những chuyến đi lấy mẫu.
Ngoài ra, chính bà Thạch Chánh Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc Viện Virus Học Vũ Hán, ngay từ năm 2013, đã phát hiện ra môt mẫu virus corona thu thập tại Vân Nam rất gần với Sars-CoV-2. Theo bà Thạch, loại virus đó - được đặt tên là RaTG13 - giống với virus gây bệnh Covid-19 đến 96%.
Virus thất thoát tại Vũ Hán do bất cẩn?
Ngay sau khi nghiên cứu của bà Thạch Chánh Lệ được nêu bật, một số nhà khoa học đã tự hỏi là phải chăng một sự bất cẩn đã tạo điều kiện cho virus thoát ra khỏi phòng thí nghiệm và lây lan ở thành phố Vũ Hán.
Trả lời nhóm làm phóng sự về virus Vũ Hán của đài truyền hình Pháp, giáo sư Nikolai Petrovsky, thuộc Đại học Úc Flinders, cho rằng không thể bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này.
Ông nói: “Khi liên kết tất cả các sự kiện với nhau, ta không thể không đặt ra câu hỏi này. Tôi mong rằng giả thuyết đó hoàn toàn không đúng sự thật, nhưng càng xem xét kỹ, ta càng thấy rằng thật vô trách nhiệm khi nói rằng khả năng đó hoàn toàn không thể xẩy ra.”
Vào tháng 5 năm 2020, trong một cuộc họp báo. tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố là đã nhìn thấy bằng chứng liên kết virus gây dịch với một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi mà nó có thể đã thoát ra ngoài một cách tình cờ. Tuy nhiên, ông Trump không tiết lộ thêm bất kỳ chi tiết nào, chỉ nói rằng Mỹ đang tiếp tục điều tra.
Trước đó ít lâu, ngày 14/04/2020, nhật báo Mỹ The Washington Post tiết lộ rằng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã nhiều lần cử các nhà ngoại giao đến thăm Viện Virus Học Vũ Hán, từ tháng 01 đến tháng 03/2018. Sau đó, các phái viên Mỹ đã gửi hai bức điện về Washington để cảnh báo về những thiếu sót của phòng thí nghiệm Vũ Hán về mặt an toàn và quản lý.
Các quan sát của họ cho thấy là công việc của các nhân viên phòng thí nghiệm tạo ra nguy cơ virus corona từ dơi lây truyền sang người để gây ra một đại dịch tương tự như dịch viêm phổi cấp tính Sars.
Tháng 01/2021: Điều tra của WHO ở Vũ Hán "loại" khả năng sự cố trong phòng thí nghiệm
Sau nhiều tháng đàm phán với chính phủ Trung Quốc, một nhóm gồm mười nhà khoa học (đến từ các quốc gia khác nhau) do WHO chỉ định đã đến Trung Quốc vào cuối tháng 01/2021 để tiến hành một cuộc điều tra. Mục tiêu của họ là tìm cách xác định nguồn gốc của đại dịch. Nhóm nghiên cứu bao gồm các chuyên gia về bệnh đường hô hấp và bệnh truyền nhiễm, virus học, dịch tễ học và các chuyên gia làm việc về sự lây truyền bệnh từ động vật sang người.
Tại chỗ, nhóm đã bị Trung Quốc làm khó, chỉ cho truy cập hạn chế vào các dữ liệu nhạy cảm, những nơi được đến thăm cũng bị giới hạn. Cuối cùng họ cũng đến được khu chợ Vũ Hán và phòng thí nghiệm virus học nổi tiếng, nhưng luôn bị giám sát.
Sau hai tuần nghiên cứu thực địa, WHO cuối cùng đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 09/02 để đánh dấu sự kết thúc của cuộc điều tra tại Vũ Hán. Trưởng đoàn là ông Peter Ben Embarek khi ấy cho rằng “ giả thuyết về virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm rất khó xảy ra”.
Tuyên bố này khiến nhiều nhà khoa học ngỡ ngàng: Họ nhấn mạnh rằng nhóm của WHO không có quyền truy cập trực tiếp vào các dữ liệu thiết yếu như mẫu bệnh phẩm từ những bệnh nhân đầu tiên, hồ sơ đầy đủ của các phòng thí nghiệm... Về phần mình, Hoa Kỳ đã cho biết sẽ không chấp nhận những kết luận khi chưa xác minh được.
Trên thực tế, theo Franceinfo, nội dung các phát biểu của phái đoàn điều tra của WHO đã được đàm phán từ trước với các nhà khoa học Trung Quốc.
