duyanh
05-17-2021, 12:23 PM
COVID-19 tại ASEAN đến hết 16/5: Singapore trở thành điểm nóng; Thái Lan vượt 100.000 ca
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 16/5, các quốc gia thuộc khối ASEAN ghi nhận tổng số người mắc COVID-19 từ đầu dịch lên khoảng 3.692.375 ca, trong đó có khoảng 73.217 trường hợp tử vong.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/Thai-Lan-doi-mat-voi-tinh-trang-khan-hiem-giuong-benh-do-bung-phat-dich-COVID-19-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par Cat Box/Shutterstock)
Singapore hiện là điểm nóng dịch bệnh COVID-19 của ASEAN
Ngày 16/5 vừa qua, quốc gia này thông báo ghi nhận thêm khoảng 465 trường hợp mắc COVID-19, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh ở Singapore lên 27.356 trường hợp.
Trước tình hình này, giới chức sân bay đã phải thông báo rằng Cảng hàng không Changi sẽ phân hành khách đến từ các nước có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc với nhân viên cũng như các hành khách khác. Theo đó, các chuyến bay từ những quốc gia có nguy cơ lây lan cao sẽ được bố trí lối đi xuống máy bay riêng và hành khách trên các chuyến bay này sẽ sử dụng các khu vực nhập cảnh, băng chuyền hành lý và nhà vệ sinh riêng.
Những hành khách này cũng sẽ được giám sát chặt chẽ trong suốt thời gian di chuyển ở sân bay và họ sẽ được làm xét nghiệm COVID-19 khi đến tại các địa điểm riêng biệt. Ngoài ra, có khoảng 8.000 nhân viên văn phòng làm việc trong các tòa nhà nhà ga hành khách của sân bay Changi sẽ được xét nghiệm COVID-19 trong vài ngày tới. Nơi làm việc của nhân viên trong các khu vực này, như nhân viên nhập cư, cũng sẽ được làm vách ngăn và phân cách theo khu vực.
Bên cạnh đó, sẽ có các khu vực nghỉ ngơi riêng biệt cho các nhóm làm việc khác nhau và những người trong khu vực giao dịch với hành khách từ các khu vực có nguy cơ cao hơn sẽ được phục vụ ăn uống tại chỗ. Hơn nữa, tất cả nhân viên sân bay làm việc ở các vị trí có nguy cơ lây lan COVID-19 cao hơn sẽ được xét nghiệm 7 ngày/lần, bất kể tình trạng tiêm vắc-xin của họ như thế nào, thay vì 14 ngày hiện nay.
Theo CAAS (Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore), có gần 10.000 người làm việc tại sân bay đã được xét nghiệm kể từ ngày 9/5. Trong số này, 35 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và không ai trong số họ thuộc trường hợp nghiêm trọng. Tính đến nay, khoảng 90% nhân viên hàng không tuyến đầu đã được tiêm vắc-xin.
Sân bay Changi đã trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất của Singapore, với 68 ca mắc tính đến hết ngày 15/5. Singapore còn có 12 ổ dịch khác, trong đó có các ổ dịch lớn liên quan đến bệnh viện Tan Tock Seng và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Theo Bộ giáo dục Singapore, 7 trường học ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 ở Singapore sẽ chuyển sang học trực tuyến từ ngày 17-28/5.
Số ca nhiễm bệnh tại Thái Lan vượt mốc 100.000 ca
Số ca nhiễm COVID-19 tại Thái Lan đã vượt mốc 100.000 ca khi giới chức ngày 16/5 đã ghi nhận thêm 2.302 ca nhiễm mới cùng 24 ca tử vong do dịch bệnh.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở Thái Lan đầu năm 2020, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 101.447 ca nhiễm, trong đó có khoảng 589 ca tử vong.
Liên quan đến các ổ dịch trong các nhà tù, tối 15/5 vừa qua, Cục Cải huấn Thái Lan cho hay đã có thêm 1.219 tù nhân được phát hiện mắc COVID-19 tại 3 trại giam ở vùng Bangkok mở rộng. Tính đến nay, đã có gần 5.000 tù nhân trên toàn quốc được xác nhận mắc bệnh.
Ngoài ra, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh bản đồ phân vùng các tỉnh có bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó giảm số lượng các tỉnh thuộc Vùng đỏ sẫm thuộc diện kiểm soát tối đa xuống còn 4 tỉnh là Bangkok, Nonthaburi, Samat Prakan và Pathum Thani. Các tỉnh còn lại gồm 17 tỉnh thuộc Vùng đỏ và 56 tỉnh thuộc Vùng da cam.
