PDA

View Full Version : Vì sao Brazil cũng 'vỡ trận' nhưng bị quốc tế thờ ơ?



giavui
05-03-2021, 11:37 PM
Vì sao Brazil cũng 'vỡ trận' nhưng bị quốc tế thờ ơ?




https://i.ytimg.com/vi/KO5uWcITVlI/maxresdefault.jpg

Khác hẳn thái độ với Ấn Độ, cộng đồng quốc tế thờ ơ trước đề nghị cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Jair Bolsonaro, bất chấp Brazil đang rơi vào chuỗi ngày chết chóc chưa từng có.

Giống như Ấn Độ, Brazil cũng đang rơi vào thảm cảnh đại dịch Covid-19. Chỉ trong hai tháng qua, quốc gia Nam Mỹ ghi nhận 140.000 chết vì Covid-19, vượt xa con số nạn nhân tử vong tại Ấn Độ trong cùng giai đoạn.

Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro kêu gọi cộng đồng quốc tế cứu trợ. Một nhóm các thống đốc tiểu bang cũng gửi thư cho Liên Hợp Quốc đề nghị viện trợ nhân đạo.

Trong khi đó, giữa tháng 4, Đại sứ Brazil ở Liên minh châu Âu Marcos Galvao cầu xin khối này giúp đỡ khẩn cấp. "Đây là cuộc chạy đua với thời gian để cứu giúp những mạng người ở Brazil".
Nhưng nếu như Ấn Độ liên tiếp nhận được những khoản hỗ trợ hào phóng và nhanh chóng từ cộng đồng quốc tế, các đối tác đến nay lại không mấy mặn mà với Brazil.

Đa phần đều quay ra chỉ trích những quyết định sai lầm của chính quyền Tổng thống Bolsonaro, theo Washington Post.

Chính sách gây hấn của ông Bolsonaro

Sự trái ngược trong cách phản ứng của quốc tế đối với hai trường hợp Ấn Độ và Brazil cho thấy quốc gia Nam Mỹ đang phải trả giá vì chính sách đối ngoại gây hấn của chính quyền Tổng thống Bolsonaro.

"Điều đã xảy ra ở Brazil là một thảm kịch có thể ngăn chặn. Thảm kịch xảy ra bởi những quyết định chính trị sai lầm. Thay vì tuyên chiến với virus, ông Bolsonaro lại tuyên chiến với khoa học, thuốc men, lý lẽ thông thường, và sinh mạng của con người", một thành viên của Nghị viện châu Âu nói với Đại sứ Galvao.

Hình ảnh quốc tế mà Brazil mất hàng thập kỷ gây dựng - tập trung vào bảo vệ môi trường, thân thiện, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương - đã bị hủy hoại bởi một nhà lãnh đạo từng công kích vô số đối tác quốc tế ngay vào thời khắc Brazil cần sự trợ giúp nhất.

Tổng thống Bolsonaro, vị chính trị gia dân tộc chủ nghĩa cực hữu, lên nắm quyền với đường lối chống lại toàn cầu hóa.

https://znews-photo.zadn.vn/w1920/Uploaded/jaegtn/2021_05_02/Brazil_2.jpg

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro. Ảnh: Getty.

Ông Bolsonaro từng buộc tội các quốc gia châu Âu là thực dân và phá rừng bất hợp pháp. Ông từng chia sẻ một bài đăng trên mạng xã hội châm biếm ngoại hình Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Bolsonaro ủng hộ cáo buộc gian lận bầu cử của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, và là lãnh đạo cuối cùng của G-20 chúc mừng chiến thắng của đương kim Tổng thống Joe Biden.

Suốt nhiều tháng, các thành viên chính quyền Tổng thống Bolsonaro liên tục có những thông điệp mỉa mai vaccine do Trung Quốc sản xuất. Hôm 28/4, bộ trưởng Tài chính Brazil thậm chí nói Trung Quốc "phát minh ra virus".
Từ khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền liên bang Brazil đã nhiều lần hạ thấp sự nguy hiểm của virus. Ông Bolsonaro kêu gọi người dân tiếp tục cuộc sống bình thường. Và rất nhiều người Brazil đã nghe theo lời của vị tổng thống, khiến mọi nỗ lực kiềm chế dịch bệnh của các tiểu bang đều phá sản.

Hơn 400.000 người Brazil thiệt mạng vì virus corona, khiến đại dịch Covid-19 trở thành thảm họa nhân đạo lớn nhất lịch sử đất nước.

Số người chết vì Covid-19 ở Brazil cao thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Chuỗi ngày chết chóc lúc này vẫn đang đeo bám Brazil. Hôm 29/4, Brazil ghi nhận 3.001 người tử vong vì dịch bệnh.

Brazil, từ một đất nước nổi tiếng là bạn bè của gần như mọi quốc gia trên thế giới, nay bỗng cô độc và không còn mấy bằng hữu xung quanh.

"Cả thế giới đang trợ giúp Ấn Độ. Nhưng Bolsonaro đã trở thành một vấn đề quốc tế đến mức không ai muốn giúp ông ấy. Lúc này không nước nào nói về việc giúp đỡ Brazil", Mauricio Santoro, chuyên gia về chính trị tại Đại học Rio de Janeiro, nhận định.

Cộng đồng quốc tế thờ ơ

Nam Mỹ từ lâu được coi là sân sau của Mỹ, trong đó Brazil là một trong những đối tác quan trọng nhất. Nhưng đến lúc này, Washington vẫn tỏ ra thờ ơ với lời kêu gọi của Brasilia.