Tháng 02/2021: WHO điều chỉnh kết luận sau khi bị chỉ trích
Đối mặt với những lời chỉ trích, tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã buộc phải xem xét lại các kết luận của phái đoàn điều tra. Ngày 12/02, sau khi nói chuyện với nhóm điều tra, ông công khai xác định: “ Mọi giả thuyết đều để ngỏ và cần được nghiên cứu thêm”.
Bản thân trưởng đoàn điều tra Peter Ben Embarek cũng xác nhận rằng phái đoàn quốc tế không thể khẳng định điều gì chắc chắn vì chưa thực hiện kiểm tra toàn bộ phòng thí nghiệm: “Chúng tôi đã bỏ giả thuyết đó - (tức là khả năng virus thất thoát khỏi phòng thí nghiệm) - nhưng nó vẫn còn trong vòng nghiên cứu. Chúng tôi không hề nói rằng đây là một khả năng không thể xẩy ra”
. Sau “trục trặc” ngoại giao kể trên, 26 nhà khoa học đã ký một bức thư ngỏ, được báo Pháp Le Monde đăng tải, kêu gọi một cuộc điều tra mới "sâu rộng và đáng tin cậy" hơn, không loại trừ bất kỳ giả thuyết nào. Họ cũng yêu cầu được truy cập trực tiếp vào các mẫu và hồ sơ có liên quan để hiểu điều gì đã xảy ra.
Tháng 05/2021: Giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm nổi cộm lại
Trong bức thư đăng trên tạp chí Science của Mỹ, các nhà khoa học đã kêu gọi kiểm tra lại giả thuyết sự cố trong phòng thí nghiêm một cách “khách quan” và “minh bạch”. Theo các chuyên gia này, một cuộc điều tra như vậy nên được một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện để “giảm thiểu tác động của các xung đột lợi ích”.
Bức thư được công bố chỉ vài hôm sau tiết lộ trên mạng Twitter về ba công trình nghiên cứu được thực hiện ngay tại Viện Virus Học Vũ Hán. Theo nhật báo Le Monde ngày 14/05, đó là “ba luận án, lần lượt được bảo vệ vào năm 2014, 2017 và 2019, mà cho đến nay chưa bao giờ được công bố”.
Được đăng trên tài khoản Twitter của một nhà khoa học ẩn danh lấy tên là The Seeker (“Người Tìm Kiếm”), các công trình này đặc biệt cho thấy những bất cập trong các dữ liệu do viện cung cấp kể từ khi bắt đầu đại dịch
- “về số lượng và bản chất của virus corona” được lưu giữ trong phòng thí nghiệm,
- “về các thí nghiệm được tiến hành” trên các virus này và
- “về tính toàn vẹn của các chuỗi gene virus đã được công bố”.
Các nghi ngờ đặc biệt liên quan đến loại virus RaTG13.
Vào tháng 7 năm 2020, một vài tháng sau khi công bố trình tự gien của loại virus này, nhà virus học Thạch Chánh Lệ đã khẳng định trên tạp chí Science rằng đó thực sự là một loại virus đã được biết đến: Ra4991, mà bộ gen đã được chia sẻ vào năm 2016.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vừa được tiết lộ trên Twitter đã phản bác ý kiến đó. Sự khác biệt được thấy trên protein Spike, cho phép virus xâm nhập vào các tế bào của vật chủ, như nhận xét của nhà virus học Etienne Decroly trên báo Le Monde.
Ngoài ra, vào tháng 11 năm 2020, phòng thí nghiệm Vũ Hán tuyên bố có lưu trữ tám đoạn gen được thu thập cùng lúc với RaTG13 tại một khu mỏ bỏ hoang ở tỉnh Vân Nam, những chuỗi gen hiện vẫn chưa được công bố. Thế nhưng, theo Le Monde, “ba bản luận án cho thấy ít nhất là còn có một loại virus corona khác mà sự tồn tại chưa được tiết lộ, được lưu giữ tại WIV”.
Sau cùng, Viện Virus Học Vũ Hán đã khẳng định rằng nguyên nhân khiến cho 3 công nhân bị chết trong chuyến nghiên cứu bắt đầu vào năm 2012 đến từ một loại nấm gây bệnh. Theo Le Monde, thông tin này đã bị các luận án được tiết lộ phản bác, khi cho thấy Viện Virus Vũ Hán đã làm nhiều phân tích hơn là số được chính thức loan báo.
RFI