Từ ngày 17/5, Thái Lan sẽ cho phép các trung tâm thương mại và cửa hàng mua sắm được hoạt động trở lại. Nước này sẽ rút ngắn bớt 1 giờ lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 23h hôm trước tới 4h sáng hôm sau, thay vì từ 22h như trước đó. Tuy nhiên, Thái Lan đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay chở khách quốc tế cho đến cuối tháng 6 trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đang giảm dần.
Lào “mạnh tay” ngăn chặn nhập cảnh trái phép
Chiều hôm 16/5 vừa qua, Bộ Y tế Lào thông báo nước này đã ghi nhận thêm 21 ca mắc COVID-19, trong đó có 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 10 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Sau 25 ngày áp dụng lệnh phong tỏa, thủ đô Viêng Chăn của Lào vẫn ghi nhận 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt, Viêng Chăn tiếp tục xuất hiện các điểm mắc mới với những ca bệnh mất dấu F0. Ngoài ra, Lào đang ẩn chứa các nguy cơ lây lan từ các ổ dịch chưa được truy vết triệt để, đặc biệt từ các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Trước tình hình dịch bệnh tại các nước láng giềng (đặc biệt là Thái Lan) đang diễn biến ngày càng phức tạp, chính quyền các cấp của Lào đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép, trong đó không phạt các công dân Lào lao động trái phép ở nước ngoài trở về nước, tăng cường tuần tra biên giới và nghiêm trị các trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc tiếp tay cho hoạt động nhập cảnh trái phép.
Bộ Công An Lào mới vừa ra quyết định tước quân tịch, tước vĩnh viễn toàn bộ phúc lợi và chế độ của 2 sĩ quan công an ở tỉnh Savannakhet do đã tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép.
Tại cuộc họp báo chiều 16/5, đại diện Bộ Y tế Lào cảnh báo tình trạng người mắc COVID-19 là trẻ em và phụ nữ đang gia tăng, đồng thời cho hay Bộ Y tế đang chuẩn bị nhân sự nhằm sẵn sàng đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3 tại Lào.
Tính đến nay, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 1.591 ca nhiễm, trong đó có trên 1.400 trường hợp là lây nhiễm cộng đồng.
Phan Anh (tổng hợp)
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 16/5, các quốc gia thuộc khối ASEAN ghi nhận tổng số người mắc COVID-19 từ đầu dịch lên khoảng 3.692.375 ca, trong đó có khoảng 73.217 trường hợp tử vong.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/04/Thai-Lan-doi-mat-voi-tinh-trang-khan-hiem-giuong-benh-do-bung-phat-dich-COVID-19-1.jpg
(Ảnh minh họa: Par Cat Box/Shutterstock)
Singapore hiện là điểm nóng dịch bệnh COVID-19 của ASEAN
Ngày 16/5 vừa qua, quốc gia này thông báo ghi nhận thêm khoảng 465 trường hợp mắc COVID-19, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh ở Singapore lên 27.356 trường hợp.
Trước tình hình này, giới chức sân bay đã phải thông báo rằng Cảng hàng không Changi sẽ phân hành khách đến từ các nước có nguy cơ cao nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc với nhân viên cũng như các hành khách khác. Theo đó, các chuyến bay từ những quốc gia có nguy cơ lây lan cao sẽ được bố trí lối đi xuống máy bay riêng và hành khách trên các chuyến bay này sẽ sử dụng các khu vực nhập cảnh, băng chuyền hành lý và nhà vệ sinh riêng.
Những hành khách này cũng sẽ được giám sát chặt chẽ trong suốt thời gian di chuyển ở sân bay và họ sẽ được làm xét nghiệm COVID-19 khi đến tại các địa điểm riêng biệt. Ngoài ra, có khoảng 8.000 nhân viên văn phòng làm việc trong các tòa nhà nhà ga hành khách của sân bay Changi sẽ được xét nghiệm COVID-19 trong vài ngày tới. Nơi làm việc của nhân viên trong các khu vực này, như nhân viên nhập cư, cũng sẽ được làm vách ngăn và phân cách theo khu vực.
Bên cạnh đó, sẽ có các khu vực nghỉ ngơi riêng biệt cho các nhóm làm việc khác nhau và những người trong khu vực giao dịch với hành khách từ các khu vực có nguy cơ cao hơn sẽ được phục vụ ăn uống tại chỗ. Hơn nữa, tất cả nhân viên sân bay làm việc ở các vị trí có nguy cơ lây lan COVID-19 cao hơn sẽ được xét nghiệm 7 ngày/lần, bất kể tình trạng tiêm vắc-xin của họ như thế nào, thay vì 14 ngày hiện nay.
