giavui
05-06-2021, 09:40 PM
Hoa Kỳ Cần Đối Phó Mạnh Mẽ Với Trung Quốc
https://img.i-scmp.com/cdn-cgi/image/fit=contain,width=1098,format=auto/sites/default/files/styles/1200x800/public/d8/images/methode/2021/05/05/fba8f272-accf-11eb-9c9f-63ba12e765d1_image_hires_004439.jpg?itok=z8osm1io&v=1620146688 (https://img.i-scmp.com/cdn-cgi/image/fit=contain,width=1098,format=auto/sites/default/files/styles/1200x800/public/d8/images/methode/2021/05/05/fba8f272-accf-11eb-9c9f-63ba12e765d1_image_hires_004439.jpg?itok=z8osm1io&v=1620146688)
Trung Quốc là đề tài chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Luân Đôn
Tuần lễ đầu tháng 5 vừa qua, Ngoại Trưởng của các quốc gia trong khối G7 đã có một hội nghị tại Luân Đôn. Khối G7 được thành lập từ năm 1975, bao gồm những quốc gia giầu có, thịnh vượng: Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Ý. Nga được gia nhập vào năm 1997 nhưng đã bị loại sau khi Nga cưỡng chiếm Crimea từ Ukraine. Trung Quốc thì chưa bao giờ được gia nhập khối G7 mặc dù quốc gia này có nền kinh tế phồn thịnh đứng thứ hai trên thế giới. Hội nghị bàn về nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, nhân quyền, an ninh thế giới... Năm nay, với tư cách là Chủ Tịch khối G7, Ngoại Trưởng Dominic Raab của Anh Quốc tuyên bố “Đây là cơ hội cho những nước dân chủ thể hiện sự thống nhất để giải quyết những vấn đề thách thức và những mối đe dọa đang gia tăng trên thế giới.” Ngày 3/5 Thứ Hai vừa qua, trong một cuộc họp báo sau khi G7 thảo luận về vấn đề Trung Quốc, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tuyên bố chung với Ngoại Trưởng Dominic Raab: “Mục đích của chúng tôi là không nhằm kiềm chế hoặc chống lại Trung Quốc. Chúng tôi sẽ bảo vệ trật tự thế giới dựa trên nguyên tắc quốc tế trước những nỗ lực của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc trong mục đích nhằm lật đổ chính quyền của một quốc gia khác.”
Trong cuộc phỏng vấn cách đây mấy ngày với nhà báo Norah O’Donnell, người điều khiển chương trình 60 Minutes của CBS, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã khẳng định
-Mục đích của chính quyền Joe Biden là không kiềm chế Trung Quốc nhưng bảo vệ trật tự thế giới dựa trên quan hệ quốc tế.
Cô Norah O’Donnell hỏi
- Tôi hiểu ông nói rằng kiềm chế Trung Quốc không phải là mục tiêu của chính quyền nhưng ông có bao giờ thấy Trung Quốc quyết đoán và tấn công về mặt quân sự không?
Antony Blinken trả lời
- Không, những gì chúng tôi chứng kiến trong nhiều năm qua là Trung Quốc đàn áp ở trong nước mạnh hơn là khiêu chiến ở nước ngoài.
Ông Ngoại Trưởng này không nắm vững vấn đề. Hiện tại Trung Quốc đang có nhiều hoạt động mang tính gây hấn ở Biển Đông.
https://1.bp.blogspot.com/X1VtHl8qRnqZDjdRkN_u5uk36GUS7B7KxPpNGmFMsN-DWEyBMQIkXJqPS2gG3-Tq3MhvjrRAEcGJ-Rw_Gg=w1200-h630-p-k-no-nu (https://1.bp.blogspot.com/X1VtHl8qRnqZDjdRkN_u5uk36GUS7B7KxPpNGmFMsN-DWEyBMQIkXJqPS2gG3-Tq3MhvjrRAEcGJ-Rw_Gg=w1200-h630-p-k-no-nu)
Norah O’Donnell hỏi tiếp
- Theo ông, mục tiêu của Trung Quốc là gì?
Antony Blinken trả lời
- Tôi nghĩ rằng, với thời gian, Trung Quốc tin tưởng rằng họ có thể và họ sẽ trở nên quốc gia thống trị thế giới.
Ngoại Trưởng Antony Blinken cảnh báo là Trung Quốc có khả năng vượt qua Hoa Kỳ, giành quyền lãnh đạo thế giới nhưng ông ta và Joe Biden lại không muốn kiềm chế Trung Quốc mà còn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc.
