duyanh
04-30-2021, 12:30 PM
Rợn người: Phu đào huyệt Ấn Độ kể chuyện tay không chôn xác nạn nhân Covid-19 – Virus như có chân!
Phu đào huyệt ở Ấn Độ có người còn không đeo găng tay hay mặc đồ bảo hộ cá nhân khi chôn cất nạn nhân Covid-19.
Tôi làm việc nhờ niềm tin
Hai hoặc ba tháng sau đại dịch Covid-19, ông Sayyed Munir Kamruddin, phu đào huyệt ở Mumbai, đã không còn đeo găng tay hay mặc đồ bảo hộ cá nhân để làm việc.
Phu đào huyệt Ấn Độ kể chuyện tay không chôn xác nạn nhân Covid-19 - Virus như có chân!
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo1619686670533-16196866706632080293824.jpg
“Tôi không sợ Covid-19, tôi làm việc với lòng can đảm. Tất cả là vì can đảm, không phải vì sợ hãi”, người đàn ông 52 tuổi, đã hành nghề đào huyệt ở thành phố trong 25 năm, nói với Reuters.
Kamruddin cho biết anh và các đồng nghiệp đang làm việc suốt ngày đêm để chôn cất các nạn nhân.
“Đây là công việc duy nhất của chúng tôi. Lấy thi thể, đưa ra khỏi xe cấp cứu và sau đó chôn cất họ”, ông nói ông đã không có kỳ nghỉ trong một năm qua.
Mặc dù đang là giữa tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo nhưng Kamruddin không thể nhịn ăn do áp lực công việc cùng thời tiết nóng bức của Mumbai.
“Công việc của tôi thực sự rất vất vả”, ông nói. “Tôi thường thấy khát nước. Tôi phải đào huyệt, đắp bùn, phải vận chuyển thi thể. Với lượng công việc như thế, làm sao tôi có thể nhịn ăn được?”.
Kamruddin cho biết, niềm tin chính là thứ tiếp thêm động lực để ông thực hiện công việc này chứ không phải sự hỗ trợ từ chính phủ.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo-1-1619686439134188891179.jpg
Một nạn nhân được chôn cất hôm 28/4. Ảnh: Reuters
Virus như có chân
Hãng thông tấn AFP cho biết, trong vòng 3 giờ đồng hồ, nghĩa trang Jadid Qabristan Ahle ở thủ đô Ấn Độ đã tiếp nhận 11 thi thể vào hôm 16/4. Đến hoàng hôn, 20 thi thể nằm trong lòng đất. Trái ngược hoàn toàn với hồi tháng 12, tháng 1 vừa qua, khi các máy xúc đất được “nghỉ ngơi” và nhiều người nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo-1-16196869287911107092430.jpg
“Giờ đây, virus cứ như có chân vậy”, Mohammed Shamim nói với AFP. “Cứ với đà này, ba bốn ngày nữa tôi sẽ hết chỗ”.
Xung quanh nghĩa trang, những chiếc túi đựng thi thể màu trắng hoặc những chiếc quan tài làm từ gỗ rẻ tiền được những phu đào huyệt mặc đồ bảo hộ màu xanh hoặc vàng mang đi và hạ xuống các ngôi mộ.
“Hai ngày trước, có người đến gặp tôi và nói rằng anh ấy cần chuẩn bị hậu sự cho mẹ mình vì các bác sĩ đã bó tay”, Shamim nói. “Đó là điều không tưởng. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thấy ngày này, tôi nhận được yêu cầu chuẩn bị thủ tục tang lễ cho một người đang còn sống”.
Phu đào huyệt này chia sẻ, công việc vất vả và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm là thế nhưng anh còn phải đối mặt với sự khó chịu của người nhà bệnh nhân Covid-19 bởi, các nạn nhân được quấn chặt trong tấm vải màu trắng để ngăn chặn sự lây nhiễm, khiến gia đình không được nhìn lần cuối.
“Mọi người đều muốn nhìn mặt người thân yêu lần cuối,” Shamim nói. “Tôi phải nhẫn tâm và không cho phép, khiến họ khó chịu và nói những điều tổn thương. Tôi cũng không thể nói gì với họ vì họ đang quẫn trí”.
