PDA

View Full Version : Lịch sử không do " Bên thắng cuộc " viết .



giahamdzui
04-30-2021, 09:41 PM
Lịch sử không do“Bên Thắng Cuộc” viết.



Vào dịp 30 tháng 4 năm 2020 tôi có cho biết là khoảng 4 giờ chiều ngày 30/4/1975, khi đó tôi đang ở Chợ Sài Gòn thì nghe nhiều tiếng nổ lớn như đạn súng cối, từ phía Dinh Độc Lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại…

Năm nay trang BBC đăng bài viết “Xét lại vai trò Tướng Giáp: Một quan điểm viết sử mới tại Việt Nam” từ một quyển sách viết bởi Tiến sĩ Lê Trung Nguyệt là con gái của ông Lê Đức Thọ từng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, người mà quyền lực chỉ đứng sau Tổng Bí Thư Lê Duẩn.
Quan điểm xét lại của bà Lê Trung Nguyệt đã bị Facebooker Huy Đức tác giả “Bên Thắng Cuộc” cho là không đúng sự thật về Tướng Võ Nguyên Giáp, có đoạn ông Huy Đức viết:
“… Cho đến giờ này ít ai biết là ngay chiều 30/4/1975, đã có những loạt súng giận dỗi trong khuôn viên Dinh (Độc Lập) của những người lính thuộc đơn vị được Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ chọn ‘cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập’.
“Cũng trong chiều hôm đấy, Lữ 203 của trung tá Bùi Văn Tùng phải rút về Long Thành nhường Dinh Độc lập cho Sư 7. Lữ 203 thuộc Quân đoàn II, nằm trong đội hình của ‘Cánh quân phía Đông’ dưới quyền tướng Lê Trọng Tấn, vị chỉ huy trung thành với tướng Giáp.”
Trên trang wikipedia về Sư đoàn 7 có viết: “Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư 7 do (Trung Tướng) Lê Nam Phong làm Sư đoàn trưởng, ưu tiên nhiệm vụ cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Ngày 30/4/1975, Sư 7 được Quân đoàn 2 bàn giao tiếp quản Dinh Độc Lập.”
Quả là mỉa mai khi “bên thắng cuộc” không tốn một viên đạn để chiếm Dinh Độc Lập, nhưng ngay sau đó hai phe cánh, một theo tướng Võ Nguyên Giáp và một theo tướng Văn Tiến Dũng, ông Lê Đức Thọ, lại tranh giành công trạng nổ súng vào nhau.
Mất chính danh …
Theo báo chí trong nước Trung Tướng Lê Nam Phong Sư Đoàn 7 đến Dinh Độc Lập chỉ trễ chừng 30 phút khi đó Đại Tướng Dương Văn Minh đã được “hộ tống” đến Đài Phát Thanh để đọc tuyên bố đầu hàng do Trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng soạn.

Những chi tiết nhỏ này có thể giải thích được lý do là ngay từ khoảng 10 giờ 30 phút sáng ngày 30/4/1975, Đài phát thanh Sài Gòn đã liên tục phát đi lời Tướng Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa ngừng bắn để sửa soạn bàn giao cho phía bên kia.

Nhưng sau đó chỉ có lời tuyên bố đầu hàng của Tướng Minh được phát trên Đài Phát thanh Sài Gòn mà không có lấy một buổi lễ bàn giao đơn giản hay một biên bản ký kết bàn giao chính quyền.

