duyanh
05-09-2021, 11:43 AM
Bill Gates phản đối việc chia sẻ công thức vắc-xin COVID-19
https://img.ntdvn.com/2021/05/ntdvn_gettyimages-1252191631-1.jpg
UNSPECIFIED - 24 tháng 6: Trong màn trình diễn này, Bill Gates phát biểu trong buổi biểu diễn All In WA: A Concert For COVID-19 Relief vào ngày 24 tháng 6 năm 2020 tại Washington. (Ảnh của Getty Images / Getty Images for All In WA)
Trong cuộc phỏng vấn với SkyNews hôm 2/5, khi được hỏi về việc có thể chia sẻ công thức vaccine Covid-19 với các quốc gia đang phát triển hay không, tỷ phú Bill Gates đã trả lời "không". Ông cho rằng không thể chuyển giao công nghệ vaccine cho "các nước nghèo" nếu không có "tài trợ" và "chuyên môn" của Mỹ.
Ông Gates nói: "Chỉ có vài nhà máy sản xuất vaccine trên toàn thế giới nơi mọi người tuân thủ nghiêm túc quy định an toàn. Việc chuyển vaccine, chẳng hạn từ một nhà máy ở Mỹ sang cơ sở ở Ấn Độ, là điều mới mẻ, chỉ có thể diễn ra với sự hỗ trợ và chuyên môn của chúng ta"
Ông Bill Gates cho rằng nếu Mỹ không chi khoản tiền lớn để chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển sẽ không thể nào sản xuất được vaccine Covid-19.
Trái với tuyên bố của ông Gates, Ấn Độ là một trong những quốc gia thể hiện trình độ công nghệ vượt trội trong phát triển và sản xuất để trở thành trung tâm vaccine của thế giới. Ấn Độ đã xuất khẩu vaccine ra toàn cầu tới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, theo đó cấm xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài. Và điều này khiến Ấn Độ bị thiếu các thành phần quan trọng để đảm bảo tốc độ sản xuất vaccine.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres coi hoạt động xuất khẩu vaccine của Ấn Độ là "tài sản tốt nhất thế giới đang có "để chống lại đại dịch Covid-19”. Và New Delhi đã đạt được thành tích này dựa trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Có thể thấy tuyên bố của ông Bill Gates là trái ngược hẳn với thành tích thực tế của Ấn Độ trong thời gian qua. Và tuyên bố của vị tỷ phú được cho là thể hiện thái độ coi trọng lợi nhuận từ vaccine, thay vì cứu sống hàng triệu người trên Thế giới. Các nước phát triển như Mỹ đang tích trữ lượng vaccine nhiều hơn mức họ cần và không giúp được gì trong lúc Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Được biết, quỹ Bill & Melinda Gates đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào hoạt động sản xuất vaccine. Quỹ này đang sở hữu lượng cổ phần trị giá 40 triệu đôla Mỹ của CureVac, hãng dược phẩm Đức phát triển vaccine Covid-19 mang tên CVnCoV, và thu lợi nhuận hàng chục triệu đôla.
Về phía chính quyền Hoa Kỳ, ông Biden sau khi chịu áp lực lớn từ nhiều phía, thúc giục loại bỏ chính sách bảo hộ đối với các nhà sản xuất vaccine, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia giàu có bị chỉ trích là tích trữ vaccine Covid-19 trong khi những nước nghèo hơn lâm vào thảm cảnh. Vào ngày ngày 5/5 vừa qua, chính quyền ông Biden cho biết Hoa Kỳ ủng hộ dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế với vaccine Covid-19 để chấm dứt đại dịch.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi quyết định của Mỹ là "mang tính lịch sử" và đánh dấu "một mốc to lớn trong cuộc chiến chống Covid-19". Tuy vậy, các cuộc đàm phán "sẽ mất nhiều thời gian do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra quyết định dựa trên sự đồng thuận".
