duyanh
04-16-2021, 10:55 AM
Duterte quay sang lấy lòng Putin để có vắc-xin khi căng thẳng với TQ tiếp diễn
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã kết nối lại với “người hùng yêu thích” của mình – Tổng thống Nga Vladimir Putin – để có thể nhận được vắc-xin ngừa COVID-19 trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông đang làm rạn nứt mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh.
https://media.gettyimages.com/photos/president-of-philippines-rodrigo-duterte-shakes-hands-with-russian-picture-id872384560?s=2048x2048
Hai nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến vào thứ Ba (13/4), trong đó ông Duterte đã đặt hàng 20 triệu liều vắc-xin COVID-19 Sputnik V của Nga. Đơn đặt hàng mới này đã giúp đa dạng hóa các nguồn cung vắc-xin của Philippines ngoài Mỹ và Trung Quốc.
“Tổng thống Duterte và Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục và tăng cường hợp tác để đánh bại đại dịch COVID-19”, thông báo từ văn phòng của ông Duterte cho biết sau cuộc gặp “cởi mở và hiệu quả” giữa hai nhà lãnh đạo.
Cuộc gặp là lần tương tác đầu tiên được biết đến giữa hai người kể từ chuyến thăm Nga của ông Duterte vào tháng 10 năm 2019.
Chester Cabalza, người sáng lập Tổ chức Hợp tác An ninh và Phát triển Quốc tế ở Manila, cho biết: “Tất cả chỉ tập trung vào ngoại giao vắc-xin, bởi vì Philippines muốn có thêm nguồn cung cấp. “Có thể đây cũng là một phần trong chiến thuật đa dạng hóa của Duterte [trong bối cảnh hiện tại] về quan điểm chính trị mà ông ấy có với Trung Quốc.”
Philippines đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất ở châu Á. Đến nay, ông Duterte đã mua 25 triệu liều vắc-xin Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cung cấp 2,5 triệu trong số 3 triệu liều mà Philippines hiện đang có trong nước, gồm 1 triệu mũi tiêm Sinovac mà Bắc Kinh đã viện trợ. Nhưng khi viện trợ đến vào tháng trước, quân đội Philippines cho biết đã phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu trên biển Đông.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp với gần như toàn bộ tuyến đường thủy trên biển Đông, đã từ chối yêu cầu của Manila về việc rút các tàu này, gây ra cuộc đối đầu công khai giữa các quan chức Philippines và Trung Quốc. Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila, trong khi quân đội nước này đã triển khai thêm tàu Hải quân để tuần tra các vùng biển tranh chấp.
Ông Cabalza nhận xét: “Lý do tại sao Nga can dự với [Philippines] là vì dầu mỏ và các cơ hội kinh doanh, không liên quan gì đến Biển Đông hay vi phạm nhân quyền của chính phủ”.
Manila cũng đang tìm cách đặt hàng 40 triệu liều vắc-xin từ công ty Pfizer của Mỹ, sau khi đã đặt hàng 20 triệu từ Moderna.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã tỏ ra thân thiện với Trung Quốc và Nga theo chính sách đối ngoại “độc lập” của mình.
Chính sách này được nhiều người coi là một động thái rời bỏ Hoa Kỳ, đồng minh hiệp ước của Manila.
Khi được một phóng viên hỏi vào năm 2016 về ứng cử viên tổng thống Mỹ mà ông ủng hộ trong cuộc bầu cử năm đó, Duterte nói rằng ông không thể nói ra câu trả lời, nhưng lại nói thêm rằng “người hùng yêu thích của tôi là Putin.”
Moscow đã tài trợ súng trường và xe tải cho lực lượng an ninh Philippines và đang thăm dò các dự án năng lượng, bao gồm việc hồi sinh nhà máy điện hạt nhân không hoạt động của Manila, vốn đã tiêu tốn 2,3 tỷ USD để xây dựng nhưng chưa bao giờ được sử dụng.