Về Công Pháp Quốc Tế biên bản bàn giao là văn bản phía cộng sản được sở hữu đầy đủ giấy tờ chuyển giao quyền lực, quyền tài phán, quan hệ ngoại giao với 77 quốc gia, quyền thừa kế Việt Nam Cộng Hòa về phương diện quốc tế.
Không có biên bản bàn giao nhà cầm quyền cộng sản không thể chứng minh được quyền thừa kế nên đã mất quyền đòi lại những máy bay, tầu thuyền sở hữu của Việt Nam Cộng Hòa sang Thái trong biến cố 30/4/1975, mất đi những sở hữu về bất động sản và những khoản tiền được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ký gửi tại các ngân hàng nước ngoài.
Nhà báo Phạm Cao Phong cho biết hiện Pháp còn giữ khoảng 40 triệu đô la từ thời điểm 1975, giá trị lãi suất và tỷ suất hiện nay gấp nhiều lần con số đó, chưa kể những tài khoản khác của Việt Nam Cộng Hòa đã bị Mỹ phong tỏa.
Việc tranh giành công trạng giữa tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Văn Tiến Dũng, ông Lê Đức Thọ còn ảnh hưởng lâu dài đến thế chính danh thừa kế các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa trước quốc tế.
Hiệp Định Geneve 1954 và Hiệp Định Paris 1973 là những tài liệu vẫn được Quốc Tế cộng nhận, nên nếu Hà Nội có đưa Trung cộng ra tòa án quốc tế để đòi chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì họ khó có thể chứng minh được tính hợp pháp và hợp lý của họ đối với hai quần đảo thuộc Việt Nam Cộng Hòa.

Đại tướng hay Tổng thống …

Cũng theo báo chí trong nước khi đọc lời tuyên bố đầu hàng do Trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng viết Tướng Minh bị yêu cầu phải bắt đầu là: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn…”
Nhưng ông Minh chỉ muốn đọc là: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...”

Phía cộng sản không chịu buộc ông Minh phải đọc là: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn…”.

Không rõ lý do ông Minh từ chối nhận vai trò Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, nhưng “danh có chính thì ngôn mới thuận” bấy lâu nay đã có rất nhiều tranh cãi về tính hợp hiến của ông Minh trong vai trò tổng thống và tính hợp pháp của lời tuyên bố đầu hàng.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có bài viết “Tổng thống Minh và văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam.” ông lập luận rằng Tướng Minh được “lên ngôi” Tổng thống là nằm trong khuôn khổ Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa.
Nhưng nhiều người có quan điểm trái ngược ông Hưng đã cho rằng Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa vội vàng trao chức vụ tổng thống cho tướng Minh, hành động này là vi phạm Hiến pháp.
Điều 56 Hiến pháp qui định rõ:
a) Tổng thống nếu từ nhiệm trước khi dứt nhiệm kỳ, Phó tổng thống sẽ trở thành Tổng thống;
b) Nếu Phó tổng thống cũng từ nhiệm, chức vụ Tổng thống sẽ do Chủ tịch Thượng viện đảm nhiệm, trong thời hạn 3 tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Khi Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, theo điều 56 của Hiến pháp, Chủ tịch Thượng viện bấy giờ là ông Trần Văn Lắm sẽ phải giữ vai trò Tổng thống, và ông Lắm không được giao chức vụ Tổng thống cho ai khác.

Tổng thống chính thức chỉ có thể được quyết định qua một cuộc phổ thông đầu phiếu, các Nghị Sĩ và Dân Biểu Quốc Hội không có thẩm quyền bỏ phiếu quyết định giao chức Tổng thống cho tướng Minh.

Có lập luận khác cho rằng Quốc Hội có quyền sửa Hiến Pháp để công nhận tướng Minh làm Tổng thống, nhưng lập luận này cũng bị cho là vi phạm Hiến Pháp.

Theo Điều 105 quyết định tu chính Hiến Pháp phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Quốc Hội ở thời điểm đó gồm 60 Nghị Sĩ và 159 Dân Biểu, muốn đạt được 2/3 số phiếu thì phải cần ít nhất 146 người đồng ý. Nhưng khi ấy chỉ có 136 người tham dự các buổi họp nên mọi quyết định sửa đổi Hiến Pháp là vi hiến.