Tâm Di
https://img.ntdvn.com/2021/05/ntdvn_gettyimages-1252191631-1.jpg
UNSPECIFIED - 24 tháng 6: Trong màn trình diễn này, Bill Gates phát biểu trong buổi biểu diễn All In WA: A Concert For COVID-19 Relief vào ngày 24 tháng 6 năm 2020 tại Washington. (Ảnh của Getty Images / Getty Images for All In WA)
Trong cuộc phỏng vấn với SkyNews hôm 2/5, khi được hỏi về việc có thể chia sẻ công thức vaccine Covid-19 với các quốc gia đang phát triển hay không, tỷ phú Bill Gates đã trả lời "không". Ông cho rằng không thể chuyển giao công nghệ vaccine cho "các nước nghèo" nếu không có "tài trợ" và "chuyên môn" của Mỹ.
Ông Gates nói: "Chỉ có vài nhà máy sản xuất vaccine trên toàn thế giới nơi mọi người tuân thủ nghiêm túc quy định an toàn. Việc chuyển vaccine, chẳng hạn từ một nhà máy ở Mỹ sang cơ sở ở Ấn Độ, là điều mới mẻ, chỉ có thể diễn ra với sự hỗ trợ và chuyên môn của chúng ta"
Ông Bill Gates cho rằng nếu Mỹ không chi khoản tiền lớn để chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển sẽ không thể nào sản xuất được vaccine Covid-19.
Trái với tuyên bố của ông Gates, Ấn Độ là một trong những quốc gia thể hiện trình độ công nghệ vượt trội trong phát triển và sản xuất để trở thành trung tâm vaccine của thế giới. Ấn Độ đã xuất khẩu vaccine ra toàn cầu tới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, theo đó cấm xuất khẩu nguyên liệu thô ra nước ngoài. Và điều này khiến Ấn Độ bị thiếu các thành phần quan trọng để đảm bảo tốc độ sản xuất vaccine.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres coi hoạt động xuất khẩu vaccine của Ấn Độ là "tài sản tốt nhất thế giới đang có "để chống lại đại dịch Covid-19”. Và New Delhi đã đạt được thành tích này dựa trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa AstraZeneca và Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Có thể thấy tuyên bố của ông Bill Gates là trái ngược hẳn với thành tích thực tế của Ấn Độ trong thời gian qua. Và tuyên bố của vị tỷ phú được cho là thể hiện thái độ coi trọng lợi nhuận từ vaccine, thay vì cứu sống hàng triệu người trên Thế giới. Các nước phát triển như Mỹ đang tích trữ lượng vaccine nhiều hơn mức họ cần và không giúp được gì trong lúc Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Được biết, quỹ Bill & Melinda Gates đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào hoạt động sản xuất vaccine. Quỹ này đang sở hữu lượng cổ phần trị giá 40 triệu đôla Mỹ của CureVac, hãng dược phẩm Đức phát triển vaccine Covid-19 mang tên CVnCoV, và thu lợi nhuận hàng chục triệu đôla.
Về phía chính quyền Hoa Kỳ, ông Biden sau khi chịu áp lực lớn từ nhiều phía, thúc giục loại bỏ chính sách bảo hộ đối với các nhà sản xuất vaccine, đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia giàu có bị chỉ trích là tích trữ vaccine Covid-19 trong khi những nước nghèo hơn lâm vào thảm cảnh. Vào ngày ngày 5/5 vừa qua, chính quyền ông Biden cho biết Hoa Kỳ ủng hộ dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ bằng sáng chế với vaccine Covid-19 để chấm dứt đại dịch.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi quyết định của Mỹ là "mang tính lịch sử" và đánh dấu "một mốc to lớn trong cuộc chiến chống Covid-19". Tuy vậy, các cuộc đàm phán "sẽ mất nhiều thời gian do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra quyết định dựa trên sự đồng thuận".
Tâm Di