duyanh
05-15-2021, 01:12 PM
18 nhà khoa học hàng đầu kêu gọi kiểm tra lại nguồn gốc của Covid-19
Hãng tin Reuters ngày 14/5 đưa tin, virus viêm phổi Vũ Hán lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và đã giết chết ít nhất 3,34 triệu người trên toàn thế giới. Đồng thời đại dịch còn khiến thế giới mất đi nguồn thu nhập hàng ngàn tỷ USD và phá vỡ cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/02/phongnghiencuuP4.jpg
Phòng thí nghiệm virus cấp 4 P4 duy nhất của Trung Quốc nằm tại Vũ Hán (Ảnh: Weibo)
Cộng đồng khoa học quốc tế ngày càng đổ lỗi cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về đại dịch Covid-19. Ngày 13/5, 18 nhà khoa học hàng đầu đã công bố một bức thư trên tạp chí “Science”, kêu gọi một cuộc điều tra độc lập mới, về tất cả các nguồn có thể sinh ra virus, gồm cả khả năng virus được thả ra từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán.
Theo báo cáo của “Capitol Hill”, một nhóm quốc tế gồm 18 nhà sinh học, nhà miễn dịch học nổi tiếng và những người khác đến từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ, đã chỉ ra trong thư rằng không có bằng chứng rõ ràng ủng hộ về nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng hai lý thuyết đã không được xem xét một cách cân bằng.
“Với tư cách là các nhà khoa học có chuyên môn liên quan, chúng tôi đồng ý với nhận thức chung của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, Hoa Kỳ, 13 quốc gia khác và Liên minh châu Âu, rằng việc điều tra nguồn gốc của đại dịch này là cần thiết và khả thi.” Các nhà khoa học nói rằng: “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc các giả định về nguồn gốc tự nhiên của virus hay nguồn gốc trong phòng thí nghiệm cho đến khi có đủ dữ liệu. Các cuộc điều tra thích hợp phải minh bạch và khách quan, dựa trên các dữ liệu, gồm kiến thức chuyên môn sâu rộng, chịu sự giám sát độc lập và quản lý có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tác động trước các xung đột về lợi ích.”
Bức thư đầu tiên nêu rõ rằng vào ngày 30/12/2019, “Chương trình Giám sát Dịch bệnh Mới nổi” đã thông báo cho thế giới về căn bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu tác nhân gây bệnh, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2), cơ chế truyền nhiễm, sinh bệnh. Đồng thời giảm thiểu nó thông qua vắc xin và các liệu pháp điều trị, cũng như các can thiệp không dùng thuốc.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều cuộc điều tra hơn nữa, nhằm xác định nguyên nhân gốc rễ của đại dịch. Cả hai lý thuyết virus phát tán ngẫu nhiên từ phòng thí nghiệm và lý thuyết lây nhiễm từ động vật sang người vẫn có thể xảy ra. Hiểu được cách Covid-19 xuất hiện là chìa khóa giúp giảm nguy cơ dịch bệnh trong tương lai.
Tháng 5/2020, Đại hội Y tế Thế giới đã yêu cầu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp chặt chẽ với các đối tác, nhằm xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Vào tháng 11, các điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu chung giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và WHO đã được ban hành. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc thu thập và tổng hợp thông tin, dữ liệu và mẫu trong giai đoạn đầu nghiên cứu.
Những thành viên còn lại của nhóm cũng dựa trên phân tích này. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng chứng minh sự nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng họ lại đánh giá việc lây nhiễm từ động vật sang vật chủ trung gian là “rất có thể xảy ra”, trong khi tai nạn trong phòng thí nghiệm là điều “cực kỳ khó xảy ra.”
Ngoài ra, hai lý thuyết này cũng không được xem xét một cách cân bằng. Trong báo cáo này và phụ lục dài 313 trang của nó, chỉ có 4 trang nói về khả năng virus bắt nguồn từ tai nạn rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Điều đáng chú ý là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom nhận xét rằng báo cáo đã không xem xét đầy đủ các bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm và cần cung cấp thêm các nguồn lực để đánh giá đầy đủ hơn về khả năng này.
