PDA

View Full Version : Trung Quốc khoe khoang thành tựu khoa học công nghệ trong khi thiết kế máy bay bằng phần mềm ăn cắp



giahamdzui
04-15-2021, 09:23 PM
Trung Quốc khoe khoang thành tựu khoa học công nghệ trong khi thiết kế máy bay bằng phần mềm ăn cắp bản quyền




https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2021/04/pjimage-24-700x366.jpg

Ảnh chụp màn hình Youtube kênh DKN.TV

Thủ đoạn khác người và không màng danh dự không phải là điều gì quá mới mẻ của Trung Quốc trên trường quốc tế. Ngay cả trong lĩnh vực khoa học quân sự, Trung Quốc cũng thể hiện việc không giống ai của mình.

Vào ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cùng đưa ra thông báo cho biết chủ đề của một sự kiện sẽ ra mắt vào tháng Năm là “Trăm năm nhìn lại: Bắc Kinh lãnh đạo phát triển khoa học và công nghệ“. Nội dung chính của nó là tuyên truyền về “Sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về khoa học và công nghệ“.

Tuy nhiên theo chuyên gia bình luận các vấn đề thời sự Trần Tư Mẫn, thì cho đến nay, thực tế cho thấy công nghệ của Trung Quốc luôn bế tắc và không có phần mềm thiết kế máy bay tự phát triển nào được lưu hành trên thị trường.

Sau đây là nguyên văn bài bình luận của ông Trần:

Hiện tại, các công ty sản xuất máy bay trên toàn thế giới, bao gồm cả sản xuất máy bay của Trung Quốc, về cơ bản đều dựa vào phần mềm thiết kế ba chiều CATIA (Computer Aided Three Dimensional Interactive Application, nghĩa là Xử lý tương tác trong không gian ba chiều có sự hỗ trợ của máy tính) được phát triển bởi công ty Dassault Systems của Pháp.

Theo thông tin công khai, không chỉ 90% máy bay trên thế giới được thiết kế bằng phần mềm của Dassault mà 90% ô tô trên thế giới cũng được thiết kế bằng phần mềm này. Ở Trung Quốc, vì hiệu quả cao và sức mạnh siêu việt của phần mềm CATIA, nên việc vi phạm bản quyền đã xảy ra nhiều lần.

Ví dụ, hai trường hợp xảy ra trong năm 2018 đã lập kỷ lục mới về số tiền bồi thường kể từ khi Tòa án Sở hữu trí tuệ Thượng Hải được thành lập, nguyên nhân là do công ty Dassault của Pháp đã kiện công ty Trung Quốc ăn cắp bản quyền. Bị đơn đầu tiên là công ty sản xuất ô tô điện Zhidou (Zhidou Electric Vehicle) với sự tham gia của tập đoàn ô tô Geely, từng là một đại gia sản xuất ô tô điện trong nước, nhưng bị tố rằng công ty này tồn tại được chính là nhờ vào sự lừa dối và trợ cấp chính phủ. Sau khi trợ cấp không còn, công ty Zhidou cũng sụp đổ.

Bị đơn thứ hai là Công ty TJ Innova Engineering & Technology, viết tắt là TJI, được xem là công ty thiết kế và kỹ thuật ô tô sớm nhất, lớn nhất và mạnh nhất ở Trung Quốc. Công ty này được thành lập vào năm 1999, bao gồm một doanh nhân đến từ Viện Nghiên cứu Ô tô thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, hợp tác với tập đoàn ô tô Đệ Nhất FAW.

Do hai hãng xe có nền tảng vững chắc này đều đã cài đặt và sử dụng trái phép phần mềm CATIA nên từng gây xôn xao dư luận khi các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ vi phạm bản quyền phần mềm này.

Cũng vì những báo cáo này vào thời điểm đó, thế giới bên ngoài biết thêm rằng, ngoài các máy bay chở khách cỡ lớn dân sự, nhiều máy bay chiến đấu quân sự của Trung Quốc cũng được thiết kế bằng CATIA. Ví dụ, “Flying Leopard-A” được thiết kế vào năm 2000 là máy bay được thiết kế kỹ thuật số đầu tiên, tức là máy bay chiến đấu đầu tiên dựa trên CATIA version 5.

Ngoài ra, CATIA Version 5 R20 mà công ty Zhidou ăn cắp bản quyền sử dụng là một phần mềm thiết kế sản xuất hàng không vũ trụ. Từ máy bay chiến đấu F-10, F-11B, F-15, F-16 đến máy bay chiến đấu F-20, và cả máy bay tiếp dầu trên không Yun-20, tất cả đều được thiết kế bằng phần mềm CATIA. Ngoài ra, loạt tên lửa Trường Chinh (Long March), chẳng hạn như Trường Chinh 5, cũng được thiết kế bởi phần mềm của Dassault.

Ngành Công nghiệp Hàng không và Vũ trụ của Trung Quốc sẽ không có sản phẩm tự chế tạo nào thành công nếu không có phần mềm này.