Như vậy trên nguyên tắc ông Trần Văn Lắm hay Tổng thống Trần Văn Hương có thể vẫn là những người có thẩm quyền để ký kết bàn giao hay đầu hàng.
Ngay sau khi họp Quốc Hội ông Trần Văn Lắm rời Việt Nam, sau này chính ông Lắm phủ nhận tính hợp hiến của quyết định Tướng Minh làm tổng thống.

Vì ông Lắm không nhận quyền tổng thống nên ông Trần Văn Hương vẫn là Tổng thống, với ông Hương cho đến lúc lìa đời ông vẫn nhất quyết không công nhận nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội và không nhận quyền “công dân” do họ muốn trao cho ông.

Đại Tướng Dương Văn Minh ở thời điểm 30/4/1975 chỉ là một tướng về hưu, nên nhiều người miền Nam vẫn tin rằng Việt Nam Cộng Hòa không đầu hàng cộng sản và vẫn tiếp tục chiến đấu không chịu bỏ cuộc.

Trước ngày 30/4/1975 phía cộng sản tung tin chỉ nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa quyết định đưa ông Minh ra làm “bức bình phong” thương thuyết với phía cộng sản, ít ra nếu có bàn giao đàng hoàng thì biên bản bàn giao cũng có giá trị đối với quốc tế.

Thật mỉa mai các phe cánh trong đảng Cộng sản vì mải lo tranh giành chiến công, chạy đua chiếm Dinh Độc Lập, đến độ phải bắn nhau nên phía cộng sản không lo nhận bàn giao theo đúng thủ tục quốc tế.
Lịch sử là sự thật, bởi thế mới nói lịch sử không đứng về phía Tướng Võ Nguyên Giáp, Tướng Văn Tiến Dũng, Tướng Lê Đức Anh, ông Lê Đức Thọ hay không như “bên thắng cuộc” đã viết.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
30/4/2021

--------
30/04/1975: Giờ Sài Gòn khác giờ Hà Nội và cái nhìn lịch sử cũng khác


Viết từ Melbourne
29 tháng 4 2020


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/79D7/production/_112019113_duongvanminh2.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/79D7/production/_112019113_duongvanminh2.jpg)

Ông Dương Văn Minh bị quân đội Bắc Việt bắt giữ lúc Sài Gòn thất thủ


Ngày 30/4/1975, miền Bắc và miền Nam có 2 cách tính giờ khác nhau, giờ Sài Gòn đi trước giờ Hà Nội 1 tiếng đồng hồ.

Đọc các bài viết về ngày 30/4/1975 có người dùng giờ Sài Gòn có người dùng giờ Hà Nội, có bài viết chỗ dùng giờ Hà Nội chỗ dùng giờ Sài Gòn, bài này tôi cố gắng chuyển sang giờ Sài Gòn cho bạn đọc dễ theo dõi.

Hai chiếc xe tăng

9 giờ 30 sáng 30/4/1975, quân Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, binh sĩ miền Nam kháng cự dữ dội, có ít nhất 4 xe tăng và hằng trăm bộ đội chết trong trận này.

Khoảng 10 giờ 30 sáng, máy phát thanh liên tục phát lời Đại Tướng Dương Văn Minh kêu gọi binh sĩ ngừng bắn sửa soạn bàn giao cho phía bên kia.

Cầu Sài Gòn là mũi tiến chính của quân Bắc Việt, trước hỏa lực quá hùng hậu của đối phương, súng hết đạn binh sĩ miền Nam rút dần.

Ba xe tăng Bắc Việt vượt cầu Sài Gòn, tìm đường đến dinh Độc Lập, một chiếc bị bắn cháy ở cầu Thị Nghè, hai chiếc còn lại chạy lạc đường phải nhờ người hướng dẫn.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E184/production/_112023775_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/E184/production/_112023775_whatsubject.jpg)

Người dân tìm cách chạy khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975


Chừng 11 giờ 45 chiếc xe tăng mang số 843 chạy tới Dinh Độc Lập húc vào cổng phụ bị đứt bánh xích nên kẹt không vào được.