Cuối thư, chúng ta lưu ý rằng khi đại dịch bắt đầu, các bác sĩ, nhà khoa học, nhà báo và người dân Trung Quốc đã chia sẻ những thông tin quan trọng về sự lây lan của chủng virus này với thế giới. Họ thường phải trả giá rất đắt cho việc này. Chúng ta nên thể hiện cùng một quyết tâm trong việc theo đuổi sự thật.
Trước bức thư này, một số tuyên bố công khai tương tự của các nhóm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, đã kêu gọi mở lại một cuộc điều tra minh bạch hơn.
WHO và ĐCSTQ đã phối hợp công bố một báo cáo đầy đủ về nguồn gốc của virus vào tháng 3, nói rằng virus rất có thể nhảy từ động vật trung gian sang người. Báo cáo nói rằng virus “rất khó” thoát khỏi Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Do thiếu thông tin đầy đủ, các nhà điều tra không thể xác định chính xác cách thức và thời điểm lây lan của chủng virus ban đầu.
Báo cáo đã bị nghi ngờ rộng rãi. Người ta tin rằng các nhà chức trách ĐCSTQ đã hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu gốc. Điều này ảnh hưởng đến tính minh bạch của cuộc điều tra.
Lưu ý: 18 nhà khoa học lần lượt là: Ông Jesse D. Bloom; cô Yujia Alina Chan; ông Ralph S. Baric; bà Pamela J. Bjorkman; bà Sarah Cobey; ông Benjamin E. Deverman; ông David N. Fisman; ông Ravindra Gupta; cô Akiko Iwasaki; ông Marc Lipsitch; ông Ruslan Medzhitov; ông Richard A. Neher; ông Rasmus Nielsen; ông Nick Patterson; ông Tim Stearns; ông Erik van Nimwegen; ông Michael Worobey; ông David A. Relman.
Họ lần lượt đến từ:
– Khoa học Cơ bản và Sinh học Tính toán, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Seattle, Hoa Kỳ;
– Viện Nghiên cứu Y khoa Howard Hughes, Chase Chevrolet, Tiến sĩ Y khoa Hoa Kỳ;
– Viện Nghiên cứu Broad thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard, Trung tâm Khoa học Tâm thần Stanley thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ;
– Khoa Dịch tễ học, Khoa vi sinh và Miễn dịch học thuộc Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học và Kỹ thuật Sinh học thuộcViện Công nghệ California, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh thái và Tiến hóa, Đại học Chicago, Hoa Kỳ;
– Học viện Y tế Công cộng Dalla Lana, thuộc Đại học Toronto, Canada;
– Viện Miễn dịch Trị liệu và Các bệnh Truyền nhiễm Cambridge, tại Cambridge, Vương quốc Anh;
– Khoa Sinh học Miễn dịch, Trường Y Đại học Yale, Hoa Kỳ;
– Khoa Miễn dịch học và Bệnh Truyền nhiễm, Khoa Dịch tễ học, và Trung tâm Động thái Bệnh Truyền nhiễm, thuộc Trường Y tế Công cộng TH Chan Harvard, Hoa Kỳ;
– Biozentrum Thụy Sĩ, Đại học Basel và Viện Tin sinh học Thụy Sĩ;
– Khoa Sinh học tổng hợp và khoa thống kê, Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học Tiến hóa Nhân loại, Đại học Harvard, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học và Di truyền, Đại học Stanford, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh thái và Sinh học Tiến hóa, Đại học Arizona, Hoa Kỳ;
– Khoa Y, Khoa Vi sinh và Miễn dịch học, Trường Y Đại học Stanford, Trung tâm An ninh và Hợp tác Quốc tế của Đại học Stanford, Hoa Kỳ.
Theo thông tin do hệ thống tình báo Hoa Kỳ cung cấp, chính quyền của cựu Tổng thống Trump tin rằng rất có thể virus đã bị rò rỉ từ Viện Virus Vũ Hán. ĐCSTQ đã cực lực phủ nhận khả năng này.