Vào cuối năm 2019, cựu Đại sứ Nga tại Manila Igor Khovaev cho biết ông Putin đã đồng ý thăm Philippines theo lời mời từ ông Duterte. Tuần này, ông Duterte đã nhắc lại lời mời ông Putin đến thăm “ngay khi hoàn cảnh cho phép và “được ông Putin hoan nghênh”, theo một thông báo từ văn phòng tổng thống Philippines.
Năm ngoái, giữa những nghi ngờ từ các nước phương Tây về hiệu quả của vắc-xin Sputnik V, ông Duterte đã trở thành một trong những người ủng hộ sớm nhất. Ông tự nói rằng mình sẵn sàng trở thành “chuột lang” để thử nghiệm lâm sàng. Trong cuộc họp tuần này, ông Duterte đã “cảm ơn Tổng thống Putin về cam kết của Nga trong việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc chống lại đại dịch COVID-19.”
Trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, cả hai nhà lãnh đạo cũng lưu ý rằng quan hệ quốc phòng và kinh tế đã được cải thiện giữa Philippines và Nga. Hai nước cũng sẽ kỷ niệm 45 năm quan hệ song phương trong năm nay. Tổng thương mại giữa hai nước đã tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 2019, gần gấp ba lần so với mức 421,6 triệu USD vào năm 2015 trước khi ông Duterte lên nắm quyền, theo Cơ quan Thống kê Philippines.
Ông Cabalza cho biết hội nghị thượng đỉnh mới nhất của ông Duterte với Putin cũng có thể báo hiệu sự thay đổi trong chính sách đối ngoại “độc lập” của tổng thống Philippines, vốn “thân Bắc Kinh và chống Washington.”
“Khi thấy rằng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi, chính quyền [Manila] hiện đã suy nghĩ kỹ, rằng có lẽ họ không thể dựa vào Bắc Kinh và đó là lý do tại sao họ đi tìm kiếm liên minh khác,” ông Cabalza nói.
Xuân Lan (theo Nikkei Asia)
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã kết nối lại với “người hùng yêu thích” của mình – Tổng thống Nga Vladimir Putin – để có thể nhận được vắc-xin ngừa COVID-19 trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông đang làm rạn nứt mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh.
https://media.gettyimages.com/photos/president-of-philippines-rodrigo-duterte-shakes-hands-with-russian-picture-id872384560?s=2048x2048
Hai nhà lãnh đạo đã tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến vào thứ Ba (13/4), trong đó ông Duterte đã đặt hàng 20 triệu liều vắc-xin COVID-19 Sputnik V của Nga. Đơn đặt hàng mới này đã giúp đa dạng hóa các nguồn cung vắc-xin của Philippines ngoài Mỹ và Trung Quốc.
“Tổng thống Duterte và Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục và tăng cường hợp tác để đánh bại đại dịch COVID-19”, thông báo từ văn phòng của ông Duterte cho biết sau cuộc gặp “cởi mở và hiệu quả” giữa hai nhà lãnh đạo.
Cuộc gặp là lần tương tác đầu tiên được biết đến giữa hai người kể từ chuyến thăm Nga của ông Duterte vào tháng 10 năm 2019.
Chester Cabalza, người sáng lập Tổ chức Hợp tác An ninh và Phát triển Quốc tế ở Manila, cho biết: “Tất cả chỉ tập trung vào ngoại giao vắc-xin, bởi vì Philippines muốn có thêm nguồn cung cấp. “Có thể đây cũng là một phần trong chiến thuật đa dạng hóa của Duterte [trong bối cảnh hiện tại] về quan điểm chính trị mà ông ấy có với Trung Quốc.”
Philippines đang phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất ở châu Á. Đến nay, ông Duterte đã mua 25 triệu liều vắc-xin Sinovac Biotech của Trung Quốc.