Tổng Hợp
Phu đào huyệt ở Ấn Độ có người còn không đeo găng tay hay mặc đồ bảo hộ cá nhân khi chôn cất nạn nhân Covid-19.
Tôi làm việc nhờ niềm tin
Hai hoặc ba tháng sau đại dịch Covid-19, ông Sayyed Munir Kamruddin, phu đào huyệt ở Mumbai, đã không còn đeo găng tay hay mặc đồ bảo hộ cá nhân để làm việc.
Phu đào huyệt Ấn Độ kể chuyện tay không chôn xác nạn nhân Covid-19 - Virus như có chân!
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo1619686670533-16196866706632080293824.jpg
“Tôi không sợ Covid-19, tôi làm việc với lòng can đảm. Tất cả là vì can đảm, không phải vì sợ hãi”, người đàn ông 52 tuổi, đã hành nghề đào huyệt ở thành phố trong 25 năm, nói với Reuters.
Kamruddin cho biết anh và các đồng nghiệp đang làm việc suốt ngày đêm để chôn cất các nạn nhân.
“Đây là công việc duy nhất của chúng tôi. Lấy thi thể, đưa ra khỏi xe cấp cứu và sau đó chôn cất họ”, ông nói ông đã không có kỳ nghỉ trong một năm qua.
Mặc dù đang là giữa tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo nhưng Kamruddin không thể nhịn ăn do áp lực công việc cùng thời tiết nóng bức của Mumbai.
“Công việc của tôi thực sự rất vất vả”, ông nói. “Tôi thường thấy khát nước. Tôi phải đào huyệt, đắp bùn, phải vận chuyển thi thể. Với lượng công việc như thế, làm sao tôi có thể nhịn ăn được?”.
Kamruddin cho biết, niềm tin chính là thứ tiếp thêm động lực để ông thực hiện công việc này chứ không phải sự hỗ trợ từ chính phủ.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo-1-1619686439134188891179.jpg
Một nạn nhân được chôn cất hôm 28/4. Ảnh: Reuters
Virus như có chân
Hãng thông tấn AFP cho biết, trong vòng 3 giờ đồng hồ, nghĩa trang Jadid Qabristan Ahle ở thủ đô Ấn Độ đã tiếp nhận 11 thi thể vào hôm 16/4. Đến hoàng hôn, 20 thi thể nằm trong lòng đất. Trái ngược hoàn toàn với hồi tháng 12, tháng 1 vừa qua, khi các máy xúc đất được “nghỉ ngơi” và nhiều người nghĩ rằng đại dịch đã kết thúc.
https://thuongtruong.org/wp-content/uploads/2021/04/photo-1-16196869287911107092430.jpg
“Giờ đây, virus cứ như có chân vậy”, Mohammed Shamim nói với AFP. “Cứ với đà này, ba bốn ngày nữa tôi sẽ hết chỗ”.
Xung quanh nghĩa trang, những chiếc túi đựng thi thể màu trắng hoặc những chiếc quan tài làm từ gỗ rẻ tiền được những phu đào huyệt mặc đồ bảo hộ màu xanh hoặc vàng mang đi và hạ xuống các ngôi mộ.
“Hai ngày trước, có người đến gặp tôi và nói rằng anh ấy cần chuẩn bị hậu sự cho mẹ mình vì các bác sĩ đã bó tay”, Shamim nói. “Đó là điều không tưởng. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thấy ngày này, tôi nhận được yêu cầu chuẩn bị thủ tục tang lễ cho một người đang còn sống”.
Phu đào huyệt này chia sẻ, công việc vất vả và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm là thế nhưng anh còn phải đối mặt với sự khó chịu của người nhà bệnh nhân Covid-19 bởi, các nạn nhân được quấn chặt trong tấm vải màu trắng để ngăn chặn sự lây nhiễm, khiến gia đình không được nhìn lần cuối.
“Mọi người đều muốn nhìn mặt người thân yêu lần cuối,” Shamim nói. “Tôi phải nhẫn tâm và không cho phép, khiến họ khó chịu và nói những điều tổn thương. Tôi cũng không thể nói gì với họ vì họ đang quẫn trí”.
Tổng Hợp