Tiêu Nhiên, Vision Times
Hãng tin Reuters ngày 14/5 đưa tin, virus viêm phổi Vũ Hán lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và đã giết chết ít nhất 3,34 triệu người trên toàn thế giới. Đồng thời đại dịch còn khiến thế giới mất đi nguồn thu nhập hàng ngàn tỷ USD và phá vỡ cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/02/phongnghiencuuP4.jpg
Phòng thí nghiệm virus cấp 4 P4 duy nhất của Trung Quốc nằm tại Vũ Hán (Ảnh: Weibo)
Cộng đồng khoa học quốc tế ngày càng đổ lỗi cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về đại dịch Covid-19. Ngày 13/5, 18 nhà khoa học hàng đầu đã công bố một bức thư trên tạp chí “Science”, kêu gọi một cuộc điều tra độc lập mới, về tất cả các nguồn có thể sinh ra virus, gồm cả khả năng virus được thả ra từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán.
Theo báo cáo của “Capitol Hill”, một nhóm quốc tế gồm 18 nhà sinh học, nhà miễn dịch học nổi tiếng và những người khác đến từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Thụy Sĩ, đã chỉ ra trong thư rằng không có bằng chứng rõ ràng ủng hộ về nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng hai lý thuyết đã không được xem xét một cách cân bằng.
“Với tư cách là các nhà khoa học có chuyên môn liên quan, chúng tôi đồng ý với nhận thức chung của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, Hoa Kỳ, 13 quốc gia khác và Liên minh châu Âu, rằng việc điều tra nguồn gốc của đại dịch này là cần thiết và khả thi.” Các nhà khoa học nói rằng: “Chúng ta phải xem xét nghiêm túc các giả định về nguồn gốc tự nhiên của virus hay nguồn gốc trong phòng thí nghiệm cho đến khi có đủ dữ liệu. Các cuộc điều tra thích hợp phải minh bạch và khách quan, dựa trên các dữ liệu, gồm kiến thức chuyên môn sâu rộng, chịu sự giám sát độc lập và quản lý có trách nhiệm, nhằm giảm thiểu tác động trước các xung đột về lợi ích.”
Bức thư đầu tiên nêu rõ rằng vào ngày 30/12/2019, “Chương trình Giám sát Dịch bệnh Mới nổi” đã thông báo cho thế giới về căn bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà khoa học đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tìm hiểu tác nhân gây bệnh, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng virus Corona 2 (SARS-CoV-2), cơ chế truyền nhiễm, sinh bệnh. Đồng thời giảm thiểu nó thông qua vắc xin và các liệu pháp điều trị, cũng như các can thiệp không dùng thuốc.
Tuy nhiên, vẫn cần nhiều cuộc điều tra hơn nữa, nhằm xác định nguyên nhân gốc rễ của đại dịch. Cả hai lý thuyết virus phát tán ngẫu nhiên từ phòng thí nghiệm và lý thuyết lây nhiễm từ động vật sang người vẫn có thể xảy ra. Hiểu được cách Covid-19 xuất hiện là chìa khóa giúp giảm nguy cơ dịch bệnh trong tương lai.
Tháng 5/2020, Đại hội Y tế Thế giới đã yêu cầu Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp chặt chẽ với các đối tác, nhằm xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Vào tháng 11, các điều khoản tham chiếu cho nghiên cứu chung giữa Trung Quốc (ĐCSTQ) và WHO đã được ban hành. Nhóm nghiên cứu Trung Quốc thu thập và tổng hợp thông tin, dữ liệu và mẫu trong giai đoạn đầu nghiên cứu.
Những thành viên còn lại của nhóm cũng dựa trên phân tích này. Nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng chứng minh sự nguồn gốc tự nhiên của virus hoặc do tai nạn trong phòng thí nghiệm. Nhưng họ lại đánh giá việc lây nhiễm từ động vật sang vật chủ trung gian là “rất có thể xảy ra”, trong khi tai nạn trong phòng thí nghiệm là điều “cực kỳ khó xảy ra.”
Ngoài ra, hai lý thuyết này cũng không được xem xét một cách cân bằng. Trong báo cáo này và phụ lục dài 313 trang của nó, chỉ có 4 trang nói về khả năng virus bắt nguồn từ tai nạn rò rỉ trong phòng thí nghiệm. Điều đáng chú ý là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom nhận xét rằng báo cáo đã không xem xét đầy đủ các bằng chứng hỗ trợ cho lý thuyết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm và cần cung cấp thêm các nguồn lực để đánh giá đầy đủ hơn về khả năng này.
