PDA

View Full Version : Vac-xin Covid-19: Mỹ muốn bỏ quyền bảo hộ sáng chế, châu Âu dè dặt, ngành dược phản đối



duyanh
05-08-2021, 12:18 PM
Vac-xin Covid-19: Mỹ muốn bỏ quyền bảo hộ sáng chế, châu Âu dè dặt, ngành dược phản đối



https://s.rfi.fr/media/display/9e6b65ce-af2f-11eb-9db4-005056a9b1a7/w:1280/p:16x9/AP21126576194697.webp (https://s.rfi.fr/media/display/9e6b65ce-af2f-11eb-9db4-005056a9b1a7/w:1280/p:16x9/AP21126576194697.webp)

Vac-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh minh họa chụp tại một trung tâm tiêm chủng ở Paris, Pháp, ngày 06/05/2021. AP - Michel Euler

Tuyên bố của chính quyền Mỹ ngày 05/05/2021 ủng hộ việc bãi bỏ quyền bảo hộ bằng sáng chế vac-xin Covid 19 đã làm dấy lên một làn sóng hoan nghênh ở rất nhiều nơi trên thế giới, nhưng lại vấp phải phản ứng dè dặt từ châu Âu và dĩ nhiên là thái độ cực lực phản đối của các tập đoàn dược phẩm, chủ nhân của các phát minh.

Mọi sự bắt đầu từ tuyên bố ủng hộ việc tạm hoãn bảo vệ "bản quyền" thuốc ngừa Covid-19 được bà đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai loan báo hôm thứ Tư 05/05, thể hiện điều được giới quan sát cho là một thay đổi lập trường 180 độ của Washington trên vấn đề bằng sáng chế vac-xin, chủ yếu trong tay các tập đoàn dược phẩm Mỹ.

Ý tưởng từng được Ấn Độ và Nam Phi đề xuất với Tổ Chức Thương Mại Thế Giới từ năm 2020, đã lập tức được tổng giám đốc định chế này, bà Ngozi Okonjo-Iweala "nhiệt liệt hoan nghênh". Bà đồng thời thúc giục Ấn Độ và Nam Phi, nhanh chóng đề xuất văn bản sửa đổi để chuyển lên cho tổ chức thông qua.

Lãnh đạo Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng nói đến một "quyết định lịch sử", trong lúc một phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc thì ca ngợi một cử chỉ cho phép chia sẻ vac-xin Covid cho các nước nghèo đang rất cần.

Về phía các quốc gia, vài giờ sau tuyên bố của Mỹ, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cho biết ông "hoàn toàn ủng hộ việc bãi bỏ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ" đối với vac-xin, và cần phải biến vac-xin này trở thành "sở hữu công cộng toàn cầu".
Tuyên bố của tổng thống Pháp đáng chú ý vì chỉ mới đây thôi, ngày 23/04, ông còn phản đối việc dỡ bỏ sở hữu trí tuệ ngay lập tức, giải thích rằng vấn đề thực ra là chuyển giao công nghệ.
Ngay sau đó, Nga cũng bày tỏ quan điểm tương tự. "Tất nhiên, Nga sẽ ủng hộ cách tiếp cận như vậy", ông Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp về đại dịch được phát trên truyền hình, đồng thời thúc giục chính phủ Nga xem xét khả năng này.

Tuy nhiên, không phải là ai cũng mặn mà với việc bãi bỏ bản quyền của vac-xin ngừa Covid. Liên Hiệp Châu Âu, qua lời của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen không tuyên bố ủng hộ mà chỉ "sẵn sàng thảo luận" đề xuất của Mỹ nhằm tăng tốc sản xuất và phân phối vac-xin.

Nếu Liên Âu nói chung có thái độ dè dặt, thì Đức và Thụy Sĩ có phản ứng chống đối rõ nét hơn. Vào hôm qua, 06/05, chính phủ của bà Angela Merkel bày tỏ sự dè dặt mạnh mẽ đối với đề xuất do Mỹ hậu thuẫn, cho rằng bản quyền vac-xin nên tiếp tục được "bảo hộ".
Đồng tình với Đức là Thụy Sĩ, nơi ngành công nghiệp dược phẩm có trọng lượng kinh tế lớn. Theo chính quyền nước này, việc đình chỉ bảo hộ bằng sáng chế sẽ không giúp gì cho việc "tiếp cận công bằng, giá cả phải chăng và nhanh chóng đối với vac-xin, thuốc trị và sản phẩm chẩn đoán chống lại Covid-19".

Lập luận của Thụy Sĩ cũng là quan điểm của các viện bào chế. Hãng dược phẩm BioNTech của Đức đã đánh giá rằng bản quyền bằng sáng chế vac-xin chống Covid-19 không phải là yếu tố hạn chế việc sản xuất và cung cấp vac-xin được tập đoàn Pfizer của Mỹ phát triễn. Đối với BioNTech, một biện pháp như vậy sẽ không có tác dụng "trong ngắn hạn và trung hạn".

Liên Đoàn Công Nghiệp Dược Phẩm Quốc Tế (IFPMA), đại diện cho ngành công nghiệp dược phẩm đã không ngần ngại tỏ thái độ thất vọng trước thộng báo của chính quyền Biden, cho rằng đó "phản ứng thô thiển và sai lạc đối với một vấn đề phức tạp".

Dẫu sao thì theo giới phân tích, việc đình chỉ bảo hộ sáng chế vac-xin có thể cho phép tăng tốc sản xuất trên toàn cầu để chống lại một đại dịch Covid-19 đang tiếp tục tàn phá và đã cướp đi sinh mạng của hơn 3 triệu người trên thế giới.
---------
Ý kiến độc giả :

Chính quyền Joe Biden chính là khuôn đúc của ĐCSTQ, thích áp đụng phương châm "Cứu cánh biện minh cho phương tiện" (Để đạt mục đích thì dù phương tiện xấu xa nào cũng đều dùng được) để giỡ trò cướp bóc chiếm đoạt những gì mình không làm ra hoặc có được. Tại sao các nước nghèo không chịu mua mắc nợ vaccine của các hãng Pfizer, Moderna hay Johnson & Johnson mà lại thích cướp công thức bào chế của các hãng này ? Ỷ lại mình nghèo khổ, đen đủi, thất học, bất tài để đòi hỏi, chèn ép người tốt bụng hay sao ? Luật của thiên nhiên đã được ghi trong kinh điển rằng : "Tu gagneras ton pain à la sueur de ton front" [Gen 3:19] (Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn). Tại sao không đổ mồ hôi mà lại đòi hưởng ??
Dưới sự lãnh đạo của tên giả hình Joe Biden, nước Mỹ nay mai sẽ trở nên một nồi cháo hổn tạp chỉ có thể nuôi sống bọn chó tạp ăn chứ loài người khó chấp nhận nổi. Hiện nay đang có những Bọn Lưu Manh như bầy chó dữ được dung túng đi đốt nhà cướp của và giết người theo sở thích của chúng. Mong sao những kẻ ủng hộ chính quyền Biden được bầy chó dữ BLM này ban cho vài chai xăng cháy nhà, hoặc vài lưỡi dao đâm lút cán vào bụng để mở mắt giác ngộ !

JB Trường Sơn