Chiếc tăng số 390 đến sau ít phút húc đổ cổng chính chạy vào trước tiên, nhưng vì là T59 sản xuất tại Trung Quốc, nên trong một thời gian dài phải nhường công chạy vào Dinh trước cho chiếc T54 mang số 843 sản xuất tại Liên Xô.

Chuyện hai lá cờ…

Lá cờ xanh đỏ sao vàng của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam đầu tiên được cắm trên nóc dinh Độc Lập là lá cờ treo trước mũi xe tăng mang số 843 do Trung Úy đại đội trưởng Bùi Quang Thận lấy xuống và mang lên nóc Dinh treo.
Số phận lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa một thời gian dài được Hà Nội đưa tin là từ nóc Dinh được ném xuống đất, sau này mới biết được Trung Úy Bùi Quang Thận cẩn thận giữ riêng làm kỷ niệm.
Trong bộ phim tài liệu về ngày 30/4/1975, đóng vào đầu tháng 5/1975, ông Bùi Quang Thận mang một lá cờ xanh đỏ sao vàng rất to, không phải là lá cờ cắm trên chiếc xe tăng mang số 843.

Số phận lá cờ xanh đỏ sao vàng được ông Thận đầu tiên cắm trên nóc Dinh Độc Lập không rõ ra sao, vì nó vừa cũ vừa nhỏ nên ngay trưa hôm đó được thay thế bằng một lá cờ mới và lớn hơn...


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10894/production/_112023776_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/10894/production/_112023776_whatsubject.jpg)

Giờ phút hỗn loạn ngày 29/4/1975


Xém đụng trận ngay trước Dinh

Phóng viên Boric Gallasch chứng kiến một số binh sĩ miền Nam rời khỏi Dinh Độc Lập, có thể ông không biết các binh sĩ này do 1 thiếu tá Tiểu Đoàn trưởng Lôi Hổ phụ trách phòng thủ sân bay Tân Sơn Nhứt đến Dinh để hỏi rõ về lời kêu gọi ngừng bắn và bàn giao của Đại Tướng Dương văn Minh.

Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh cho biết cánh quân này không chấp nhận đầu hàng, họ chỉ rời đi ít phút trước khi hai xe tăng 843 và 390 ủi sập cổng Dinh Độc Lập.

Tại Tân Sơn Nhất cánh quân này vừa bắn cháy 3 xe tăng Bắc Việt, nếu hai xe tăng 843 và 390 sớm biết đường chạy thẳng đến Dinh thì đã đụng độ với cánh quân nói trên và lịch sử có thể đã khác đi.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/BA74/production/_112023774_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/BA74/production/_112023774_whatsubject.jpg)

Người dân tìm cách chạy khỏi Sài Gòn ngày 29/4/1975


Ở một số địa điểm như Tân Sơn Nhất, trại Hoàng Hoa Thám, Bộ Tổng Tham Mưu,… một số binh sĩ miền Nam vẫn kháng cự cho đến khi Đại Tướng Dương văn Minh đọc Tuyên Bố Đầu Hàng.

Còn ở các nơi khác vì lực lượng cộng sản quá hùng hậu, binh lính miền Nam rút về phía trung tâm Sài Gòn, đến khi nghe tướng Minh kêu gọi ngừng bắn thì tự động buông súng tan hàng hay buông súng khi thấy sự xuất hiện của quân miền Bắc.

Không máy ghi âm…

Phóng viên cho tờ báo Đức, Der Spiegel kể lại Đại tướng Dương văn Minh định thu băng lời Tuyên Bố Đầu Hàng nhưng vì không tìm thấy chiếc máy ghi âm nên mới phải sang Đài Phát Thanh.

Ông TizianoTerzani viết: “nhân viên (Dinh Độc Lập) bỏ trốn mang đi tất cả những gì họ có thể cuỗm”.
Sang Đài Phát Thanh cũng không tìm thấy máy ghi âm nào, ông viết: “Toà nhà cũng vừa trải qua những trận hôi của.” nên cuối cùng phải dùng chiếc máy ghi âm nhỏ của ông để thu lời Tuyên Bố đầu hàng.