Theo các báo cáo công khai, ông Diêu Vệ Tinh, giáo sư tại Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh, đồng thời là nhà thiết kế chính của máy bay NH40 tuyên bố rằng Trung Quốc không thiếu nhân tài và nền tảng lý thuyết tương ứng về thiết kế và phân tích phần mềm của máy bay. Ví dụ, nguyên tắc cơ bản của phần mềm phần tử hữu hạn được sử dụng để thiết kế độ bền kết cấu, xuất phát từ lý thuyết “phần tử hữu hạn” do nhà toán học Trung Quốc Phùng Khang đề xuất.

Một tác phẩm được xuất bản trên trang “Science Press” năm 2011 có tên “Tổng quan về thành tích học tập của các nhà khoa học nổi tiếng Trung Quốc trong thế kỷ 20: Toán học (Tập 2)”, đã viết rằng: Thật không may, sự hỗn loạn của “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 đã làm gián đoạn công việc nghiên cứu của Phùng Khang. Ông ấy đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị đối xử bất công, ông ấy đã bị giam trong một “chuồng bò” và không thể tham gia nghiên cứu khoa học, tinh thần của ông ấy gần như suy sụp hoàn toàn. Tất nhiên nội dung này sau đó đã bị lược bỏ.

Sau Cách mạng Văn hóa, lứa nghiên cứu sinh đầu tiên như Phùng Khang, Dư Đức Hạo, đã xuất bản một bài báo có chữ ký trong “Bản tin Toán học” Tập 44, Số 9, 2005. Trong đó có một đoạn nội dung được viết như sau: “Thật không may, sự hỗn loạn của “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 đã làm gián đoạn công việc nghiên cứu của Phùng Khang tiên sinh. Ông Phùng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị đối xử bất công. Ông đã phải chịu đựng bao nỗi oan ức và bị đấu tố, nhà cửa bị chiếm mất, thân bị giam trong “chuồng bò”, không thể tham gia nghiên cứu khoa học, tinh thần ông gần như suy sụp hoàn toàn.

Bấy giờ đã có nhân viên nghiên cứu cao cấp đã phải tự tử vì bị hàm oan, ông Phùng cũng đã nghĩ đến việc tự tử, nhưng vì tình cảm sâu nặng với Tô Châu, ông cảm thấy dẫu có chết cũng phải chết ở quê nhà. Ông trốn khỏi “chuồng bò”, đến Tô Châu, ông muốn tạm biệt núi sông đẹp đẽ của tổ quốc, nhưng lại không nỡ rời xa phong cảnh hữu tình của quê nhà. Ông đi lang thang ở Tô Châu suốt mấy ngày, rồi chẳng may ông bị một thanh niên được đơn vị cử đến Tô Châu làm “công tác điều tra” phát hiện, sau đó ông bị “áp giải về Bắc Kinh” và tiếp tục bị tra khảo”.

Sự tàn phá của Cách mạng Văn hóa đã khiến ông Phùng Khang bỏ lỡ “Thập kỷ vàng” của nghiên cứu khoa học. Sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa đã buộc Phùng Khang phải tạm dừng nghiên cứu của mình về phương pháp “phần tử hữu hạn”, và tạp chí “Toán ứng dụng và Toán học tính toán”, tạp chí hàn lâm sớm nhất trong lịch sử toán học tính toán ở Trung Quốc đã bị buộc phải đình chỉ xuất bản do Cách mạng Văn hóa.

Như chúng ta đã biết, tất cả phần cứng đều dành cho các dịch vụ phần mềm, để làm chủ công nghệ cốt lõi, trước tiên phải bắt đầu với thiết kế phần mềm. Có một bài báo công khai của giới quân sự trong nước Trung Quốc đã thẳng thừng tuyên bố rằng mẫu hàng không vũ trụ mới của Trung Quốc cũng sử dụng phần mềm CATIA của Dassault. Nói cách khác, ngay cả khi nghiên cứu và phát triển độc lập, nếu bạn sử dụng phần mềm thiết kế của nước ngoài, bạn vẫn phải bị ràng buộc về mặt kỹ thuật.

Về mức độ lạc hậu của phần mềm hàng không Trung Quốc, theo bài báo “Phần mềm hàng không đang lúng túng và thiết kế máy bay sản xuất trong nước bị dính ‘lời nguyền thắt chặt”‘ trên Nhật báo Khoa học và Công nghệ cho hay, trong những năm 1980, phần mềm thiết kế hàng không của Trung Quốc bắt đầu cùng lúc với dự án của nước ngoài, nhưng bây giờ thị trường Trung Quốc tràn ngập các sản phẩm Âu Mỹ, và nó đã đạt đến mức độ phụ thuộc cao đến mức không thể thiết kế được nếu không có những phần mềm này. Về vấn đề này, Tân Hoa Xã xuất bản bài báo vào ngày 30/5/2018 với tiêu đề “Phần mềm thiết kế máy bay nội địa đang bế tắc: Sau 30 năm ra mắt, nó vẫn dậm chân tại chỗ”.

Thật vậy, “dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ”, sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc đã bị trì hoãn trong 30 năm. Trong đó có 10 năm kể từ khi ĐCSTQ phát động Phong trào Đại Cách mạng Văn hóa, các nhà nghiên cứu khoa học đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra tổn thất nặng nề cho lĩnh vực khoa học và giáo dục.




https://www.youtube.com/watch?v=qDW7zPkly-8

Lòng Tham của Mỹ Trợ Giúp Quân Đội Trung Quốc! | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt - Chris Chappell


----------