Chủ nghĩa “Tân Thực Dân” của Trung Quốc
Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissenger đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kế hoạch hỗ trợ Trung Quốc, một quốc gia được vực dậy từ một nền kinh tế kiệt quệ trong thập niên 70 lên một cường quốc như ngày nay. Bốn mươi năm trước, khi đỡ đầu cho Trung Quốc, Hoa Kỳ đã hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một đồng minh trong hàng ngũ những quốc gia dân chủ, tôn trọng công lý và hòa bình. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã lầm, thay vì yểm trợ cho một Trung Hoa Quốc Gia thì lại xoay chiều qua Trung Quốc, một quốc gia do đảng cộng sản cai trị. Hậu quả là giờ đây Trung Cộng trở thành mối hiểm họa cho Hoa Kỳ và thế giới.
Trong nỗ lực đẩy mạnh tham vọng thống trị thế giới, năm 2013 Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến “Một Vòng Đai – Một Con Đường.” Tới nay đã có 140 quốc gia trên thế giới từ khắp năm châu gia nhập vào kế hoạch “Một Vòng Đai – Một Con Đường.” Trên nguyên tắc Trung Quốc sẽ giúp nhiều quốc gia vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm nhằm phát triển kinh tế cho quốc gia sở tại. Nhưng thực chất đây là một hình thức cướp bóc, nhiều nhà phê bình đã lên án Trung Quốc lừa dối các nước nghèo, nhằm đưa lao động Trung Quốc tới làm việc tại những quốc gia này. Hầu hết các quốc gia đối tác đều có nguy cơ bị khủng hoảng kinh tế vì chi phí cho dự án lên tới nhiều tỷ dollars. Trường hợp điển hình là chính quyền Sri Lanka đã phải thế chấp căn cứ hải quân quan trọng của họ là Hambantota cho Trung Quốc trong một hợp đồng thuê 99 năm nhằm trừ món nợ khổng lồ do xây hải cảng và phi trường. Đây là một hình thức chiếm đoạt cho mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc (theo Center for Strategics and International Study.)
Theo điều tra của Sunday Times: Trong thời gian 2 năm qua, đầu tư vào Anh Quốc của Trung Hoa đã tăng lên tới 40% so với năm 2019. Nhiều công ty do đảng cộng sản Trung Quốc điều hành tiết lộ đã sở hữu nhiều cổ phần trong các dự án như Thames Water, sân bay Heathrow và mạng lưới điện lực của Anh Quốc. Một ước tính cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi ra 135 tỷ bảng Anh, tương đương khoảng hơn 187 tỷ dollars để mua các cơ sở hạ tầng, trường học, . . . Sunday Times cũng cho biết thêm là có nhiều khoản đầu tư không thể xác định được, do đó sự xâm lấn đầu tư của Trung Quốc còn có thể cao hơn nhiều. Hai nhà cựu lãnh đạo của của Anh Quốc là Tony Blair và Sir Iain Duncan Smith đã phê bình “Điều này chứng tỏ chính quyền của chúng ta đã thất bại. Và rất nguy hiểm vì ngày nay Trung Quốc đang kiểm soát những lãnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của đất nước chúng ta. Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất và duy nhất đối với Anh Quốc và thế giới tự do.”
Giới lãnh đạo ngoại giao hung hăng của Trung Quốc
Trong cuộc họp cấp ngoại giao của Hoa Kỳ và Trung Quốc vào giữa tháng Ba tại Anchorage, Alaska, Dương Khiết Trì, Trưởng Ban Đối Ngoại của Chính Trị Bộ Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ bằng những lời phê bình gay gắt, ông ta cho rằng Hoa Kỳ không có đủ tư cách đạo đức và cũng không ở thế mạnh để có thể chỉ trích Trung Quốc. Cũng trong tháng Ba này, tại Caracas, Venezuela, Vương Nghị, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc đã yêu cầu lãnh đạo ngoại giao của quốc gia này đeo khẩu trang và giữ im lặng trong buổi họp vì họ đã gọi đại dịch là “Wuhan virus.” Khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus, Trung Quốc đáp trả bằng biện pháp hạn chế nhập cảng một loạt hàng của Úc như thịt bò, than đá, lúa mạch và rượu vang. Tháng Ba năm ngoái, khi đại dịch đang lên tới đỉnh điểm, nhà ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc đã tung tin cáo buộc quân đội Hoa Kỳ đem đại dịch đến Wuhan khi tới tham gia một chương trình đấu thể thao vào tháng 10 năm 2019. Lời buộc tội vô căn cứ này nằm trong chiến dịch phổ biến thông tin sai lệch về đại dịch Wuhan nhằm đánh lạc hướng cuộc điều tra. Nói chung, phong cách của các nhà ngoại giao Trung Quốc là hiếu chiến, hung hăng, xuyên tạc, đe dọa đối phương để đạt được mục đích của họ (theo The Epoch Times.)