Nhận xét của ông Terzani thiếu công bình cho những người miền Nam, vì đa số các nhân viên Dinh Độc Lập hay Đài Phát Thành khi ấy đều muốn bỏ của cải họ gầy dựng bao năm để chạy thoát cộng sản.
Những chiếc máy ghi âm vừa gọn, vừa nhỏ, vừa lạ, vừa quý, là kỷ niệm tiếp thu Sài Gòn, người bộ đội có thể mang về miền Bắc khoe với gia đình.

Xin đừng nghĩ xấu cho họ, đó là việc làm bình thường của những người chiến thắng cần có chút gì làm kỷ niệm, nhờ thế Trung úy Bùi Quang Thận mới giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ trong suốt 20 năm.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17DC4/production/_112023779_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/17DC4/production/_112023779_whatsubject.jpg)

Sài Gòn ngày 1/5/1975
Đạn lạc…

Xe tăng, xe thiết giáp, quân xa chở lính miền Bắc đổ về dinh Độc Lập mỗi lúc một đông, những tràng súng chỉ thiên mừng chiến thắng nổ vang trời, khói súng mịt mù.

Người lính Bắc Việt thuộc tiểu đoàn 7 bộ binh tên Tô Văn Thành đang ngồi trên thành xe tăng bị trúng đạn rớt xuống đường, chết ngay trước dinh Độc Lập.

Báo chí đưa tin ông Thành bị Biệt kích dù 81 từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao bắn chết, nhưng đạn lạc thì đúng là nguyên nhân dẫn đến cái chết kết thúc trận chiến kéo dài trên 20 năm.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/221C/production/_112023780_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/221C/production/_112023780_whatsubject.jpg)

Sài Gòn ngày 15/5/1975
Vị quốc vong thân…

Nhắc đến 30/4/1975, không nhắc đến năm vị tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, và Lê Nguyên Vỹ và các binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà tuẫn tiết quả là điều thiếu sót.
Tại thành phố Melbourne, nơi gia đình tôi đang sống, những anh hùng vị quốc vong thân được thờ trong Đền Thờ Quốc Tổ và có Tượng Đài để ghi nhận ân đức những người đã chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do trong hơn 20 năm.

Đoàn quân cuối cùng…

Nhà tôi ở Bàn Cờ chỉ cách Dinh Độc lập chừng 4 cây số, khoảng 12 giờ trưa những tiếng súng mừng chiến thắng làm mọi người tưởng lầm là cộng sản đang đánh chiếm Dinh.

Đến 1 giờ trưa, Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng, bà con lối xóm đều vui vì chiến tranh chấm dứt, nhưng lại lo âu khi nghĩ đến tương lai.

Chừng 1 giờ 30, chính mắt tôi chứng kiến một đội lính Việt Nam Cộng Hòa chừng 20 người đủ mọi binh chủng đi đầu là một sĩ quan Dù rất trẻ mang súng lục, những người đi sau súng ống đầy đủ, hàng ngũ chỉnh tề, tiếp tục bảo vệ người dân khu phố.

Những người lính cộng hòa chỉ tan hàng khi thấy bóng dáng của bộ đội cộng sản, chính nhờ họ Sài Gòn mới được chuyển giao một cách bình yên cho Quân đội miền Bắc.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/492C/production/_112023781_whatsubject.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/492C/production/_112023781_whatsubject.jpg)

Sài Gòn ngày 27/5/1975


Những người cộng sản đầu tiên

Chừng 2 giờ trưa, tôi đi bộ ra đường Phan Đình Phùng, súng ống và quần áo quân nhân rải rác hai bên đường, dân chúng đã bắt đầu đổ ra đường, vẫn chưa thấy bóng dáng của những người cộng sản vào tiếp thu khu vực.