Cuối thư, chúng ta lưu ý rằng khi đại dịch bắt đầu, các bác sĩ, nhà khoa học, nhà báo và người dân Trung Quốc đã chia sẻ những thông tin quan trọng về sự lây lan của chủng virus này với thế giới. Họ thường phải trả giá rất đắt cho việc này. Chúng ta nên thể hiện cùng một quyết tâm trong việc theo đuổi sự thật.
Trước bức thư này, một số tuyên bố công khai tương tự của các nhóm nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, đã kêu gọi mở lại một cuộc điều tra minh bạch hơn.
WHO và ĐCSTQ đã phối hợp công bố một báo cáo đầy đủ về nguồn gốc của virus vào tháng 3, nói rằng virus rất có thể nhảy từ động vật trung gian sang người. Báo cáo nói rằng virus “rất khó” thoát khỏi Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. Do thiếu thông tin đầy đủ, các nhà điều tra không thể xác định chính xác cách thức và thời điểm lây lan của chủng virus ban đầu.
Báo cáo đã bị nghi ngờ rộng rãi. Người ta tin rằng các nhà chức trách ĐCSTQ đã hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu gốc. Điều này ảnh hưởng đến tính minh bạch của cuộc điều tra.
Lưu ý: 18 nhà khoa học lần lượt là: Ông Jesse D. Bloom; cô Yujia Alina Chan; ông Ralph S. Baric; bà Pamela J. Bjorkman; bà Sarah Cobey; ông Benjamin E. Deverman; ông David N. Fisman; ông Ravindra Gupta; cô Akiko Iwasaki; ông Marc Lipsitch; ông Ruslan Medzhitov; ông Richard A. Neher; ông Rasmus Nielsen; ông Nick Patterson; ông Tim Stearns; ông Erik van Nimwegen; ông Michael Worobey; ông David A. Relman.
Họ lần lượt đến từ:
– Khoa học Cơ bản và Sinh học Tính toán, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Seattle, Hoa Kỳ;
– Viện Nghiên cứu Y khoa Howard Hughes, Chase Chevrolet, Tiến sĩ Y khoa Hoa Kỳ;
– Viện Nghiên cứu Broad thuộc Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard, Trung tâm Khoa học Tâm thần Stanley thuộc Đại học Harvard, Hoa Kỳ;
– Khoa Dịch tễ học, Khoa vi sinh và Miễn dịch học thuộc Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học và Kỹ thuật Sinh học thuộcViện Công nghệ California, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh thái và Tiến hóa, Đại học Chicago, Hoa Kỳ;
– Học viện Y tế Công cộng Dalla Lana, thuộc Đại học Toronto, Canada;
– Viện Miễn dịch Trị liệu và Các bệnh Truyền nhiễm Cambridge, tại Cambridge, Vương quốc Anh;
– Khoa Sinh học Miễn dịch, Trường Y Đại học Yale, Hoa Kỳ;
– Khoa Miễn dịch học và Bệnh Truyền nhiễm, Khoa Dịch tễ học, và Trung tâm Động thái Bệnh Truyền nhiễm, thuộc Trường Y tế Công cộng TH Chan Harvard, Hoa Kỳ;
– Biozentrum Thụy Sĩ, Đại học Basel và Viện Tin sinh học Thụy Sĩ;
– Khoa Sinh học tổng hợp và khoa thống kê, Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học Tiến hóa Nhân loại, Đại học Harvard, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh học và Di truyền, Đại học Stanford, Hoa Kỳ;
– Khoa Sinh thái và Sinh học Tiến hóa, Đại học Arizona, Hoa Kỳ;
– Khoa Y, Khoa Vi sinh và Miễn dịch học, Trường Y Đại học Stanford, Trung tâm An ninh và Hợp tác Quốc tế của Đại học Stanford, Hoa Kỳ.
Theo thông tin do hệ thống tình báo Hoa Kỳ cung cấp, chính quyền của cựu Tổng thống Trump tin rằng rất có thể virus đã bị rò rỉ từ Viện Virus Vũ Hán. ĐCSTQ đã cực lực phủ nhận khả năng này.
Tiêu Nhiên, Vision Times