Cuối tháng Tư vừa qua, Trung Tướng Scott Berrier, Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng đã điều trần tại Thượng Viện là Trung Quốc đang tìm cách tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh để bảo vệ dự án Một Vành Đai – Một Con Đường của họ, nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở nối kết Trung Quốc với phần lớn các nước đang phát triển hoặc đã phát triển trên thế giới. Thượng Nghị Sĩ Jim Inhofe (R-OK) khẳng định rằng đây là tham vọng quân sự của Trung Quốc. Ông ta nói thêm “Trong một thời gian dài, người Hoa Kỳ chúng ta đã tin tưởng rằng những gì chúng ta có là tốt nhất, nhưng thời điểm này thì không đúng nữa vì Trung Quốc hiện nay đã và đang tiến hành kế hoạch toàn cầu hóa quân sự. Đây là điều đáng lo ngại.” Trong khi Hoa Kỳ bị sa lầy vào cuộc chiến Afghanistan trong 20 năm qua thì Trung Quốc đã dồn mọi nỗ lực phát triển quân sự và thương mại để củng cố thế đứng trên chính trường quốc tế.
Trước hiểm họa cộng sản Trung Quốc, Hoa Kỳ cần có những hành động cụ thể, rõ ràng và mạnh mẽ hơn là những lời phê bình chỉ trích suông. Người dân Hoa Kỳ có thể tin tưởng vào chính sách ngoại giao của chính quyền Joe Biden không?
Kim Nguyễn
May 06-2021
https://img.i-scmp.com/cdn-cgi/image/fit=contain,width=1098,format=auto/sites/default/files/styles/1200x800/public/d8/images/methode/2021/05/05/fba8f272-accf-11eb-9c9f-63ba12e765d1_image_hires_004439.jpg?itok=z8osm1io&v=1620146688 (https://img.i-scmp.com/cdn-cgi/image/fit=contain,width=1098,format=auto/sites/default/files/styles/1200x800/public/d8/images/methode/2021/05/05/fba8f272-accf-11eb-9c9f-63ba12e765d1_image_hires_004439.jpg?itok=z8osm1io&v=1620146688)
Trung Quốc là đề tài chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Luân Đôn
Tuần lễ đầu tháng 5 vừa qua, Ngoại Trưởng của các quốc gia trong khối G7 đã có một hội nghị tại Luân Đôn. Khối G7 được thành lập từ năm 1975, bao gồm những quốc gia giầu có, thịnh vượng: Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp và Ý. Nga được gia nhập vào năm 1997 nhưng đã bị loại sau khi Nga cưỡng chiếm Crimea từ Ukraine. Trung Quốc thì chưa bao giờ được gia nhập khối G7 mặc dù quốc gia này có nền kinh tế phồn thịnh đứng thứ hai trên thế giới. Hội nghị bàn về nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, nhân quyền, an ninh thế giới... Năm nay, với tư cách là Chủ Tịch khối G7, Ngoại Trưởng Dominic Raab của Anh Quốc tuyên bố “Đây là cơ hội cho những nước dân chủ thể hiện sự thống nhất để giải quyết những vấn đề thách thức và những mối đe dọa đang gia tăng trên thế giới.” Ngày 3/5 Thứ Hai vừa qua, trong một cuộc họp báo sau khi G7 thảo luận về vấn đề Trung Quốc, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tuyên bố chung với Ngoại Trưởng Dominic Raab: “Mục đích của chúng tôi là không nhằm kiềm chế hoặc chống lại Trung Quốc. Chúng tôi sẽ bảo vệ trật tự thế giới dựa trên nguyên tắc quốc tế trước những nỗ lực của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc trong mục đích nhằm lật đổ chính quyền của một quốc gia khác.”