Tôi chuyển sang đường Hồng Thập Tự, hướng về Dinh Độc Lập, đã thấy một số bộ đội cộng sản trên những xe Jeep với lá cờ xanh đỏ sao vàng.

Một số biệt thự chủ nhân đã di tản bị hôi của, bộ đội bắn chỉ thiên giải tán, nhưng không dám đến gần đám đông để tịch thu đồ vật.
Tôi đến Dinh Độc Lập sau 3 giờ chiều, bộ đội miền Bắc đã đóng quân trong và ngoài Dinh, dân Sài Gòn đến xem bộ đội miền Bắc khá đông.

Những bộ đội với nón cối và dép râu những thứ mà tôi chưa hề gặp, họ đều rất trẻ, vui vẻ trả lời những câu hỏi với cùng một giọng điệu, cùng một bài bản được học tập trước ngày tiếp thu Sài Gòn.

Tôi đi thẳng ra Chợ Sài Gòn chứng kiến cảnh sinh hoạt bắt đầu trở lại, quanh Dinh Độc Lập và Chợ Sài Gòn đã bắt đầu có những trao đổi bằng tiền Hồ Chí Minh, Sài Gòn là vậy, vừa thoát chết là có người nghĩ ngay đến bán buôn.

Tôi nghe những tiếng nổ lớn, như đạn súng cối, từ phía Dinh Độc Lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại. Sau này nghe kể thì có người nói là hai cánh quân cộng sản bắn vào nhau mà không rõ lý do gì (?).
Tôi vội quay về nhà, trên đường về tôi chứng kiến những xe tăng và quân xa bộ đội, có thể, đang trên đường chuyển quân về miền Tây.

Ngay cuối đường Hồng Thập Tự gần ngã sáu Cộng Hòa, một chiếc xe tăng bị bắn cháy, tôi không nhớ xe tăng phía bên nào.

Tối xem truyền hình, người xướng ngôn viên nói tiếng Nam khuôn mặt đằng đằng sát khí, hùng hổ đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.

Ngày hôm sau, xướng ngôn viên khác xuất hiện trên truyền hình với khuôn mặt và giọng nói ít cộng sản hơn, nhưng tin tức thì cũng vẫn một giọng tuyên truyền, khác hẳn với tin tức thời Việt Nam Cộng Hòa.


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3DD8/production/_112023851_34d70533-0e9b-4efa-a09b-23aab94277df.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3DD8/production/_112023851_34d70533-0e9b-4efa-a09b-23aab94277df.jpg)

Người đi Mỹ theo chương trình định cư năm 1983


45 năm nhìn lại…

Chỉ sau hai ngày Sài Gòn thất thủ, chỉ sau hai tháng miền Bắc tiếp thu miền Nam, Việt Nam bước sang một trang sử mới.
Cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Xã Hội Chủ Nghĩa, một xã hội chưa ai hình dung được hình dáng của nó, không tiến được thì lùi, cộng sản đã lùi về cách quản lý kinh tế thời Việt Nam Cộng Hòa.
Giá trị vật chất có thể phục hồi, nhưng giá trị tinh thần như niềm tin, giáo dục, văn hóa, thể chế, tự do, dân chủ và nhân quyền của người miền Nam đã mất khó có thể phục hồi.

Ngày 30/4/1975, các cán bộ của Quân đội Nhân dân VN không muốn nói chuyện bàn giao với 'ngụy quyền' mà bắt Đại tướng Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện.

Người cộng sản ngày nay phải công nhận phần nào thế chính danh của Việt Nam Cộng Hòa, nhưng vì từ chối không để VNCH bàn giao nên mất đi sự nối tiếp, sự thừa kế Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông theo công pháp quốc tế.

Từ góc nhìn đó, ngày 30/4/1975 cũng đã không để lại dư âm tốt về thống nhất quốc gia và lòng người trên cả nước Việt Nam.

Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Australia.