Theo CAAS (Cơ quan Hàng không dân dụng Singapore), có gần 10.000 người làm việc tại sân bay đã được xét nghiệm kể từ ngày 9/5. Trong số này, 35 người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và không ai trong số họ thuộc trường hợp nghiêm trọng. Tính đến nay, khoảng 90% nhân viên hàng không tuyến đầu đã được tiêm vắc-xin.
Sân bay Changi đã trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất của Singapore, với 68 ca mắc tính đến hết ngày 15/5. Singapore còn có 12 ổ dịch khác, trong đó có các ổ dịch lớn liên quan đến bệnh viện Tan Tock Seng và Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Theo Bộ giáo dục Singapore, 7 trường học ghi nhận các ca nhiễm COVID-19 ở Singapore sẽ chuyển sang học trực tuyến từ ngày 17-28/5.
Số ca nhiễm bệnh tại Thái Lan vượt mốc 100.000 ca
Số ca nhiễm COVID-19 tại Thái Lan đã vượt mốc 100.000 ca khi giới chức ngày 16/5 đã ghi nhận thêm 2.302 ca nhiễm mới cùng 24 ca tử vong do dịch bệnh.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện ở Thái Lan đầu năm 2020, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 101.447 ca nhiễm, trong đó có khoảng 589 ca tử vong.
Liên quan đến các ổ dịch trong các nhà tù, tối 15/5 vừa qua, Cục Cải huấn Thái Lan cho hay đã có thêm 1.219 tù nhân được phát hiện mắc COVID-19 tại 3 trại giam ở vùng Bangkok mở rộng. Tính đến nay, đã có gần 5.000 tù nhân trên toàn quốc được xác nhận mắc bệnh.
Ngoài ra, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan đã điều chỉnh bản đồ phân vùng các tỉnh có bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó giảm số lượng các tỉnh thuộc Vùng đỏ sẫm thuộc diện kiểm soát tối đa xuống còn 4 tỉnh là Bangkok, Nonthaburi, Samat Prakan và Pathum Thani. Các tỉnh còn lại gồm 17 tỉnh thuộc Vùng đỏ và 56 tỉnh thuộc Vùng da cam.
Từ ngày 17/5, Thái Lan sẽ cho phép các trung tâm thương mại và cửa hàng mua sắm được hoạt động trở lại. Nước này sẽ rút ngắn bớt 1 giờ lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 23h hôm trước tới 4h sáng hôm sau, thay vì từ 22h như trước đó. Tuy nhiên, Thái Lan đã gia hạn lệnh cấm các chuyến bay chở khách quốc tế cho đến cuối tháng 6 trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này đang giảm dần.
Lào “mạnh tay” ngăn chặn nhập cảnh trái phép
Chiều hôm 16/5 vừa qua, Bộ Y tế Lào thông báo nước này đã ghi nhận thêm 21 ca mắc COVID-19, trong đó có 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 10 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Sau 25 ngày áp dụng lệnh phong tỏa, thủ đô Viêng Chăn của Lào vẫn ghi nhận 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt, Viêng Chăn tiếp tục xuất hiện các điểm mắc mới với những ca bệnh mất dấu F0. Ngoài ra, Lào đang ẩn chứa các nguy cơ lây lan từ các ổ dịch chưa được truy vết triệt để, đặc biệt từ các trường hợp nhập cảnh trái phép.
Trước tình hình dịch bệnh tại các nước láng giềng (đặc biệt là Thái Lan) đang diễn biến ngày càng phức tạp, chính quyền các cấp của Lào đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn người nhập cảnh trái phép, trong đó không phạt các công dân Lào lao động trái phép ở nước ngoài trở về nước, tăng cường tuần tra biên giới và nghiêm trị các trường hợp nhập cảnh trái phép hoặc tiếp tay cho hoạt động nhập cảnh trái phép.
Bộ Công An Lào mới vừa ra quyết định tước quân tịch, tước vĩnh viễn toàn bộ phúc lợi và chế độ của 2 sĩ quan công an ở tỉnh Savannakhet do đã tiếp tay cho người nhập cảnh trái phép.
Tại cuộc họp báo chiều 16/5, đại diện Bộ Y tế Lào cảnh báo tình trạng người mắc COVID-19 là trẻ em và phụ nữ đang gia tăng, đồng thời cho hay Bộ Y tế đang chuẩn bị nhân sự nhằm sẵn sàng đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3 tại Lào.
Tính đến nay, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 1.591 ca nhiễm, trong đó có trên 1.400 trường hợp là lây nhiễm cộng đồng.
Phan Anh (tổng hợp)