Trung Quốc đã cung cấp 2,5 triệu trong số 3 triệu liều mà Philippines hiện đang có trong nước, gồm 1 triệu mũi tiêm Sinovac mà Bắc Kinh đã viện trợ. Nhưng khi viện trợ đến vào tháng trước, quân đội Philippines cho biết đã phát hiện hàng trăm tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu trên biển Đông.
Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền một cách phi pháp với gần như toàn bộ tuyến đường thủy trên biển Đông, đã từ chối yêu cầu của Manila về việc rút các tàu này, gây ra cuộc đối đầu công khai giữa các quan chức Philippines và Trung Quốc. Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila, trong khi quân đội nước này đã triển khai thêm tàu Hải quân để tuần tra các vùng biển tranh chấp.
Ông Cabalza nhận xét: “Lý do tại sao Nga can dự với [Philippines] là vì dầu mỏ và các cơ hội kinh doanh, không liên quan gì đến Biển Đông hay vi phạm nhân quyền của chính phủ”.
Manila cũng đang tìm cách đặt hàng 40 triệu liều vắc-xin từ công ty Pfizer của Mỹ, sau khi đã đặt hàng 20 triệu từ Moderna.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016, ông Duterte đã tỏ ra thân thiện với Trung Quốc và Nga theo chính sách đối ngoại “độc lập” của mình.
Chính sách này được nhiều người coi là một động thái rời bỏ Hoa Kỳ, đồng minh hiệp ước của Manila.
Khi được một phóng viên hỏi vào năm 2016 về ứng cử viên tổng thống Mỹ mà ông ủng hộ trong cuộc bầu cử năm đó, Duterte nói rằng ông không thể nói ra câu trả lời, nhưng lại nói thêm rằng “người hùng yêu thích của tôi là Putin.”
Moscow đã tài trợ súng trường và xe tải cho lực lượng an ninh Philippines và đang thăm dò các dự án năng lượng, bao gồm việc hồi sinh nhà máy điện hạt nhân không hoạt động của Manila, vốn đã tiêu tốn 2,3 tỷ USD để xây dựng nhưng chưa bao giờ được sử dụng.
Vào cuối năm 2019, cựu Đại sứ Nga tại Manila Igor Khovaev cho biết ông Putin đã đồng ý thăm Philippines theo lời mời từ ông Duterte. Tuần này, ông Duterte đã nhắc lại lời mời ông Putin đến thăm “ngay khi hoàn cảnh cho phép và “được ông Putin hoan nghênh”, theo một thông báo từ văn phòng tổng thống Philippines.
Năm ngoái, giữa những nghi ngờ từ các nước phương Tây về hiệu quả của vắc-xin Sputnik V, ông Duterte đã trở thành một trong những người ủng hộ sớm nhất. Ông tự nói rằng mình sẵn sàng trở thành “chuột lang” để thử nghiệm lâm sàng. Trong cuộc họp tuần này, ông Duterte đã “cảm ơn Tổng thống Putin về cam kết của Nga trong việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc chống lại đại dịch COVID-19.”
Trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, cả hai nhà lãnh đạo cũng lưu ý rằng quan hệ quốc phòng và kinh tế đã được cải thiện giữa Philippines và Nga. Hai nước cũng sẽ kỷ niệm 45 năm quan hệ song phương trong năm nay. Tổng thương mại giữa hai nước đã tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 2019, gần gấp ba lần so với mức 421,6 triệu USD vào năm 2015 trước khi ông Duterte lên nắm quyền, theo Cơ quan Thống kê Philippines.
Ông Cabalza cho biết hội nghị thượng đỉnh mới nhất của ông Duterte với Putin cũng có thể báo hiệu sự thay đổi trong chính sách đối ngoại “độc lập” của tổng thống Philippines, vốn “thân Bắc Kinh và chống Washington.”
“Khi thấy rằng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi, chính quyền [Manila] hiện đã suy nghĩ kỹ, rằng có lẽ họ không thể dựa vào Bắc Kinh và đó là lý do tại sao họ đi tìm kiếm liên minh khác,” ông Cabalza nói.
Xuân Lan (theo Nikkei Asia)