Khi được hỏi vì sao Mỹ không hỗ trợ khẩn cấp cho Brazil như đối với Ấn Độ, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra một danh sách cứu trợ của nước này cho quốc gia Nam Mỹ, chủ yếu là những gì được gửi đi từ mùa xuân năm 2020, trước khi làn sóng dịch bệnh tồi tệ nhất ập đến.

Danh sách này cho thấy viện trợ của chính phủ Mỹ là 20 triệu USD. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng cho biết các khoản cứu trợ của khu vực tư nhân dành cho Brazil là 75 triệu USD.

Tất cả những khoản hỗ trợ này đều được thực hiện dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Điều này như cho thấy chính quyền đương nhiệm của ông Joe Biden có vẻ làm ngơ Brazil, theo Washington Post.
"Chúng tôi sẽ tích cực làm việc với chính phủ Brazil để thảo luận những nhu cầu của họ và xác định cách thức để tiếp tục hỗ trợ những gì họ cần", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.


https://znews-photo.zadn.vn/w1920/Uploaded/jaegtn/2021_05_02/2021_05_01T111907Z_2039704385_RC2Z6N9DLQCK_RTRMADP _3_HEALTH_CORONAVIRUS_BRAZIL.JPG

Các nữ y tá Brazil trong một cuộc biểu tình ở Brasilia để phản đối tình trạng lây lan dịch Covid-19 và tri ân những nhân viên y tế tuyến đầu. Ảnh: Reuters.

Sau khi hệ thống chăm sóc y tế ở thành phố Manaus sụp đổ, Đức viện trợ khẩn cấp máy thở cho Brazil. EU cùng các thành viên cung cấp cho Brazil 28 triệu USD viện trợ từ khi đại dịch bùng phát.

Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới cũng gửi vaccine Covid-19 cho Brazil thông qua chương trình phân phối công bằng COVAX.
Nhưng ngoài những trợ giúp nhỏ giọt nói trên, phản ứng của cộng đồng quốc tế nhìn chung là lạnh nhạt, khi so sánh với những gì Ấn Độ nhận được.

Thậm chí, ngay cả những chia sẻ thể hiện đoàn kết với chính quyền Tổng thống Bolsonaro cũng cực kỳ thưa thớt.
Tiếp tục khiêu khích Trung Quốc

"Đất nước chúng ta mất đi ảnh hưởng ở nhiều cấp độ", giáo sư quan hệ quốc tế Oliver Stuenkel từ Viện nghiên cứu Getulio Vargas cho biết.

Brazil chưa bao giờ là nước có những hành vi khiến thế giới bất bình. Quốc gia Nam Mỹ có truyền thống theo đuổi chính sách đối ngoại "dễ đoán định", dựa trên xây dựng liên minh, liên kết quốc tế.

Việc Tổng thống Bolsonaro đảo ngược chính sách ngoại giao đa phương chẳng khác nào đẩy Brazil vào một canh bạc mà nước này không đủ khả năng kham nổi.

"Mỹ có thể không hề hấn gì với cách hành xử của ông Trump, bởi họ không cần thế giới nhiều như vậy, họ có thể tự sản xuất vaccine. Nhưng với Brazil, hành vi như thế đặc biệt liều lĩnh, bởi chúng ta phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế. Chúng ta không có sức mạnh cứng, vì thế chúng ta cần chủ nghĩa đa phương", ông Stuenkel nói.


https://znews-photo.zadn.vn/w1920/Uploaded/jaegtn/2021_05_02/brazil_4.jpg

Brazil phụ thuộc vào vaccine từ Trung Quốc. Ảnh: AP.

Trong khi Brazil đang phụ thuộc nặng nề vào vaccine của Trung Quốc, các quan chức chính quyền Bolsonaro liên tục công kích Bắc Kinh và hạ thấp uy tín của vaccine Sinovac do Trung Quốc phát triển.

Chính phủ Trung Quốc cảnh báo sẽ có "hậu quả tiêu cực" nếu những giọng điệu như vậy tiếp diễn.
Hồi tháng 1, lô hàng nguyên liệu sản xuất vaccine từ Trung Quốc tới Brazil đã bị trì hoãn nhiều tuần, truyền thông nghi ngờ thái độ gây hấn của chính quyền Tổng thống Bolsonaro là nguyên nhân.

Tuần qua, Brazil đã từ chối vaccine Sputnik V của Nga, cho rằng quá trình phát triển và thử nghiệm loại vaccine này thiếu minh bạch. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Paulo Guedes một lần nữa công kích vaccine của Trung Quốc.
"Người Trung Quốc đã tạo ra virus. Và vaccine của họ kém hiệu quả hơn nhiều so với vaccine Mỹ", ông Guedes nói.
Đại sứ Trung Quốc Yang Wanming đáp trả, tuyên bố nước này là "nhà cung cấp vaccine và nguyên liệu sản xuất vaccine chính của Brazil".



https://mcloud-bf-2-znews-aka.zdn.vn/gjNTE9cMivw/df72cd9a464ead10f45f/a9621c6461be8ae0d3af/480/4f076403ae4847161e59.mp4?authen=exp=1620188483~acl =/gjNTE9cMivw/*~hmac=a594b9ecd90c388823949b56ff828fad



Duy Anh