Trong cuộc phỏng vấn cách đây mấy ngày với nhà báo Norah O’Donnell, người điều khiển chương trình 60 Minutes của CBS, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã khẳng định
-Mục đích của chính quyền Joe Biden là không kiềm chế Trung Quốc nhưng bảo vệ trật tự thế giới dựa trên quan hệ quốc tế.
Cô Norah O’Donnell hỏi
- Tôi hiểu ông nói rằng kiềm chế Trung Quốc không phải là mục tiêu của chính quyền nhưng ông có bao giờ thấy Trung Quốc quyết đoán và tấn công về mặt quân sự không?
Antony Blinken trả lời
- Không, những gì chúng tôi chứng kiến trong nhiều năm qua là Trung Quốc đàn áp ở trong nước mạnh hơn là khiêu chiến ở nước ngoài.
Ông Ngoại Trưởng này không nắm vững vấn đề. Hiện tại Trung Quốc đang có nhiều hoạt động mang tính gây hấn ở Biển Đông.
https://1.bp.blogspot.com/X1VtHl8qRnqZDjdRkN_u5uk36GUS7B7KxPpNGmFMsN-DWEyBMQIkXJqPS2gG3-Tq3MhvjrRAEcGJ-Rw_Gg=w1200-h630-p-k-no-nu (https://1.bp.blogspot.com/X1VtHl8qRnqZDjdRkN_u5uk36GUS7B7KxPpNGmFMsN-DWEyBMQIkXJqPS2gG3-Tq3MhvjrRAEcGJ-Rw_Gg=w1200-h630-p-k-no-nu)
Norah O’Donnell hỏi tiếp
- Theo ông, mục tiêu của Trung Quốc là gì?
Antony Blinken trả lời
- Tôi nghĩ rằng, với thời gian, Trung Quốc tin tưởng rằng họ có thể và họ sẽ trở nên quốc gia thống trị thế giới.
Ngoại Trưởng Antony Blinken cảnh báo là Trung Quốc có khả năng vượt qua Hoa Kỳ, giành quyền lãnh đạo thế giới nhưng ông ta và Joe Biden lại không muốn kiềm chế Trung Quốc mà còn tỏ ra sẵn sàng chấp nhận sự thống trị của Trung Quốc.
Chủ nghĩa “Tân Thực Dân” của Trung Quốc
Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissenger đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kế hoạch hỗ trợ Trung Quốc, một quốc gia được vực dậy từ một nền kinh tế kiệt quệ trong thập niên 70 lên một cường quốc như ngày nay. Bốn mươi năm trước, khi đỡ đầu cho Trung Quốc, Hoa Kỳ đã hy vọng rằng Trung Quốc sẽ trở thành một đồng minh trong hàng ngũ những quốc gia dân chủ, tôn trọng công lý và hòa bình. Tuy nhiên Hoa Kỳ đã lầm, thay vì yểm trợ cho một Trung Hoa Quốc Gia thì lại xoay chiều qua Trung Quốc, một quốc gia do đảng cộng sản cai trị. Hậu quả là giờ đây Trung Cộng trở thành mối hiểm họa cho Hoa Kỳ và thế giới.
Trong nỗ lực đẩy mạnh tham vọng thống trị thế giới, năm 2013 Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến “Một Vòng Đai – Một Con Đường.” Tới nay đã có 140 quốc gia trên thế giới từ khắp năm châu gia nhập vào kế hoạch “Một Vòng Đai – Một Con Đường.” Trên nguyên tắc Trung Quốc sẽ giúp nhiều quốc gia vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm nhằm phát triển kinh tế cho quốc gia sở tại. Nhưng thực chất đây là một hình thức cướp bóc, nhiều nhà phê bình đã lên án Trung Quốc lừa dối các nước nghèo, nhằm đưa lao động Trung Quốc tới làm việc tại những quốc gia này. Hầu hết các quốc gia đối tác đều có nguy cơ bị khủng hoảng kinh tế vì chi phí cho dự án lên tới nhiều tỷ dollars. Trường hợp điển hình là chính quyền Sri Lanka đã phải thế chấp căn cứ hải quân quan trọng của họ là Hambantota cho Trung Quốc trong một hợp đồng thuê 99 năm nhằm trừ món nợ khổng lồ do xây hải cảng và phi trường. Đây là một hình thức chiếm đoạt cho mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc (theo Center for Strategics and International Study.)
Theo điều tra của Sunday Times: Trong thời gian 2 năm qua, đầu tư vào Anh Quốc của Trung Hoa đã tăng lên tới 40% so với năm 2019. Nhiều công ty do đảng cộng sản Trung Quốc điều hành tiết lộ đã sở hữu nhiều cổ phần trong các dự án như Thames Water, sân bay Heathrow và mạng lưới điện lực của Anh Quốc. Một ước tính cho thấy các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi ra 135 tỷ bảng Anh, tương đương khoảng hơn 187 tỷ dollars để mua các cơ sở hạ tầng, trường học, . . . Sunday Times cũng cho biết thêm là có nhiều khoản đầu tư không thể xác định được, do đó sự xâm lấn đầu tư của Trung Quốc còn có thể cao hơn nhiều. Hai nhà cựu lãnh đạo của của Anh Quốc là Tony Blair và Sir Iain Duncan Smith đã phê bình “Điều này chứng tỏ chính quyền của chúng ta đã thất bại. Và rất nguy hiểm vì ngày nay Trung Quốc đang kiểm soát những lãnh vực quan trọng trong hoạt động kinh doanh của đất nước chúng ta. Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất và duy nhất đối với Anh Quốc và thế giới tự do.”
Giới lãnh đạo ngoại giao hung hăng của Trung Quốc
Trong cuộc họp cấp ngoại giao của Hoa Kỳ và Trung Quốc vào giữa tháng Ba tại Anchorage, Alaska, Dương Khiết Trì, Trưởng Ban Đối Ngoại của Chính Trị Bộ Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ bằng những lời phê bình gay gắt, ông ta cho rằng Hoa Kỳ không có đủ tư cách đạo đức và cũng không ở thế mạnh để có thể chỉ trích Trung Quốc. Cũng trong tháng Ba này, tại Caracas, Venezuela, Vương Nghị, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Trung Quốc đã yêu cầu lãnh đạo ngoại giao của quốc gia này đeo khẩu trang và giữ im lặng trong buổi họp vì họ đã gọi đại dịch là “Wuhan virus.” Khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus, Trung Quốc đáp trả bằng biện pháp hạn chế nhập cảng một loạt hàng của Úc như thịt bò, than đá, lúa mạch và rượu vang. Tháng Ba năm ngoái, khi đại dịch đang lên tới đỉnh điểm, nhà ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc đã tung tin cáo buộc quân đội Hoa Kỳ đem đại dịch đến Wuhan khi tới tham gia một chương trình đấu thể thao vào tháng 10 năm 2019. Lời buộc tội vô căn cứ này nằm trong chiến dịch phổ biến thông tin sai lệch về đại dịch Wuhan nhằm đánh lạc hướng cuộc điều tra. Nói chung, phong cách của các nhà ngoại giao Trung Quốc là hiếu chiến, hung hăng, xuyên tạc, đe dọa đối phương để đạt được mục đích của họ (theo The Epoch Times.)
Cuối tháng Tư vừa qua, Trung Tướng Scott Berrier, Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng đã điều trần tại Thượng Viện là Trung Quốc đang tìm cách tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Phi Châu và Châu Mỹ La Tinh để bảo vệ dự án Một Vành Đai – Một Con Đường của họ, nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở nối kết Trung Quốc với phần lớn các nước đang phát triển hoặc đã phát triển trên thế giới. Thượng Nghị Sĩ Jim Inhofe (R-OK) khẳng định rằng đây là tham vọng quân sự của Trung Quốc. Ông ta nói thêm “Trong một thời gian dài, người Hoa Kỳ chúng ta đã tin tưởng rằng những gì chúng ta có là tốt nhất, nhưng thời điểm này thì không đúng nữa vì Trung Quốc hiện nay đã và đang tiến hành kế hoạch toàn cầu hóa quân sự. Đây là điều đáng lo ngại.” Trong khi Hoa Kỳ bị sa lầy vào cuộc chiến Afghanistan trong 20 năm qua thì Trung Quốc đã dồn mọi nỗ lực phát triển quân sự và thương mại để củng cố thế đứng trên chính trường quốc tế.
Trước hiểm họa cộng sản Trung Quốc, Hoa Kỳ cần có những hành động cụ thể, rõ ràng và mạnh mẽ hơn là những lời phê bình chỉ trích suông. Người dân Hoa Kỳ có thể tin tưởng vào chính sách ngoại giao của chính quyền Joe Biden không?
Kim Nguyễn
May 06-2021